Nhà tù giam giữ tội phạm khét tiếng chuyển đổi thành nhà trọ

Trước khi được chuyển đổi thành nhà trọ giá rẻ, khu nhà tù cũ này từng chứng kiến một cựu tù nhân ám sát chính trị gia nổi tiếng bị hành quyết ngay bên ngoài trại giam trước sự chứng kiến của 5.000 người.

Ottawa Jail Hostel, ở Canada, là một trong những nhà tù cũ được chuyển đổi thành nhà trọ giá trẻ, nơi bạn có thể ở trong những căn phòng mang tên của nhiều cựu tù nhân khét tiếng từng lang thang trong các hành lang trại giam.
Sân trong của nhà trọ, nơi các tù nhân được thả ra khi tập thể dục đã được chuyển đổi thành khu vực tiếp khách ngoài trời cho khách hàng thưởng thức đồ uống vào mùa hè, trong khi các phòng đã được tu sửa để tạo cảm giác ít giống phòng giam hơn.
Nha tu giam giu toi pham khet tieng chuyen doi thanh nha tro
Nhà tù Ottawa được xây dựng vào năm 1862 và là nơi giam giữ nhiều tội phạm khét tiếng. Ảnh: Getty Images. 
Mặc dù không gian nhà trọ được cải tạo rất nhiều nhưng mỗi căn phòng đều có các đoạn mô tả thông tin rùng rợn về những tên tội phạm khét tiếng từng bị giam ở đây.
Nhà tù được xây dựng vào năm 1862 để cung cấp chỗ ở cho các tù nhân ở gần tòa án Ottawa hơn.
Một trong số các cựu tù nhân khét tiếng của nhà tù này là Patrick J. Whelan, người đã ám sát chính trị gia người Canada gốc Ireland Thomas D'Arcy McGee vào năm 1868.
Whelan đã bị hành quyết trước sự chứng kiến của 5.000 người ngay bên ngoài nhà tù. Truyền thuyết kể rằng hồn ma của Whelan vẫn đi lang thang khắp các sảnh của tòa nhà, với những vị khách kể lại rằng họ đã nhìn thấy ông đứng ở cuối giường của họ.
Nha tu giam giu toi pham khet tieng chuyen doi thanh nha tro-Hinh-2
Nhà tù nổi tiếng với những điều kiện giam giữ khủng khiếp. Ảnh: Wikimedia Commons. 
Các tù nhân khác bao gồm Eugene Larment, người đã sát hại một thám tử cảnh sát Ottawa.
Tòa nhà được sử dụng như một nhà tù cho đến năm 1972 thì nó bị đóng cửa. Trong quá trình sử dụng, hàng trăm tù nhân - đàn ông, phụ nữ và trẻ em - đã bị giam ở đó, thường xuyên trong điều kiện bẩn thỉu.
Nha tu giam giu toi pham khet tieng chuyen doi thanh nha tro-Hinh-3
Mỗi phòng đều chứa thông tin về các tù nhân cũ. Ảnh: Internet Unknown. 
Các cuộc khai quật ở địa điểm này đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ không được đánh dấu được cho là nơi an nghỉ của những tù nhân đã chết trong khi bị giam giữ.
Một số thợ săn ma cà rồng và đội truyền hình đã đến thăm nhà trọ được chuyển đổi từ nhà tù này trong nhiều năm với hy vọng phát hiện hoạt động siêu nhiên.

Bé gái Nhật Bản bị bố đẻ bạo hành đến chết và bức thư bí ẩn

Mia Kurihara, 10 tuổi, được phát hiện đã chết vào tối thứ Năm vừa qua, ngay trong nhà vệ sinh của gia đình cô bé tại Noda, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Người gọi điện thông báo cho cảnh sát về cái chết của Mia, Yuichiro Kurihara, cha đẻ cô bé, cũng chính là nghi can số một.

Thi thể của Mia xuất hiện nhiều vết bầm tím, trên mặt, cổ, gáy và ngực. Theo tuyên bố đầu tiên của Phòng cảnh sát Noda, Mia bất tỉnh vì hứng chịu nhiều cú đánh vào chỗ hiểm trong tình trạng thân nhiệt giảm mạnh bởi nước lạnh. Cảnh sát sau đó ngay lập tức bắt giữ cha của Mia, Yuichiro, 41 tuổi.

Bên trong nhà tù nguy hiểm nhất Venezuela do chính tù nhân cai quản

Ở nhà tù nguy hiểm nhất Venezuela, vợ con, bạn gái của các tù nhân được thoải mái vào bên trong nhà tù bất cứ khi nào họ muốn.

Nhà tù chung của Venezuela (the General Penitentiary of Venezuela) được coi là “nhà tù nguy hiểm nhất thế giới”. Tại nơi đây, các cai ngục có vũ trang không can thiệp và các tù nhân công khai vận hành các quầy bán ma túy.
Nhà tù chung của Venezuela có sức chứa 750 tù nhân, mặc dù vậy có thời điểm nơi này còn giam giữ gấp 10 lần con số đó.

Bên trong nhà tù Na Uy - “thiên đường nghỉ dưỡng” của tù nhân

Không giống hầu hết các trại giam trên thế giới, nhà tù Bastoy ở Na Uy được ví như thiên đường nghỉ dưỡng của những tù nhân vì cách hoạt động khác biệt.

Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan

Nhà tù Bastoy tọa lạc trên một hòn đảo Bastoy, ngoài khơi bờ biển Oslo, Na Uy, cách đất liền chỉ khoảng 2,4 km. Để đến được đây, con đường duy nhất là đường thủy.

Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-2
Nhà tù Na Uy này là nơi giam giữ hơn 100 tù nhân với đủ mọi thể loại tội phạm từ cưỡng bức, giết người đến buôn bán ma túy.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-3
Nếu như nhà tù ở nơi khác kinh khủng không khác gì “địa ngục trần gian” thì nhà tù Bastoy lại được xem là thiên đường nghỉ dưỡng sang chảnh dành cho các tù nhân.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-4
Tại Bastoy, các tù nhân không phải mặc áo tù, không sống trong không gian chật hẹp đằng sau song sắt. Thay vào đó, họ được mặc trang phục thoải mái, sinh hoạt dưới cùng một mái nhà, mỗi người đều có phòng riêng và sử dụng chung không gian nhà bếp rộng rãi.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-5
Mỗi ngày, tù nhân tự chế biến thức ăn từ thực phẩm mua từ siêu thị địa phương được cai ngục cung cấp đầy đủ. Không chỉ vậy, mỗi người còn được nhận khoản trợ cấp 90 USD (hơn 2 triệu đồng) cho mỗi tháng ở tù.    
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-6
Nhiều người cho rằng  Bastoy trông giống một khu nghỉ dưỡng cao cấp hơn là nhà tù. Tuy nhiên, chính phủ Na Uy tin rằng việc tiếp cận một cách nhẹ nhàng những tên tội phạm nguy hiểm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-7
Bastoy được Na Uy gọi là “nhà tù sinh thái”. Ở đây, tù nhân vẫn có thể làm việc, kiếm thêm thu nhập bằng nhiều công việc khác nhau như trồng trọt, chăm sóc ngựa, sửa xe đạp, làm đồ gỗ… 
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-8
Tất cả mọi người sẽ được tham gia lớp học, các khóa huấn luyện để học hỏi những kỹ năng mới trước khi ra tù.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-9
Thời gian rảnh rỗi, các tù nhân được phép lui tới trường học, nhà thờ, thư viện hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như cưỡi ngựa, câu cá, tennis, tập gym, tắm biển…
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-10
Để làm việc tại nhà tù Bastoy, người lính gác phải trải qua 3 năm rèn luyện các kỹ năng như một nhân viên xã hội thay vì chỉ đơn giản là sĩ quan nhà giam cứng nhắc.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-11
Ý tưởng của đảo tù Bastoy không phải là trừng phạt mà là thay đổi bản chất con người trong họ. Ông Arne Kvernvik Nilsen, quản lý nhà tù, cho hay: “Hình phạt không tồn tại nơi đây, mọi hoạt động đều cố gắng khơi dậy phần người ở mỗi tù nhân”.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-12
Chế độ ở nhà tù Bastoy được xem là giúp giảm tỉ lệ tái phạm tội của tù nhân ở Na Uy. Kết quả là, chỉ 20% tù nhân ở Na-uy tái phạm sau khi được thả tự do. Ở Bastoy, con số này chỉ ở mức 16%. Trong khi đó, ở Mỹ, tỷ lệ này chiếm 43%. Ảnh: IT.