Nhà Trắng khó thuyết phục Quốc hội về tấn công Syria

(Kiến Thức) - Xem ra chính quyền Obama đang phải đối mặt với một cuộc đấu tranh đầy rẫy cam go, khi nhiều nhà lập pháp và công chúng Mỹ chán ngấy chiến tranh.

Tổng thống Barack Obama và các trợ lý hàng đầu của ông ngày 1/9 đã ráo riết thuyết phục Quốc hội Mỹ chấp thuận tấn công Syria.
Tổng thống Barack Obama và các trợ lý hàng đầu của ông ngày 1/9 đã ráo riết thuyết phục Quốc hội Mỹ chấp thuận tấn công Syria.  
Tổng thống Barack Obama và các trợ lý hàng đầu của ông ngày 1/9 đã ráo riết thuyết phục Quốc hội Mỹ chấp thuận tấn công Syria.
Tổng thống Obama đã tiến hành một loạt cuộc gọi đến các thành viên Hạ viện và Thượng viện Mỹ, nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng vũ lực đối với chính phỉ Syria bị cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường.
Hàng chục nhà lập pháp Mỹ đã cắt ngắn kỳ nghỉ hè, trở về đồi Capitol chiều 1/9 để thảo luận về Syria với đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Obama .
Gần ba giờ sau, không có dấu hiệu cho thấy các nghị sĩ hoài nghi đã thay đổi quan điểm. Hạ nghị sĩ Dân chủ Janice Hahn (California) : “Tôi rất quan tâm về việc Mỹ lao vào một cuộc chiến khác chống lại một quốc gia không tấn công chúng ta”. Hạ nghị sĩ Janice Hahn cho biết những người tham gia cuộc họp “bị chia rẽ sâu sắc” về việc có nên ủng hộ Tổng thống Obama hay không.
Các nhà lập pháp Mỹ đã nêu ra một loạt quan ngại - trong đó có hiệu quả của một cuộc tấn công hạn chế, hậu quả ngoài ý muốn có thể kéo Mỹ vào một cuộc xung đột Trung Đông mở rộng, sự thiếu khôn ngoan của hành động không có sự ủng hộ quốc tế rộng lớn để chia sẻ gánh nặng và thái độ chán ngấy chiến tranh của công chúng Mỹ.
Nhiều nghị sĩ Mỹ đã né tránh bày tỏ quan điểm ủng hộ một cuộc tấn công quân sự, thay vào đó họ tập trung đòi hỏi Obama tham khảo ý kiến và có chấp thuận của Quốc hội lưỡng viện..
”Tiến thoái, lưỡng nan”
Những nỗ lực của Tổng thống Obama chắc chắn sẽ bị cản trở bởi các mối quan hệ gần như đối đầu với một Hạ viện do phe Cộng hòa chi phối. Đối đầu quyết liệt về chi tiêu chính phủ đang hiện ra lờ mờ trong mùa thu này .
Hầu hết các nhà lập pháp Mỹ đều hoan nghênh quyết định của Tổng thống Obama tham khảo ý kiến họ , nhưng lại không vội vàng rút ngắn kỳ nghỉ hè của họ vốn kéo dài đến ngày 9/9/2013.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (bang Kentucky) nói với NBC rằng ông "tự hào" trước việc Tổng thống Obama đã hỏi ý kiến quốc hội và nói “cơ hội Hạ viện bỏ phiếu chấp thuận một sự tham gia trong cuộc chiến tranh Syria là 50-50”. Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng Thượng viện sẽ chuẩn thuận yêu cầu của tổng thống và cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện sẽ sát nút hơn nhiều. Thượng viện do đảng Dân chủ của ông Obama chiếm đa số, còn Hạ viện lại nằm trong tay của đảng Cộng hòa” .
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain cho biết ông không chắc chắn Tổng thống Obama sẽ được Quốc hội lưỡng viện cho phép tấn công Syria, nhưng nói rõ quan điểm của ông rằng cần phải có hành động quân sự cứng rắn hơn so với cuộc tấn công giới hạn bằng tên lửa hành trình mà chính quyền Obama đang theo đuổi.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Peter King (bang New York) cho biết ông không rõ ràng nhà lập pháp Mỹ có chuẩn thuận kiến nghị tấn công Syria hay không, nhưng ông cảnh báo Tổng thống Obama có thể phải đối mặt với “cánh biệt lập” đang thắng thế trong đảng Cộng hòa.

Phương Tây đánh Syria "để làm gì"?

(Kiến Thức) - Báo Libération ngày 29/8 đăng bài “Syria: Hướng đến các cú đánh để làm gương”, trong khi báo Le Figaro đặt câu hỏi phương Tây đánh Syria “để làm gì”?

Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Libération nhận định ngay cả khi Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra được quyết định chung do có Nga và Trung Quốc bảo vệ cho Syria, nhưng phương Tây dường như đã lựa chọn phương án tấn công Syria bằng tên lửa trong thời gian ngắn. Hành động này được phương Tây đánh giá mang tính tượng trưng cho việc trấn áp chế độ ở Damascus.

Syria bác bỏ “bằng chứng” của Mỹ về vũ khí hóa học

Chính quyền Syria ngày 31/8 đã lên án việc tình báo Mỹ kết luận rằng Damascus sử dụng vũ khí hóa học giết chết gần 1.500 người là "hoàn toàn bịa đặt".

Thứ trưởng Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad, ngày 28/8 nói Mỹ, Anh và Pháp đã giúp "những kẻ khủng bố" sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Thứ trưởng Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad, ngày 28/8 nói Mỹ, Anh và Pháp đã giúp "những kẻ khủng bố" sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
"Những gì mà Mỹ mô tả là 'bằng chứng không thể chối cãi' là vô nghĩa, những gì mà những kẻ khủng bố tuyên truyền trong hơn một tuần qua là hoàn toàn bịa đặt," tuyên bố của Bộ Ngoại giao Syria phát trên truyền hình cho hay.