Nhà lập pháp kêu gọi LHQ điều tra bạo lực tại Hong Kong

Nhà lập pháp Hong Kong Trần Thục Trang (Tanya Chan) đã lên tiếng kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp khẩn cấp và tiến hành một cuộc điều tra quốc tế nhằm bảo vệ công lý và nhân quyền tại Hong Kong. Bắc Kinh lập tức có phản ứng.

Trong buổi họp báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm qua 17/9, các phóng viên đã nhắc lại chuyện này và đề nghị Bắc Kinh nêu quan điểm.
Bà Hoa Xuân Oánh – phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc trả lời: “Tôi đã nhận thấy thông tin bạn đề cập. Nhà lập pháp này cũng cho biết Hong Kong đang đứng trước bờ vực khủng hoảng nhân đạo, phải không?
Nha lap phap keu goi LHQ dieu tra bao luc tai Hong Kong
Nhà lập pháp Hong Kong kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra bạo lực tại Hong Kong Ảnh: internet. 
Kong Kong thực sự đang đứng trước một cuộc khủng hoảng, nhưng không phải là một cuộc khủng hoảng nhân đạo như bà ấy cáo buộc, mà là một cuộc khủng hoảng của luật pháp. Trong khoảng hai tháng gần đây, chúng tôi đã thấy rõ tình hình ở Hong Kong diễn tiến như thế nào. Tôi lưu ý là các nhà báo và CNN gần đây cũng đã chuyển ống kính của họ sang những kẻ bạo lực cực đoan gây tổn thương dân thường và người qua đường. Họ đã tiến hành những cuộc tấn công điên rồ và gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với nền pháp trị và an ninh của toàn xã hội. Tôi tin rằng tại thời điểm khủng hoảng này, công dân Hong Kong nên mạnh dạn đứng ra chống lại bạo lực. Nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất vào lúc này là ngăn chặn bạo lực, chấm dứt sự hỗn loạn và khôi phục luật pháp và trật tự. Những gì thực sự cần phải được điều tra là những kẻ bạo lực cực đoan và hành vi tội phạm của chúng cũng như những kẻ thao túng ở hậu trường".
Trước đó vào thứ hai (16/9), bà Trần Thục Trang đã lên tiếng kêu gọi LHQ mở một cuộc điều tra quốc tế về cuộc đàn áp của cảnh sát đối với các cuộc biểu tình chống chính quyền đặc khu, lên tiếng báo động về sự "tàn bạo" leo thang.
"Hong Kong đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nhân đạo", bà Trần gửi thông điệp tới Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, yêu cầu họ khẩn trương thảo luận về tình hình và phái các nhà điều tra để tìm hiểu các vụ cảnh sát lạm dụng quyền lực.
Bà Trần, người sáng lập đảng Công dân Hong Kong, đầu năm nay đã bị tuyên 8 tháng tù treo về vai trò của mình trong việc phát động chiến dịch bất tuân dân sự được gọi là "Chiếm Trung tâm" vào năm 2013 và Phong trào Ô dù do sinh viên lãnh đạo đã khiến một phần của Thành phố rơi vào tình trạng bế tắc một năm sau đó.
Nhưng bà Trần lại được tổ chức phi chính phủ UN Watch mời tham gia vào hội đồng ngay sau ba tháng kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình lớn, đôi khi bạo lực kêu gọi các quyền tự do dân chủ và đòi hỏi cảnh sát cư xử đúng mực hơn.
Bà Trần kêu gọi người đứng đầu tổ chức nhân quyền LHQ Michelle Bachelet "ủng hộ kiến nghị của chúng tôi để hội đồng triệu tập một phiên họp khẩn cấp và thiết lập một nhiệm vụ điều tra để đảm bảo quyền con người của người dân Hong Kong".
Thực ra, bà Bachelet cũng đã lên tiếng bày tỏ về sự quan ngại đối với tình trạng bạo lực của tất cả các bên ở Hong Kong và kêu gọi các nhà chức trách tiến hành một "cuộc điều tra nhanh chóng, độc lập, vô tư" về những cáo buộc cho rằng cảnh sát chống lại người biểu tình.
Nhưng cho đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy bà hoặc hội đồng nhân quyền, bao gồm 47 thành viên, trong đó có cả Trung Quốc sẽ triển khai một cuộc điều tra quốc tế.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)

Toàn cảnh cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong để tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc hôm 26/7, bất chấp việc dự luật này đã bị khai tử.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong
Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 26/7, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong để tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, vài tuần sau khi Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rằng dự luật này "đã chết". (Nguồn ảnh: Reuters) 

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-2
Các nhà tổ chức ước tính, khoảng 15.000 người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở sân bay Hong Kong kéo dài hơn 11 giờ hôm 26/7. Tuy nhiên, cảnh sát ước tính con số này chỉ ở mức 4.000 người. 

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-3
 Nhiều người biểu tình mặc áo đen tại khu vực sảnh đón khách của sân bay, giơ cao các khẩu hiệu phản đối và yêu cầu chính quyền rút hoàn toàn dự luật dẫn độ. Họ cũng muốn giải thích về những gì đang diễn ra tại Hong Kong.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-4
"Thế giới đã dõi theo chúng tôi suốt những tuần qua. Chúng tôi nghĩ rằng sân bay là địa điểm lý tưởng để chúng tôi giải thích trực tiếp với các du khách về những gì đang diễn ra ở Hong Kong", Jeremy Tam, một cựu phi công, chia sẻ. 

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-5
 Một số người biểu tình kêu gọi dân chủ và hô vang "Hong Kong tự do" khi tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong.
Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-6
 Nhiều người còn phát tờ rơi cho các hành khách tại sân bay để giải thích về những gì đang diễn ra tại đặc khu.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-7
 Cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa và không có báo cáo về các trường hợp trì hoãn chuyến bay tại sân bay quốc tế Hong Kong.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-8
 Người phát ngôn của sân bay Hong Kong cho hay, mọi hoạt động tại phi trường này vẫn diễn ra bình thường và không bị ảnh hưởng vì biểu tình.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-9
 Những người biểu tình phát tờ rơi cho hành khách tại sân bay để giải thích về những gì diễn ra tại đặc khu Hong Kong.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-10
 Hình ảnh biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong ngày 26/7.

Vụ giếng dầu Saudi Arabia: Vì sao Mỹ một mực đổ tội Iran?

(Kiến Thức) - Vụ tấn công hai cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia cuối tuần qua đã khiến căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh. Mỹ liên tục cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công này dù vẫn chưa có bằng chứng cụ thể.

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?
Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái, khiến sản lượng dầu của nước này giảm một nửa và làm gián đoạn nguồn cung dầu cho thế giới. Ảnh: AN. 
Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-2
Ngay sau đó, Mỹ nhiều lần tố Iran đứng đằng sau vụ tấn công cơ sở dầu khí thuộc Tập đoàn Aramco của Riyadh, bất chấp việc phe nổi dậy Houthi ở Yemen đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Ảnh: GN.  

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-3
 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter ngày 14/9: "Giữa lúc tất cả kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng, Iran lại tiến hành một cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào nguồn cung cấp năng lượng của thế giới". Ảnh: DW. 

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-4
Ngày 15/9, Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng khai hỏa trừng phạt Iran nếu có thông tin xác nhận Tehran đứng đằng sau loạt vụ tấn công vào các nhà máy dầu khí của Saudi Arabia. Ảnh: WP.  
Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-5
 “Nguồn cung cấp dầu mỏ của Saudi Arabia bị tấn công. Có lý do để tin rằng chúng tôi biết về thủ phạm. Lực lượng Mỹ trong tư thế 'đạn đã lên nòng' và chúng tôi chỉ chờ có sự xác nhận. Chúng tôi đang chờ thông tin từ Saudi Arabia về việc họ tin ai là thủ phạm và chúng tôi sẽ hành động trong điều kiện như thế nào”, ông Trump viết trên Twitter. Ảnh: AP. 

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-6
 Tiếp đến, ngày 16/9, đài ABC dẫn lời một quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ khẳng định Iran đã phóng gần chục tên lửa hành trình và hơn 20 máy bay không người lái tấn công nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia hôm 14/9. Ảnh: FT. 

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-7
 "Đó là Iran. Phiến quân Houthi chỉ đang thừa cơ lấy danh tiếng từ những gì họ không làm", vị quan chức Mỹ nói. Ảnh: AP. 

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-8
 Trong diễn biến mới nhất, ngày 17/9, liên minh Arab khẳng định vũ khí sử dụng để tấn công hai nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Aramco có nguồn gốc từ Iran. Ảnh: AP. 

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-9
 Về phần mình, Iran bác bỏ mọi cáo buộc về vụ tấn công, tuyên bố sẽ không tham gia đàm phán với Mỹ ở mọi cấp độ, đồng thời cảnh báo sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện. Iran coi những cáo buộc đối với nước này là vô nghĩa và cho rằng Mỹ đang cố viện lý do để trả đũa Tehran. Ảnh: Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AJ. 
Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-10
Còn theo RT, lý do khiến chính quyền Tổng thống Trump cố gắng đổ lỗi cho Iran chính là nhằm biện minh cho thất bại của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh quan trọng ở Trung Đông. Ảnh: Reuters. 

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-11
 Trên thực tế, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 khi Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào Tehran. Ảnh: AJ. 

Vu gieng dau Saudi Arabia: Vi sao My mot muc do toi Iran?-Hinh-12
 Trong thời gian qua, hai nước liên tục có những động thái làm leo thang căng thẳng và thậm chí khiến dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự xảy ra. Ảnh: IndiaTV.

Mời độc giả xem video về vụ tấn công nhằm vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia (Nguồn: CBS News)