Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và đồng phạm gây thiệt hại 672 tỷ

Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - Trần Vĩnh Tuyến cùng đồng phạm chuyển đổi đất sai quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.
 

Chuyển đổi đất sai phép, gây thiệt hại 672 tỷ đồng
VKSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí", "Tham ô tài sản", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Che giấu tội phạm" xảy ra tại UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Nguyen Pho Chu tich UBND TP.HCM va dong pham gay thiet hai 672 ty
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến và đồng phạm tại cơ quan điều tra. 
19 bị can, trong đó nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến và 8 người khác về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Bị can Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty SAGRI) và Nguyễn Thị Thúy (Kế toán trưởng Tổng Công ty SAGRI) bị truy tố về hai tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Vụ án này liên quan đến sai phạm trong chuyển nhượng khu đất tại Dự án Khu phố 4, phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các bị can Lê Tấn Hùng, Trần Vĩnh Tuyến và một số bị can khác đã cố ý thực hiện những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật; thực hiện các thủ tục chuyển nhượng Dự án kinh doanh bất động sản là tài sản Nhà nước do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn quản lý sang Tổng Công ty Phong Phú không thẩm định giá và không đưa ra đấu giá, trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 672 tỷ đồng.
Tổ chức đi du lịch, đi tham quan, học tập nước ngoài để chiếm đoạt 13 tỷ đồng
Cáo trạng xác định, bị can Lê Tấn Hùng và các đồng phạm khác tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty Du lịch Thanh niên xung phong, Công ty Lữ hành Hòa bình Quốc tế còn thực hiện các hành vi lập khống chứng từ đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài để tham ô số tiền hơn 13 tỷ đồng của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
Nguyen Pho Chu tich UBND TP.HCM va dong pham gay thiet hai 672 ty-Hinh-2
 Bị can Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty SAGRI.
Cáo trạng nêu rõ: "Bị can Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi phạm tội, cho phép chuyển nhượng dự án không đảm bảo các yêu cầu, quy định của pháp luật. Một phần nguyên nhân vì nể nang, áp lực về tình cảm, quan hệ. Do đây là lĩnh vực được phân công nên bị can không báo cáo Chủ tịch UBND thành phố và tập thể ban lãnh đạo UBND thành phố".
Cũng theo cáo trạng, Viện Kiểm sát xác định, từ năm 2016, bị can Lê Tấn Hùng đã lợi dụng chức vụ được giao, chỉ đạo cấp dưới bàn bạc, thống nhất với những người có liên quan lập 10 hồ sơ khống cho cán bộ, công nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở 16 nước (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức…) để chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng, rồi sử dụng vào mục đích cá nhân 924 triệu đồng và vụ lợi cho nhóm của Lê Tấn Hùng tại SAGRI.
Sau khi chiếm đoạt được số tiền trên, các bị can Lê Tấn Hùng và cấp dưới đã chiếm hưởng chi tiêu chung gần 9 tỷ đồng và thu lời bất chính từ số tiền lãi ngân hàng của các khoản tiền đã tham ô hơn 200 triệu đồng.
Viện kiểm sát xác định, hành vi của bị can Lê Tấn Hùng phạm tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định quản lý sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí"./.

Khởi tố Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến liên quan vụ SAGRI

(Kiến Thức) - Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP.HCM và ông Trần Trọng Tuấn - Phó chánh văn phòng thành ủy TPHCM bị khởi tố để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại SAGRI, ngày 11/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP.HCM và ông Trần Trọng Tuấn - Phó chánh văn phòng thành ủy TPHCM, nguyên bí thư quận ủy quận 3 cùng hai bị can khác.

Ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn bị khởi tố điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.

Hòa Bình giãn cách một huyện, kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện

UBND tỉnh Hòa Bình ban hành chỉ thị về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn huyện Lương Sơn để phòng chống dịch COVID-19. Cùng với đó, huyện Kim Bôi đã lập 7 chốt kiểm soát trên các tuyến giao thông địa bàn.

Ngày 28/7, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình, tính đến ngày 27/7, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện, số ca đang điều trị là 15 ca, cách ly tại cơ sở y tế 15 trường hợp, cách ly tập trung 1.657 trường hợp, cách ly tại nhà 6.870 trường hợp. Đến sáng 27/7, 61 trường hợp F1 liên quan đến ca dương tính tại huyện Lương Sơn đã có kết quả âm tính lần 1.