Nguyên nhân sâu xa khiến Sa Tăng ăn thịt nhiều người

Bản chất Sa Tăng không phải người xấu, ông vốn là tướng trên Thiên đình vì phạm lỗi mà bị đày xuống trần gian.

Trong truyện Tây du ký, sau khi Quan Âm Bồ Tát vâng mệnh Phật Tổ Như Lai đi tìm người lấy kinh, có đi qua sông Lưu Sa thì bị một con yêu quái tấn công, sau đó nó đánh nhau với để tử của Quan Âm là Mộc Tra và biết được lại lịch liền chạy tới trước mặt Quan Âm cúi đầu lạy xin tha tôi và thưa rằng:

"Nguyên trước tôi hầu Ngọc Ðế làm chức Quyển Liêm Đại tướng (có bản dịch là Quyện Liêm Đại tướng), nhân hội bàn đào lỡ tay làm bể đèn lưu ly (có bản dịch là chén lưu ly) nên Ngọc Ðế bắt tội đánh 800 roi, đày xuống hạ giới, biến ra xấu xa, còn 7 ngày có gươm bay đến đâm tôi một lần, đau đớn quá chừng. Lại thêm đói lạnh chịu không nỗi, nên làm sóng gió bắt người qua lại mà ăn thịt, nay rủi phạm nhầm Bồ Tát".

Có thể thấy bản chất Sa Tăng không phải người xấu, ông vốn là tướng trên Thiên đình vì phạm lỗi mà bị đày xuống trần gian, biến thành xấu xí, lại thêm bị đói bị khổ và liên tục bị trừng phạt, nhưng không thể đi khỏi sông Lưu Sa. "Bần cùng sinh đạo tặc" nên ông đã dần dần mất đi nhân tính, trở thành yêu quái chuyên làm hại dân lành và ăn thịt người vô số.

Hiểu được bản chất của sự việc, nên Quan Âm đã không trách tội, mà còn mở ra đường sống cho Sa Tăng, giúp ông cải tà quy chính, lấy công chuộc tội.

Nguyen nhan sau xa khien Sa Tang an thit nhieu nguoi

Tạo hình Sa Tăng trong phim Tây du ký.

Quan Âm nói: "Ngươi đã có tội lại ăn thịt người, tội càng thêm nặng. Nay ta lãnh sắc Phật Tổ đi tìm người lấy kinh. Ta muốn ngươi đợi đây theo người này lên Tây Phương thỉnh kinh, ta kêu gươm bay đó không đâm ngươi nữa. Sau này nên công hết tội, đặng phục chức cũ". Được Bồ Tát chỉ lối sáng cho đi, Sa Tăng đã vui mừng chấp nhận, xin quy y làm lành, chờ phò tá người đi lấy kinh.

Và trong quá trình đi Tây Trúc thỉnh kinh, Sa Tăng đã hoàn toàn thay đổi. Ông không còn hung hãn, dữ tợn mà trở thành một con người hiền lành, trung hậu, siêng năng và cần mẫn nhất trong các đồ đệ của Đường Tăng. Sa Tăng luôn không ngại gian khổ, tận tụy phò tá sư phụ, dũng cảm chiến đấu chống lại yêu quái.

Câu chuyện của Sa Tăng cho chúng ta thấy rằng, không ai là hoàn toàn xấu xa. Con người có thể thay đổi theo hoàn cảnh. Đôi khi, một người phạm lỗi không hẳn do bản chất của họ xấu xa mà là do hoàn cảnh tác động. Chúng ta nên có cái nhìn khách quan, bao dung và giúp đỡ những người lầm đường lạc lối để họ có cơ hội sửa chữa sai lầm và trở lại làm người tốt.

* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại 

Yêu quái hiền lành nhất trong Tây Du Ký

Cả cuộc đời yêu quái này chẳng hại ai. Nó được nhận xét là yêu quái hiền nhất trong Tây Du Ký. Thế nhưng, cuối cùng nó vẫn bị diệt trừ vì 1 sai lầm tai hại.

Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là tác phẩm kinh điển không chỉ của Trung Quốc mà có tầm ảnh hưởng lan rộng cả Đông Á. Từng nhân vật, sự kiện xảy ra trong Tây Du Ký đều ẩn chứa những bài học sâu xa. Cho đến nay, cuộc hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng vẫn có sức hút lạ kỳ với khán giả toàn cầu.

Yêu quái số khổ nhất “Tây Du Ký” bị tịnh thân trước khi xuống trần

Trong tác phẩm "Tây Du Ký", vô số yêu quái lợi hại đã gây ra không ít khó khăn, thử thách nguy hiểm cho thầy trò Đường Tăng. Trong số này, Thanh Sư Tinh được xem là yêu quái số khổ nhất khi bị tịnh thân trước khi xuống trần.

Yeu quai so kho nhat “Tay Du Ky” bi tinh than truoc khi xuong tran
Theo "Tây Du Ký", trên đường phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không đã giao đấu, đánh bại và tiêu diệt được không ít yêu quái. Thế nhưng, dù có hỏa nhãn kim tinh nhưng Mỹ Hầu Vương cũng phải chịu thua trước màn phân biệt thật giả của yêu quái này.