Nguy hiểm khó lường với hoạt chất ép chín trái cây

Một trong những chất làm chín trái cây phổ biến nhất hiện nay chính là Ethephon. Đây là một hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái cây, chống rụng lá.

Trên thị trường hiện bày bán tràn lan rất nhiều loại chất làm chín trái cây, từ ống thuốc đựng hóa chất nhỏ bằng ngón tay út đến những bình ống to được bày bán rất nhiều. Tuy nhiên những chất này không hề có nguồn gốc xuất xứ cụ thể. Chính vì vậy, nhiều người tiêu dùng lo ngại về nguồn gốc thuốc làm chín trái cây cũng như các loại hoa quả đang được bày bán trên thị trường. 

Một trong những chất làm chín trái cây phổ biến nhất hiện nay chính là Ethephon. Chất này điều hoà sinh trưởng thực vật thuộc nhóm phosphonate - có tác dụng kích thích sự rụng lá và phóng thích etylen. Etylen là hormon nội sinh của thực vật, từ sự hình thành của etylen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quá trình hoạt động của thực vật.

Theo thông tin trên VietQ, tại tọa đàm khoa học về Ethephon do Hiệp hội DN Nông nghiệp Trang trại Nông thôn Việt Nam và Hội DN Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức, các chuyên gia cho rằng, hoạt chất Ethephon không độc hại như mọi người nghĩ. Trong quá trình bảo quản, lưu thông, hoạt chất Ethephon trong trái cây sẽ bốc hơi chứ không còn tồn dư như người dùng lo ngại. Chính vì vậy khi sử dụng Ethephon đối với trái cây cần sử dụng đúng nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất. 

Nguy hiem kho luong voi hoat chat ep chin trai cay

Sử dụng hóa chất thúc chín trái cây không đúng liều lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Từng có một Hội đồng khoa học đánh giá chất Ethephon, và thống nhất đưa nó vào nhóm chất điều hòa sinh trưởng, có dinh dưỡng chứ hoàn toàn không phải là thuốc bảo vệ thực vật. Bản thân chất này được thế giới sử dụng phổ biến trong trồng trọt, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng, thúc hoa quả chín nhanh, chín đều chứ không phải độc hại. 

Tương tự, theo TS Nguyễn Văn Chung, Trưởng Khoa khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, về nguyên tắc, có một số chất làm chín trái cây được phép sử dụng, dùng đúng kỹ thuật, đúng liều lượng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp người bán sử dụng những loại hóa chất trôi nổi, không rõ đảm bảo chất lượng để ngâm trái cây điều này sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cao cho người dùng. 

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Ethephon không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng Ethephon 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethephon có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.

Nhiều chuyên gia lo lắng, ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất vào hoa quả này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, hoạt chất này còn có tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat - một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3. Trong khi đó, nhiều nông dân sử dụng hóa chất tràn lan theo kiểu "truyền miệng" như hiện nay, chỉ cốt cho quả chín mà không hề biết đến hàm lượng an toàn.

Thực tế, thông tin từ Hiệp hội trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, trên thị trường không chỉ có Ethephon còn khá nhiều hóa chất xử lý trái chín có nguồn gốc Trung Quốc hoặc một số hãng của nước ngoài trôi nổi, không kiểm soát. Các thuốc này đều lấy tên khác nhau như “Hoa quả thúc chín tố” (Trung Quốc), “Trái chín” (Việt Nam),...

Ngoài ra, nông dân vẫn dùng đất đèn ủ chín trái cây. Trong đất đèn có chứa arsenic và phosphorus độc, khi gặp nước tạo mùi hôi khó chịu, dễ cháy, nổ. Đất đèn cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt... Bên cạnh đó, nông dân còn sử dụng hoá chất, các thuốc bảo vệ thực vật để chống côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc giữ trái cây lâu hư, có thể giữ nhiều tháng, thậm chí cả năm.

Bộ Công thương yêu cầu rà soát toàn bộ sản phẩm Acecook trong nước

Trước thông tin sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo có chứa chất Ethylene Oxide, Bộ Công thương đã yêu cầu rà soát toàn bộ sản phẩm của Acecook. Phía Acecook cũng khẳng định không sử dụng công nghệ Ethylene Oxide ở bất kỳ công đoạn sản xuất nào.

Sáng sớm nay (28/8), Bộ Công Thương đã đề nghị Công ty cổ phần Acecook Việt Nam khẩn trương báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với 02 sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good do công ty sản xuất để đánh giá sự xuất hiện chất Ethylene Oxide (là chất không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế) trong sản phẩm.

Bo Cong thuong yeu cau ra soat toan bo san pham Acecook trong nuoc
 Bộ Công thương yêu cầu rà soát toàn bộ sản phẩm Acecook cung cấp trong nước.

Thực phẩm bẩn, đồ ăn vặt không nguồn gốc bủa vây cổng trường

Thời gian qua, có không ít vụ học sinh bị ngộ độc bởi thực phẩm bẩn trôi nổi, không nguồn gốc, quy trình chế biến, công đoạn thực hành hoàn toàn bằng tay trần… Dễ nhận thấy nhiều quán ăn mọc lên quanh khu vực cổng các trường học.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong

Bên ngoài cổng các trường học, hàng quán bán phần lớn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác... Thậm chí những đồ ăn vặt được chế biến, bày bán ven đường, nằm kề miệng cống, sát đường đi xe cộ qua lại, không che đậy, bụi bặm...

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-2

Ngay khi tiếng trống ra chơi và tan trường vang lên, các cửa hàng này đều hoạt động hết công suất với đủ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc thậm chí có những loại đã từng được cảnh báo mất vệ sinh an toàn thực phẩm.... vẫn được bày bán tại các cổng trường học.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-3

Khảo sát một vòng quanh các trường học trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi có quá nhiều hàng quán quanh khu vực cổng trường. Bên cạnh các cửa hàng bày bán các mặt hàng đồ chơi, đồ ăn vặt phục vụ học sinh còn có các loại xe đẩy, hàng rong...

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-4

Các món ăn khoái khẩu, đa dạng hấp dẫn lứa tuổi học trò hiện nay như: xúc xích rán, nem chua rán, thịt bò khô, bánh chuối rán, bim bim, kem… Các loại nước uống đóng túi với đầy đủ màu sắc, hương vị. Giá các món ăn vặt dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng. Những loại thực phẩm này được các em học sinh rất yêu thích.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-5

Nguyên liệu để chế biến nem chua rán, thịt bò khô, tương ớt, mỡ, dầu rán,… đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, thời hạn sử dụng chỉ có người bán mới biết.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-6

Dầu, mỡ dùng để chiên rán, dùng đi dùng lại nhiều lần, đã chuyển từ màu trắng - vàng - trong, sang sẫm màu. Dầu, mỡ đã biến chất còn sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-7

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-8

Không ít các bậc phụ huynh lại tỏ ra khá dễ dãi trong việc chiều theo sở thích, nhu cầu của con. Nhiều người có thói quen hàng ngày đưa cho con một ít tiền lẻ để mua đồ ăn khi tan học, trong lúc chờ đợi bố mẹ tới đón hoặc thời gian nghỉ giữa các tiết học, để ăn tạm đỡ đói.Điều này đã tạo cho học sinh hình thành thói quen ăn quà vặt, làm mất an toàn vệ sinh trước cổng trường và sẽ đối mặt với những tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-9

Trên thực tế việc xử lý các cơ sở kinh doanh thực phẩm trước cổng trường là rất khó bởi các cơ sở này hoạt động mùa vụ, không cố định, theo quy định không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh. Do đó, khi kiểm tra, lực lượng chức năng chỉ có thể tuyên truyền, nhắc nhở và tịch thu, tiêu hủy những mặt hàng vi phạm chứ không thể xử phạt.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-10

Với mùi vị hấp dẫn, mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ, những đồ ăn cổng trường được bày bán tràn lan không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thế hệ măng non mà còn là mối nguy hiểm về lâu dài trong hệ thống thực phẩm.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-11

Hàng hóa bày bán ở cổng trường từ bánh, kẹo, bim bim, bánh mì, xúc xích đến các loại đồ uống như trà sữa, nước đóng chai… Trong đó, nhiều loại sản phẩm không có tem mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Một số loại thực phẩm như: xúc xích, chả tôm, bánh mì… được nướng, rán, bày bán ngay lề đường trong điều kiện trời mưa, nắng, bụi bặm...

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-12

Nhận biết được nguy cơ mất ATVSTP, một số cha mẹ học sinh kiên quyết không cho con mua đồ ăn trước cổng trường. Tuy nhiên cũng còn đa số phụ huynh không nhắc nhở và quản lý triệt để nên việc sử dụng thực phẩm trước cổng trường vẫn còn diễn ra.

Thuc pham ban, do an vat khong nguon goc bua vay cong truong-Hinh-13

Thức ăn đường phố hiện đang là một vấn nạn chưa được giải quyết dứt điểm. Rất nhiều cảnh báo đã được đưa ra, nhưng hầu như không mấy hiệu quả, và thực trạng đáng lo ngại này vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày.