Nguy cơ nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh luật với nước khoáng

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho rằng, nếu đưa nước khoáng, nước nóng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên Nước sẽ có nguy cơ gây thất thoát.

Chiều 28/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Dự thảo Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật sau đó được chỉnh lý, hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thường kì tháng 8.
Cân nhắc mở rộng phạm vi điều chỉnh
Cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh của luật, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn)  cho biết, đây là vấn đề đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau, tập trung vào việc có nên đưa nước nóng, nước khoáng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của luật.
Nguy co neu mo rong pham vi dieu chinh luat voi nuoc khoang
 Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn). Ảnh: QH.
Theo đại biểu, không nên mở rộng phạm vi điều chỉnh luật Tài nguyên nước với nước nóng, nước khoáng thiên nhiên. Về bản chất, nước nóng, nước khoáng thiên nhiên là khoáng sản, có nguồn gốc hình thành từ hoạt động nội sinh trong lòng đất, có thành phần khoáng chất và tính chất hóa học, lý học, độ tinh khiết nguyên thủy ổn định theo thời gian.
Vì tính chất tự nhiên của hai nguồn nước này, trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện nay, đây được coi là khoáng sản và đang được quản lý, khai thác, vận hành có hiệu quả trong việc phục vụ phát triển y học cũng như kinh tế - xã hội.
Và do xác định đây là khoáng sản, nên hiện nay nước nóng, nước khoáng thiên nhiên đang được điều chỉnh bởi Luật Khoáng sản, đang được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy trình chặt chẽ như đối với các khoáng sản khác.
Ngay ở khâu thăm dò cũng phải có giấy phép thăm dò, trong quá trình thăm dò phải thiết lập vành đai bảo vệ, khi khai thác, các chủ thể phải đáp ứng nhiều nhóm điều kiện, tiêu chí cụ thể như ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại chỗ ở địa phương, có trách nhiệm, nghĩa vụ phải phối hợp, hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình phúc lợi…
"Ngoài ra, nếu đưa nước nóng, nước khoáng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước, áp dụng cơ chế quản lý của Luật Tài nguyên nước thì sẽ không phù hợp về bản chất, đồng thời cũng gây nguy cơ gây thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao này", đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu ý kiến. 
Cần bảo đảm an ninh nguồn nước
Phát biểu ý kiến ở hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng cần bảo vệ nguồn nước ngầm để bảo đảm an ninh nguồn nước, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo vệ, chống cạn kiệt nguồn nước mặt.
Nguy co neu mo rong pham vi dieu chinh luat voi nuoc khoang-Hinh-2
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội).
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, ở Điều 22 nên chia làm 2 phần. Một là, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm nguồn nước. Hai là, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt chủ động, tích cực lưu giữ nguồn nước mặt như xây hồ đập, tích trữ nước mưa…
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật cần sửa đổi khoản 2 của dự thảo Luật theo hướng đảm bảo lưu thông dòng chảy, làm rõ việc tăng khả năng chịu tải của nguồn nước. Mặt khác, cần nhấn mạnh giá trị và việc đảm bảo hồ đập trong việc trữ nước, làm thủy điện, phòng chống lũ lụt, xả lũ; xây dựng nhiều vị trí tháo nước, xả lũ phân tán ở nhiều phía, nhiều vùng, nhiều tỉnh…
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Luật Tài nguyên Nước sửa đổi theo 4 nhóm chính sách lớn, đảm bảo quản lý toàn diện về nước từ bảo vệ, phát triển, điều hòa, phân phối, đến khai thác, sử dụng và phòng chống tác hại do nước gây ra.
Để tránh chồng chéo, kế thừa Luật Tài nguyên Nước hiện hành, dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề chung nhất về khai thác, sử dụng nước ở giác độ bảo đảm nguồn nước. Việc khai thác, sử dụng nước trong từng lĩnh vực, phạm vi cụ thể sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Về đề nghị điều chỉnh nước khoáng và nước nóng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, hiện có hai loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên có tính chất lý, hóa đặc biệt, có giá trị kinh tế cao hơn nước thông thường nên cần có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ như một loại tài nguyên, khoáng sản có giá trị kinh tế cao. Loại nước này đang được quản lý ổn định theo pháp luật về khoáng sản. Do đó, không bổ sung hai loại nước này trong phạm vi điều chỉnh của Luật để tránh xáo trộn. Đây cũng là phương án Chính phủ trình Quốc hội. Dự thảo Luật đang được thể hiện theo loại ý kiến này.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là tài nguyên nước dưới đất, nhưng chứa khoáng chất, có nhiệt độ cao hơn nước thông thường. Tuy vậy, loại nước này vẫn có đầy đủ các đặc tính của nước nên cần được quản lý thống nhất trong Luật Tài nguyên Nước.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

Đại biểu QH: Cân nhắc yêu cầu bổ sung thông tin bảo mật trên căn cước

Theo đại biểu, những thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói... có tính bảo mật cao nhất, cần được cân nhắc kỹ khi yêu cầu bổ sung vào CCCD.

Sáng 28/8, tại hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4 cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm thảo luận liên quan đến tên gọi và các thông tin thay đổi trên thẻ căn cước.
Cân nhắc yêu cầu bổ sung những thông tin có tính bảo mật
Phát biểu ý kiến về dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) bày tỏ tán thành cao với các nội dung sửa đổi, chỉnh lý của dự thảo Luật, cho rằng các nội dung dự thảo Luật đã hướng tới sửa đổi, khắc phục các vấn đề bất cập của Luật hiện hành, đảm bảo cải cách hành chính, chuyển đổi số, đảm bảo quyền và lợi ích của công dân…
Dai bieu QH: Can nhac yeu cau bo sung thong tin bao mat tren can cuoc
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng). 

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị bộ SGK của Nhà nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước và khắc phục những hạn chế nêu tại Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện ngày 16/8 yêu cầu các bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành phố bảo đảm SGK và sách giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.
Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành SGK bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành SGK.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước, khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, chiều 14/8, tại phiên thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Theo ông Sơn, Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.
"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần hiểu đúng về Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, SGK phổ thông. 
Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Lộ trình thay sách giáo khoa được thực hiện từ năm 2020, bắt đầu với lớp 1. Năm học 2023-2024, ở cấp tiểu học, việc thay sách đã đến lớp 4, cấp THCS đến lớp 8, cấp THPT đến lớp 11. Việc thay sách sẽ hoàn tất vào năm 2025. Hiện có 3 bộ SGK của hai nhà xuất bản. Việc lựa chọn SGK sẽ do các trường quyết định.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Hiểu đúng về sách giáo khoa trong chương trình mới":

(Nguồn: VTV24)