Vào thời xa xưa, một số quốc gia tin vào sự tồn tại thế giới bên kia - nơi linh hồn sẽ đến sau khi qua đời. Theo đó, người xưa có một phong tục là đốt tiền giấy cho người đã khuất.
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, một số nền văn minh như Ai Cập, Hy Lạp, Aztec, Trung Quốc... tin rằng linh hồn có thật. Sau khi một người qua đời, linh hồn của họ sẽ sang thế giới bên kia. Từ đây, nhiều phong tục độc đáo liên quan đến thế giới bên kia xuất hiện. Trong số này có phong tục đốt tiền giấy cho người đã khuất nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tục đốt tiền giấy xuất hiện đầu tiên trong những đám tang ở Trung Quốc vào thế kỷ 7.
Trước đó, người dân Trung Quốc có tập tục tuẫn táng (tức chôn người sống theo người chết để họ sang thế giới bên kia hầu hạ). Tuy nhiên, theo thời gian, tập tục này bị đánh giá là vô nhân đạo nên dần xóa bỏ. Từ đây, phong tục đốt tiền giấy, vàng mã xuất hiện.
Do vậy, vào những ngày đặc biệt như lễ Thanh minh, giỗ chạp, ngày rằm, các gia đình thường đốt tiền giấy, vàng mã cho người đã khuất.
Theo quan niệm của người xưa, tiền giấy được đốt cho người ở thế giới bên kia là loại tiền độc nhất vô nhị. Do là loại tiền chỉ dành cho linh hồn người quá cố sử dụng ở cõi âm nên chúng có ý nghĩa đặc biệt.
Linh hồn người quá cố sẽ dùng tiền giấy được người thân trong gia đình, bạn bè đốt cho để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở thế giới bên kia.
Nhờ số tiền giấy đó, linh hồn người quá cố sẽ có cuộc sống dư giả ở cõi âm. Đồng thời, việc người thân đốt tiền giấy cho người đã khuất chứng tỏ gia đình, các thế hệ con cháu không lãng quên họ.
Thêm nữa, nhận được nhiều tiền giấy do con cháu gửi, người quá cố sẽ phù hộ cho gia đình, người thân.
Vì vậy, tập tục đốt tiền giấy, vàng mã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và tồn tại đến ngày nay.
Mời độc giả xem video: Đa dạng sản phẩm vàng mã: Văn hóa hay biến tướng? Nguồn: VTV1.
Vì sao Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ đến 160 tỷ đồng?
160 tỷ đồng là con số lỗ lũy kế khi vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vừa được Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) nêu ra tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Câu chuyện tàu điện Cát Linh "đã chạy là lỗ" từng được các chuyên gia cảnh báo. Tuy nhiên, mức lỗ lên tới 160 tỷ đồng có nguyên nhân từ việc công trình chưa được Hà Nội trợ giá vận hành.
Khách đông kỷ lục vẫn không đủ chi phí vận hành
Trao đổi với Zing, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro, cho biết với tính chất "doanh thu không đảm bảo chi phí vận hành", đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được Nhà nước trợ giá tương tự xe buýt.
Lưu lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông đang ở mức 20.000-30.000 lượt/ngày. Ảnh: Thạch Thảo.
Tuy nhiên, đến nay Hanoi Metro vẫn vận hành với đơn giá tạm, chưa chính thức được TP Hà Nội đặt hàng. Ông Trường cho hay công ty đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thành phố đặt hàng cho tuyến Cát Linh - Hà Đông 2 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.
"Sau khi doanh thu được cộng thêm trợ giá theo đặt hàng của thành phố, chắc chắn bức tranh tài chính sẽ khác. Trợ giá không chỉ bù đắp phần thiết hụt do doanh thu không đảm bảo chi phí, mà còn có lãi định mức theo quy định", lãnh đạo Hanoi Metro chia sẻ.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021 vừa được công bố, doanh thu của Hanoi Metro khi vận hành chính thức đoàn tàu chạy tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí vận hành, quản lý khiến doanh nghiệp lỗ ròng 64 tỷ đồng.
Vào năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỷ đồng khi chưa vận hành. Tính lũy kế, doanh nghiệp đang lỗ tổng cộng 160 tỷ đồng.
Chia sẻ với Zing trước đó, ông Vũ Hồng Trường từng khẳng định việc đường sắt đô thị thu không đủ bù chi là "chuyện đương nhiên" và phổ biến trên thế giới. Ông tiết lộ ngay cả ngày đông khách kỷ lục như dịp 30/4-1/5 (53.000 khách/ngày), doanh thu bán vé của tàu điện Cát Linh - Hà Đông cũng chưa đủ để bù đắp chi phí vận hành.
"Đốt tiền" nếu chỉ chạy đơn tuyến
"Nếu làm đúng quy hoạch, giờ này Hà Nội đã có đến 4 tuyến đường sắt đô thị hoạt động rồi", thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Đại học GTVT), nói với Zing.
Việc vận hành đơn tuyến khiến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thua lỗ càng lớn. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Tuấn khẳng định nếu tàu điện Cát Linh chỉ chạy một mình, không thể hiệu quả. Hiện nay, bình quân lượng khách đi tàu mỗi ngày chỉ đạt gần 30.000 lượt. Trong khi một tuyến xe buýt lớn cũng đạt khoảng 15.000 khách/ngày. Như vậy, tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ đáp ứng được số "chuyến đi" bằng 2 tuyến buýt.
Theo thiết kế, năng lực khai thác tối đa của tàu Cát Linh - Hà Đông là hơn một triệu người/ngày. Mỗi đoàn tàu có thể chở 960 người. "Sản lượng hiện nay chưa đạt nổi 1/10 thì giải quyết được vấn đề gì? Mỗi ngày cả thành phố có 30 triệu chuyến đi mà tàu điện chỉ đáp ứng 30.000, đó là điều cần xem xét?", ông Tuấn nêu vấn đề.
Ông nhìn nhận đến nay, ý nghĩa của đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn dừng lại ở mức độ cho người dân trải nghiệm, làm quen với loại hình vận tải công cộng văn minh.
Theo quan điểm của chuyên gia, metro là loại hình vận tải cộng sinh, đơn tuyến sẽ không thể thu hút được hành khách. Do đó, sự chậm trễ, ì ạch của các dự án metro đang triển khai cũng góp phần kéo dài cả thời gian lẫn mức độ thua lỗ của tuyến Cát Linh - Hà Đông.
"Khi nào Hà Nội có được mạng lưới 4 tuyến metro ở 4 hướng nối nhau thì sản lượng của từng tuyến mới cải thiện được. Cát Linh - Hà Đông từ 30.000 khách có thể tăng lên 100.000 khách. Khi nào có 8 tuyến, sản lượng có thể vọt lên bằng công suất thiết kế", thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn dự báo.
Thời điểm khai trương tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Quyền cho biết thành phố sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 km.
Tuy nhiên, tiến độ của các tuyến được triển khai sau Cát Linh - Hà Đông đều đang có vấn đề. Trong đó, dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội đang gặp bế tắc phải dừng thi công hạng mục khoan hầm. Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phải đề xuất tăng tổng mức đầu tư dự án Nhổn - ga Hà Nội thêm 4.905 tỷ đồng và lùi thời gian vận hành đến năm 2027.
Dự án metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi sau nhiều năm được Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) nghiên cứu đầu tư thì đến nay được bàn giao lại cho MRB. Tiến độ triển khai chưa được MRB cập nhật.
Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vừa qua đội vốn từ 19.555 tỷ lên 35.679 tỷ đồng, trong khi vẫn chưa rõ ngày khởi công
Đường dây “Tú ông” Lê Hoàng Long môi giới người đẹp showbiz bán dâm 15.000 USD
Long giới thiệu hai người đẹp khá nổi trong showbiz, từng đạt thứ hạng cao các cuộc thi hoa hậu bán dâm giá 15.000 USD (360 triệu đồng) với mỗi gái bán dâm.
Ngày 7/9, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Lê Hoàng Long (SN 1991, quê Hải Phòng, cư trú tại TP HCM) về tội Môi giới mại dâm.
Cổ phiếu chủ hãng kem Tràng Tiền bị cắt margin từ ngày mai 9/9
(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa quyết định đưa cổ phiếu OCH của CTCP One Capital Hospitality vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
HNX cho biết lý do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính bán niên hợp nhất năm 2022 được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam là số âm.
Ngoài ra, cổ phiếu OCH cũng thuộc diện bị cảnh báo, hạn chế giao dịch. Thời gian hiệu lực từ ngày 9/9/2022.
Được biết, ngày 2/6, HNX ra quyết định chuyển cổ phiếu OCH từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch và chỉ được phép giao dịch trong phiên thứ 6 hàng tuần với lý do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời gian quy định.
Song song đó, UBCKNN quyết định phạt 60 triệu đồng do One Capital Hospitality công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Cụ thể, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCK và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.
Thêm nữa, Công ty cũng bị UBCKNN phạt 150 triệu đồng do One Capital Hospitality đã công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Báo cáo tài chính quý 4/2021 (trước kiểm toán).
Cụ thể, qua xem xét cho thấy, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 của Công ty trước kiểm toán là lãi 5,7 tỷ đồng tại Báo cáo tài chính công ty mẹ quý 4/2021 và lỗ 76,8 tỷ đồng tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021.
Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 của Công ty sau kiểm toán là lỗ 387,8 tỷ đồng tại Báo cáo tài chính kiểm toán công ty mẹ năm 2021 và lỗ 467,5 tỷ đồng tại Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2021.
UBCKNN nhấn mạnh: “Buộc Công ty cải chính thông tin đối với hành vi công bố thông tin sai lệch nêu trên”.
Tổng hình phạt bằng tiền đối với One Capital Hospitality là 210 triệu đồng.