Người quét dọn tại Cty Alibaba cũng bị dụ vay tiền tỷ mua "dự án ma"

Làm lao công vài tháng tại văn phòng đại diện của Công ty Alibaba, thấy nhiều khách hàng tới mua dự án, rồi nghe lời dụ dỗ của các nhân viên, bà S. đi vay lãi, hốt hụi mua đất để tới bây giờ ngập trong nợ nần.

Trong số hơn 4.000 bị hại của Công ty Alibaba, có không ít người là nhân viên của chính công ty này.

Một trong số đó là bà S. (ngụ ở Đồng Nai). Bà S. kể, vài năm trước, Công ty Alibaba lập văn phòng đại diện ngay đầu hẻm nhà bà. Các nhân viên ở văn phòng này nhanh chóng tiếp cận với người dân trong hẻm và quanh khu vực để mời chào mua dự án.

Sợ bị lừa, bà S. dứt khoát không mua. Một thời gian sau, bà được mời vào làm nhân viên quét dọn. Khi làm việc tại đây, bà S. nhìn thấy nhiều khách hàng tới giao dịch, mua bán và lấy lợi nhuận. Tuy nhiên, sau này bà S. mới biết, lợi nhuận đó các nhà đầu tư không được lấy tiền mặt về mà bị ép phải tiếp tục đầu tư vào dự án khác.

Dù đã làm trong công ty, nhưng nhân viên kinh doanh vẫn "không tha", thường xuyên tiếp cận, dụ bà S. mua đất. Họ còn nói, nếu không đủ tiền sẽ cho trả góp. Ngày nào mấy nhân viên kinh doanh cũng nhỏ to rủ rê, bà S. bị cuốn theo lời dụ dỗ lúc nào không biết. Bà S. liều lĩnh đi vay ngân hàng, vay nóng bên ngoài và chơi hụi được hơn 1 tỷ đồng, mang đi đầu tư 8 lô đất ở 7 dự án khác nhau.

Nguoi quet don tai Cty Alibaba cung bi du vay tien ty mua

Dù là lao công trong chính văn phòng đại diện của Công ty Alibaba tại Đồng Nai, bà S. vẫn bị lừa mua 'dự án ma'

Khi hành vi lừa đảo của Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm bị phanh phui, bà S. ngập trong nợ nần.

Hiện con cái, người thân đã giúp bà trả tiền vay ngân hàng, còn các khoản khác vẫn chưa trả được. Cũng theo bà S., hiện mỗi tháng bà phải trả lãi vay tới 16 triệu đồng.

Chưa hết tai họa, cuối tháng 7 vừa qua, khi đang đi ngoài đường bà bị người ta tông gẫy chân, tới giờ vẫn phải chống nạng. “Nợ nần chồng chất, con cái lâu lâu lại buông lời nặng nhẹ, nhiều khi tôi chỉ muốn chết”, bà S. sụt sùi nói.

Cũng theo bà S., trong con hẻm nhỏ nhà bà có tới 4 người “sập bẫy” của nhân viên Công ty Alibaba.

Bà T. (ngụ TP. Thủ Đức, TP.HCM), một nhân viên cũ của Công ty Alibaba và cũng là nạn nhân bộc bạch, chỉ mong lấy lại được một phần số tiền đầu tư.

Nguoi quet don tai Cty Alibaba cung bi du vay tien ty mua

Các bị cáo tại tòa

Trong khi tại tòa, nhiều bị hại vốn là nhân viên Alibaba trước đây đã vạch trần hành vi lừa đảo của Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm, nhưng còn rất nhiều người vẫn tin tưởng vào Luyện.

Khi được mời lên bục khai báo để đối chiếu thiệt hại và yêu cầu bồi thường, bà Đ. (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã nhanh nhảu nói: “Tôi không bị lừa, tôi xin giảm nhẹ hình phạt cho Nguyễn Thái Luyện và các bị cáo”.

Theo trình bày của bà Đ., bà đã bỏ ra 9 tỷ đồng để mua 60 lô đất ở các dự án của Công ty Alibaba và giờ bà yêu cầu nhận lại được số đất đã mua.

Tương tự như bà Đ., ông T. (ngụ ở quận Bình Tân, TP.HCM) cũng nằng nặc đòi lại đất. Khi HĐXX hỏi, nếu tòa không có đất để trả cho ông thì ông tính thế nào, ông T. kiên quyết trả lời, “Tôi nhất định chỉ nhận lại đất”.

Nhận diện chiêu trò huy động vốn của Nhật Nam, Bank Land... và loạt mô hình “đầu tư nhỏ lợi tức lớn”

Xuất hiện trong vài năm trở lại đây, mô hình đầu tư nhỏ lợi tức lớn nổi lên như một cách để sinh lời từ tiền nhàn rỗi. Thế nhưng, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho các nhà đầu tư.

Vô vàn "chiêu trò" tạo lòng tin
Dễ thấy, các nhà đầu tư hiện nay đa phần là những người có trong tay một khoản tiền nhàn rỗi nhất định, với tâm lý muốn khoản tiền của mình sinh lời nhiều nhất có thể. Do đó, họ thường không tìm đến ngân hàng để gửi tiết kiệm lấy lãi (do lãi suất được cho rằng quá thấp) mà sẽ tìm kiếm các hình thức đầu tư khác sinh nhiều lợi nhuận hơn.

Báo Tri thức và Cuộc sống ra mắt Văn phòng Đại diện tại TP HCM

Sáng nay, Báo Tri thức và Cuộc sống long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 64 năm ấn phẩm Khoa học và Đời sống ra số đầu tiên và ra mắt Văn phòng Đại diện tại TP HCM.

Không có mô tả.
Báo Tri thức và Cuộc sống tổ chức Lễ ra mắt Văn phòng Đại diện tại TP HCM vào sáng 11/10.
Ngày 11/10/2022, lễ kỷ niệm 64 năm ngày phát hành số báo đầu tiên Khoa học và Đời sống, ra mắt Văn phòng Đại diện Báo Tri thức và Cuộc sống được long trọng tổ chức tại Khách sạn Tân Sơn Nhất – số 202 Hoàng Văn Thụ, phường 9 quận Phú Nhuận, TP HCM.
Buổi lễ vinh dự được đóng tiếp các đồng chí lãnh đạo Cơ quan Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các sở ban ngành, chính quyền địa phương; các nhà khoa học, chuyên gia; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí; các đồng chí nguyên lãnh đạo Báo Khoa học và Đời sống, Đất Việt, Tầm Nhìn, Kiến Thức…

Xét xử vụ Alibaba: Hơn 4000 bị hại có cần thiết dự tòa?

Nếu người bị hại được triệu tập hợp lệ cố tình vắng mặt, tòa án có quyền xét xử vắng mặt người bị hại kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ.

TAND TPHCM đang xét xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền liên quan đến bị cáo Nguyễn Thái Luyện, 36 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm. Đáng chú ý, đây là vụ việc ghi nhận kỷ lục lịch sử tố tụng khi có đến hơn 4000 bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, số lượng hồ sơ liên đến hơn 1 triệu bút lục đựng trong 140 thùng hồ sơ.
Theo thông báo, TAND TPHCM sẽ xét hỏi đối với các bị hại trong vụ án bắt đầu từ ngày 12/12. Dư luận đặt câu hỏi, các bị hại có cần thiết dự tòa và quyền lợi của họ nếu không dự tòa?