Người Nga có tổng cộng bao nhiêu ngày Tết trong năm?

Trong khi thế giới đón năm mới vào ngày 1/1 thì ngày Tết ở Nga lại được tổ chức vào 3 ngày khác nhau. Trước đây, người Nga đón năm mới vào tháng 9 và tháng 3.

Vì sao người Nga cổ đại đón năm mới vào ngày 1/3?
Nước Nga cổ đại chọn ngày 1/3 là Tết. Về sự bắt nguồn của ngày này, các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa thể giải đáp. Tuy nhiên, họ đưa ra giả thiết cho rằng tháng 3 là thời điểm bắt đầu làm nông.
Một giả thiết khác cho rằng 1/3 là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch La Mã cổ đại. Người Nga thời tiền Thiên chúa giáo chọn ngày này bởi trong lịch cổ, đây là tháng đầu tiên trong 10 tháng.
Đế chế Byzantine - vùng đất của Cơ đốc giáo, cũng sử dụng lịch này. Theo kinh thánh, lịch này bắt đầu từ khi tạo ra thế giới. Nó bắt đầu vào khoảng năm 5508 trước khi Chúa Giê-su ra đời.
Từ khoảng thế kỷ thứ 7, năm mới của người Byzantine bắt đầu vào ngày 1/3. Năm đầu tiên áp dụng ngày này là năm 6496 trong lịch Byzantine. Tuy nhiên, cùng năm đó, Đế chế Byzantine chuyển ngày Tết sang 1/9.
Nguoi Nga co tong cong bao nhieu ngay Tet trong nam?
Nước Nga cổ đại chọn ngày 1/3 là Tết. Ảnh: RBTH.
Tại sao Tết của Nga được chuyển sang ngày 1/9?
Từ thế kỷ 10 cho đến năm 1492 ở Nga, ngày 1/9 và ngày 1/3 đều được sử dụng làm ngày đầu tiên của năm mới. Trong cuộc sống hàng ngày, ngày Tết ở Nga được tổ chức vào tháng 3. Tháng 9 thường được dùng trong việc xác định niên đại các tài liệu chính thức như thỏa thuận, hợp đồng, giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nhà thờ Chính thống giáo tổ chức Tết vào ngày 1/9, giống Đế chế Byzantine.
Xã hội Nga khi ấy rất mê tín và họ tin những lời tiên tri được lưu truyền trong dân gian: “Vào cuối thế kỷ 15, ngày 1/9/1492, thế giới sẽ xuất hiện ngày tận thế”. Hầu hết người Nga, ngay cả những người cao quý và có học thức nhất, đều tin vào những lời tiên tri này.
Đến ngày 1/9/1492 (năm 7001 trong hệ thống lịch Byzantine), lời “tiên tri” đó không xảy ra. Do vậy, Hội đồng Nhà thờ Chính thống giáo Moskva ra quyết định lấy ngày này để đánh dấu một năm mới. Ngày 1/3 chính thức được xóa bỏ hoàn toàn.
Ngày 1/9 từ đó được cho là ngày sụp đổ của đế chế Byzantium. Chính quyền mới khẳng định, chỉ có Moskva mới là nhà nước Chính thống giáo thực sự.
Peter Đại đế chuyển Tết sang ngày 1/1
Trong hơn 200 năm, từ 1492-1699, người dân Nga, cũng như Nhà thờ Chính thống, tổ chức lễ đón năm mới vào ngày 1/9. Ngày này trở thành truyền thống lâu dài của người Nga.
Nguoi Nga co tong cong bao nhieu ngay Tet trong nam?-Hinh-2
Lịch của nước Nga thế kỷ 19. Ảnh: RBTH. 
Trong khi đó, người châu Âu sống theo các hệ thống lịch hoàn toàn khác - đầu tiên là lịch Julian, được gọi là “Phong cách cổ” và lịch Gregorian mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay, còn gọi là “Phong cách mới”. Cả hai lịch đều dễ tính và dễ đọc hơn nhiều so với lịch Byzantine. Theo lịch này, ngày 1/1 là ngày đầu của năm mới.
Peter Đại đế luôn coi thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển của Nga. Ông hiểu rằng để giao thương thành công với châu Âu, người Nga phải giống người châu Âu hơn, học ngoại ngữ và phải đón năm mới giống người châu Âu.
Việc mỗi nơi có ngày đón năm mới khác nhau khiến Nga sụt giảm về kinh tế. Vì ở châu Âu, đầu tháng 9 là thời gian thực hiện các giao dịch và ký kết các hợp đồng. Trong khi đó, người Nga được nghỉ hơn một tuần để ăn mừng năm mới. Đối với Peter Đại đế, điều này không thể chấp nhận.
Vào ngày 19/12/7208 (theo lịch Byzantine), Peter Đại đế ban hành một sắc lệnh: Ngày 31/12/7208 sẽ được gọi là ngày 1/1/1700.
Peter Đại đế cũng đưa ra cách tổ chức năm mới “theo cách của người châu Âu”: Sau khi cầu nguyện, chúng ta cần trang trí nhà và cổng bằng những cành thông, vân sam hoặc bách xù. Chúng ta chúc mừng nhau vào đầu năm mới và thế kỷ mới. Peter cho phép mọi người dân được tự do sử dụng pháo hoa và thắp đèn lễ hội trong sân của họ, từ ngày 1 đến ngày 7/1.
Người Bolshevik áp dụng lịch Gregorian
Trong khoảng thời gian 1700-1918, lịch Nga và châu Âu khác nhau hơn 10 ngày.
Năm 1918, lịch Gregory được những người Bolshevik thông qua. Vào đầu thế kỷ 20, sự khác biệt giữa lịch Julian và lịch Gregorian là 13 ngày.
Nguoi Nga co tong cong bao nhieu ngay Tet trong nam?-Hinh-3
Bìa lịch Liên Xô theo “phong cách mới". Ảnh: RBTH. 
Vào ngày 26/1/1918 (lịch Julian), nhà lãnh đạo Vladimir Lenin ký sắc lệnh giới thiệu lịch Gregorian ở Nga.
Cuối cùng, Nga và hầu hết thế giới bắt đầu sống theo cùng một lịch. Tuy nhiên, Nhà thờ Chính thống Nga vẫn giữ lịch Julian. Do đó, Tết Chính thống vẫn bắt đầu vào ngày 1/9 theo lịch Julian (tức ngày 14/9 theo lịch Gregorian).

Loạt biểu tượng truyền thống nước Nga du khách nào cũng ấn tượng

Búp bê Matryoshka, đàn Balalaika hay ủng dạ...là những biểu tượng truyền thống nước Nga để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho du khách nước ngoài khi tới Nga.

Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong

Búp bê Matryoshka: Matryoshka là biểu tượng truyền thống nước Nga hay món quà không thể thiếu của du khách khi đến xứ sở bạch dương xinh đẹp.

Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-2
Búp bê Matryoshka có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhưng khi có mặt tại nước Nga thì Matryoshka được biến hóa thành đồ chơi mang đậm phong cách Nga.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-3
Búp bê mang hình ảnh của cô gái Nga với khăn trùm đầu, áo xaraphan. Và mỗi búp bê đều chứa bên trong khoảng 8 búp bê nhỏ. Sau này, hình tượng búp bê gái được phát triển thêm hình tượng búp bê trai.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-4
Đàn Balalaika là một nhạc cụ truyền thống của Nga. Nó không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần, mà còn mang trong mình cả tâm hồn Nga. 
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-5
Đàn Balalaika chính là một biểu tượng văn hóa đặc trưng của nước Nga xinh đẹp. Tiếng đàn gợi nhớ đến những khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng và cũng rất đỗi giản dị của người Nga.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-6
Đàn Balalaika có hình tam giác với các lỗ nhỏ. Du khách đến với nước Nga thường mua nó để làm quà lưu niệm cho người thân và bạn bè.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-7
Ủng dạ: Đây là những đôi giày mùa đông ấm nhất của nước Nga nhưng lịch sử của nó bắt đầu cách đây vài nghìn năm. Ở nước Nga cổ, chỉ những người nông dân khá giả mới đi ủng dạ vì nó khá đắt.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-8
Những gia đình có chúng trong nhà được coi là những gia đình giàu có. Chúng được giữ gìn và truyền cho thế hệ sau. Có được đôi ủng dạ được coi là một điềm may mắn. Những người thợ thủ công làm ủng dạ không nhiều, còn kỹ thuật sản xuất được giữ bí mật, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-9
Bát đĩa gỗ: Những bát đĩa bằng gỗ của người Nga từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi. Màu vàng lấp lánh, ngọn lửa của màu đỏ son, chiều sâu bí ẩn của phông nền màu đen.  
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-10
Những tách trà, bình đựng muối, những chiếc đĩa, thìa... phải trải qua rất nhiều công đoạn sơn, sấy, phủ đất sét, tráng thiếc rồi mới được vẽ trên bề những họa tiết bằng sơn đen và đỏ nhờ một chiếc bút nhỏ.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-11
Những hoa văn họa tiết này có liên quan tới hội họa truyền thống của nước Nga cổ. Những thân cỏ mềm mại chạy khắp mặt vật dụng tạo nên một vẻ ngoài đặc biệt lộng lẫy cho đồ vật. Ảnh: IT. 

Hé lộ cuộc sống thường nhật của người dân Triều Tiên qua ảnh

Những hình ảnh do hãng tin Insider tổng hợp hé lộ phần nào về cuộc sống hàng ngày của những người dân sống ở Triều Tiên, một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới.

He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh

Một phụ nữ làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AP.

He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-2
Song Un Pyol, quản lý tại cửa hàng bách hóa cao cấp Potonggang ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-3
Phụ nữ Triều Tiên đóng gói xà phòng tại một nhà máy mỹ phẩm ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-4
Một công nhân nhà máy cởi găng tay tại Nhà máy dây điện Bình Nhưỡng 326 ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-5
Nữ nhân viên khách sạn đứng ở bàn tiếp tân được trang trí bằng bản đồ thế giới tại Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-6
Nhân viên quét sàn trong sảnh khách sạn trước bức chân dung của các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: AP. 
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-7
Người phụ nữ Triều Tiên làm việc tại Nhà máy Giày Ryuwon, chuyên sản xuất giày thể thao, ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-8
Nữ công nhân phân loại kén tằm để đun sôi như một phần của quy trình sản xuất tơ tằm tại Nhà máy Tơ lụa Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-9
Những người lao động làm việc cùng nhau tại một nhà máy phân bón ở Hamhung, thành phố lớn thứ hai của Triều Tiên. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-10
Các nông dân làm việc trên một cánh đồng lúa ở tỉnh Kangwon, miền đông Triều Tiên. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-11
Người phụ nữ thu hoạch rau ở trang trại Chilgol, ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-12
Nông dân làm việc tại các thửa ruộng nằm dọc đường cao tốc Bình Nhưỡng-Wonsan ở Sangwon. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-13
Cảnh sát giao thông hướng dẫn người đi bộ tại Quảng trường Kim Il ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-14
Bác sĩ kiểm tra nhiệt độ của một người dân để hạn chế sự lây lan của Covid-19, tại Bình Nhưỡng. Ảnh: AP. 

Cảnh đẹp mùa hè xanh mướt ở làng quê nước Nga

Mùa hè ở làng quê nước Nga gây ấn tượng bởi những bãi cỏ xanh mướt, không khí thanh bình tựa như những miền cổ tích.

Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga

Khung cảnh mùa hè ở làng quê nước Nga khiến bất cứ du khách nào cũng thích mê.

Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-2
xứ sở Bạch Dương, người dân địa phương thích nghỉ hè ở làng quê hơn là du lịch nước ngoài.
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-3
Các gia đình ở Nga đặc biệt thích đưa con nhỏ về vùng nông thôn trong các kỳ nghỉ hè.
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-4
Họ cho rằng kỳ nghỉ ở làng quê có nhiều điều thú vị hơn so với một chuyến đi nước ngoài.
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-5
Mùa hè ở làng quê Nga mang đến cho lũ trẻ những trải nghiệm thú vị mà ở thành thị náo nhiệt không bao giờ có được. 
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-6
Buổi sáng ở làng quê nước Nga bắt đầu từ rất sớm. Bạn có thể tham gia rất nhiều hoạt động ngoài trời như tắm nắng, tắm sông hay đạp xe trên những bãi cỏ.
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-7
Nếu về những nơi trang trại có bò, dê, bạn sẽ cần vắt sữa và cho chúng ăn. Chỉ sau khi hoàn thành công việc của mình, bạn mới có thể ăn sáng. 
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-8
Con đường mòn ở vùng thôn quê đầy thơ mộng. 
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-9
Ở quê, bạn có thể tham gia vào rất nhiều việc như chăm sóc rau cỏ trong vườn nhà trước khi nghỉ ngơi để ăn trưa và tối.
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-10
Những đồng cỏ xanh mướt mang đến không khí trong lành cho làng quê nhỏ. 
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-11
Những bông hoa tím xen lẫn trong cỏ cực kỳ nổi bật. 
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-12
Một chú mèo vươn người trên hàng rào. 
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-13
Những con ngựa thong thả gặm cỏ trên cánh đồng mênh mông tạo nên khung cảnh tuyện đẹp. 
Canh dep mua he xanh muot o lang que nuoc Nga-Hinh-14
Những buổi chiều tà, bạn có thể thong dong các đồng cỏ hái hoa dại và hít thở không khí trong lành. Ảnh: ER.