Người làm vườn chết vì chạm phải cây độc

Một người đàn ông 33 tuổi ở Anh đã chết do chạm phải cây phụ tử khi làm vườn. Loại cây này có thể phá hoại nội tạng trong vài tiếng đồng hồ.

Sau khi ốm vì làm vườn, một người đàn ông tại Anh đã qua đời. Các chuyên gia nhận định cây phụ tử có thể là nguyên nhân khiến nạn nhân mất mạng.
Cây phụ tử có thể là nguyên nhân khiến anh Nathan Greenaway qua đời hồi tháng 9.
 Cây phụ tử có thể là nguyên nhân khiến anh Nathan Greenaway qua đời hồi tháng 9. 
Hồi tháng 9, một số người đưa Nathan Greenaway, một người làm vườn 33 tuổi, vào bệnh viện trong trạng thái sức khỏe giảm sút. Trước đó Nathan gục ngã khi làm việc trong vườn của một doanh nhân giàu ở làng Upper Froyle thuộc thành phố Hampshire, Anh. Các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân khiến anh ốm. Anh tử vong hôm 7/9 vì suy đa tạng, Mirror đưa tin.
Sau đám tang của Nathan, cha của người làm vườn xấu số quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân khiến con trai ông chết. Ông tin rằng anh đã tiếp xúc với cây phụ tử (Aconitum) hay cây ô đầu, một loài thực vật rất độc. Người ta trồng cây phụ tử trong vườn mà Nathan từng làm thuê. 
Nếu con người tiếp xúc cây phụ tử mà không đeo găng tay, các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy, tim đập nhanh sẽ xuất hiện. Trong những trường hợp nặng, tim và đường hô hấp của nạn nhân có thể tê liệt. Một số chuyên gia khẳng định chất độc của cây phụ tử có thể phá hoại các cơ quan nội tạng của con người trong vài tiếng đồng hồ. Người dân ở nhiều nơi dùng cây phụ tử để diệt sói.
Các trường hợp nhiễm độc vì cây phụ tử hiếm khi xảy ra. Andre Noble, một diễn viên Canada, từng mất mạng sau khi vô tình ăn cây phụ tử khi cắm trại vào năm 2004. 

Những “quái vật” sống dai dẳng ở núi lửa dưới biển

(Kiến Thức) - Các miệng phun thủy nhiệt nằm cạnh núi lửa dưới biển là nơi trú ngụ yêu thích của nhiều sinh vật phức tạp.

Trong cuộc thám hiểm kéo dài 3 tuần tại độ sâu từ 700 - 1.500m tại khu vực rãnh Kermadec, thuộc vùng biển phía bắc New Zealand, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand (NIWA) đã phát hiện rất nhiều sinh vật kỳ lạ. Ảnh: Giun biển Polychaete được tìm thấy tại độ sâu 1.200m.
Trong cuộc thám hiểm kéo dài 3 tuần tại độ sâu từ 700 - 1.500m tại khu vực rãnh Kermadec, thuộc vùng biển phía bắc New Zealand, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand (NIWA) đã phát hiện rất nhiều sinh vật kỳ lạ. Ảnh: Giun biển Polychaete được tìm thấy tại độ sâu 1.200m. 

Các miệng phun thủy nhiệt nằm cạnh các núi lửa dưới biển thường phun ra dòng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt. Đây nơi trú ngụ của nhiều cộng đồng sinh vật phức tạp. Ảnh: Tôm Uroptychus, sống tại độ sâu từ 650m - 1.400m.
Các miệng phun thủy nhiệt nằm cạnh các núi lửa dưới biển thường phun ra dòng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt. Đây nơi trú ngụ của nhiều cộng đồng sinh vật phức tạp. Ảnh: Tôm Uroptychus, sống tại độ sâu từ 650m - 1.400m. 

Sao biển Asteroschema bidwillae màu vàng quấn quanh các rạn san hô tại độ sâu 1.220m.
Sao biển Asteroschema bidwillae màu vàng quấn quanh các rạn san hô tại độ sâu 1.220m.  

Thế giới của các loài mực tại khu vực còn nhiều bí ẩn này cũng vô cùng đa dạng. Nó tồn tại tại độ sâu 900m.
Thế giới của các loài mực tại khu vực còn nhiều bí ẩn này cũng vô cùng đa dạng. Nó tồn tại tại độ sâu 900m.  

Loài cua Trichopeltarion janetae, sinh sống tại độ sâu 900m. Loài vật gây ấn tượng với bộ lông vô cùng rậm rạp.
Loài cua Trichopeltarion janetae, sinh sống tại độ sâu 900m. Loài vật gây ấn tượng với bộ lông vô cùng rậm rạp. 

Loài san hô Stephanocyathus platypus có hình dạng chén kỳ quái, tại độ sâu 1.000m.
Loài san hô Stephanocyathus platypus có hình dạng chén kỳ quái, tại độ sâu 1.000m. 

Loài sứa biển màu mè, có tên khoa học là Atolla sống tại độ sâu 1.500m.
Loài sứa biển màu mè, có tên khoa học là Atolla sống tại độ sâu 1.500m.  

Cá rồng đen, có tên khoa học là Idiacanthus atlanticus. Chiều dài con cái lên tới 53 cm, nhưng chỉ có 5 cm với con đực.
Cá rồng đen, có tên khoa học là Idiacanthus atlanticus. Chiều dài con cái lên tới 53 cm, nhưng chỉ có 5 cm với con đực. 

Loài sên biển có hình dạng quái đản, sinh sống tại độ sâu 1.250m.
Loài sên biển có hình dạng quái đản, sinh sống tại độ sâu 1.250m. 

Cua ẩn sĩ di chuyển từ lớp vỏ ốc này đến lớp vỏ ốc khác nhưng về cơ bản chỉ có vẻ ngoài của nó thay đổi.
Cua ẩn sĩ di chuyển từ lớp vỏ ốc này đến lớp vỏ ốc khác nhưng về cơ bản chỉ có vẻ ngoài của nó thay đổi. 

Tôm hùm ngồi xổm Munidopsis victoriae gần như luôn được tìm thấy ở độ sâu từ 700-1.200m.
Tôm hùm ngồi xổm Munidopsis victoriae gần như luôn được tìm thấy ở độ sâu từ 700-1.200m. 

Cá lưỡi trâu, có tên khoa học Cynoglossus microlepis.
Cá lưỡi trâu, có tên khoa học Cynoglossus microlepis.

Ảnh độc về cuộc chiến đấu bên trong cơ thể người

(Kiến Thức) - Đó là cuộc chiến đấu kỳ diệu giữa hệ miễn dịch và tật bệnh, được nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson ghi lại cực kỳ sinh động qua kính hiển vi.

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, có chức năng phát hiện, vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Ảnh: Tế bào T có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đang bị tấn công bởi virus HIV/AIDS.
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, có chức năng phát hiện, vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Ảnh: Tế bào T có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đang bị tấn công bởi virus HIV/AIDS. 

Tế bào lympho B (tế bào sản xuất kháng thể) bị vây bám bởi các vi khuẩn (màu xanh).
Tế bào lympho B (tế bào sản xuất kháng thể) bị vây bám bởi các vi khuẩn (màu xanh). 

Các tế bào máu bị nhiễm vi khuẩn sốt rét.
Các tế bào máu bị nhiễm vi khuẩn sốt rét. 

Các tế bào da tự làm lành vết thương để chống bị nhiễm trùng.
Các tế bào da tự làm lành vết thương để chống bị nhiễm trùng. 

Qua kính hiển vi, hình ảnh một virus bệnh cúm thông thường có hình dạng như thế này.
Qua kính hiển vi, hình ảnh một virus bệnh cúm thông thường có hình dạng như thế này.  

Hình ảnh cho thấy một đại thực bào phát hiện, tiêu diệt các vi khuẩn E-coli (màu đỏ).
Hình ảnh cho thấy một đại thực bào phát hiện, tiêu diệt các vi khuẩn E-coli (màu đỏ). 

Vi khuẩn E-coli đang bị tiêu diệt bởi các hóa chất mạnh do thực bào tiết ra.
Vi khuẩn E-coli đang bị tiêu diệt bởi các hóa chất mạnh do thực bào tiết ra. 

Các tế bào T (màu trắng) bao vây, tấn công một tế bào ung thư.
Các tế bào T (màu trắng) bao vây, tấn công một tế bào ung thư

Tế bào T chuyển từ dạng cầu sang các dạng kéo dài để dễ dàng len lỏi tiêu diệt tế bào ung thư.
Tế bào T chuyển từ dạng cầu sang các dạng kéo dài để dễ dàng len lỏi tiêu diệt tế bào ung thư. 

Hình ảnh tế bào ung thư bị phá vỡ và trở thành xơ sau khi đã mất đi tế bào chất.
Hình ảnh tế bào ung thư bị phá vỡ và trở thành xơ sau khi đã mất đi tế bào chất.