Người khôn ngoan sẽ không mua những mặt hàng này khi đi siêu thị

Chúng sẽ khiến bạn lãng phí tiền thậm chí còn không tốt cho sức khỏe.

Khi bước vào siêu thị, đứng trước những kệ hàng la liệt các sản phẩm mới lạ với kiểu dáng và màu sắc thu hút, nhiều khi bạn sẽ phạm sai lầm mua sắm. Tuy nhiên người khôn ngoan sẽ hiếm khi cho 11 mặt hàng này vào giỏ hàng của họ, bởi chúng khiến bạn lãng phí tiền thậm chí còn không tốt cho sức khỏe.

1. Nước đóng chai

Một số người biến việc mua nước đóng chai trở thành thói quen khi đi mua sắm ở siêu thị. Thói quen chi tiêu ấy ngoài việc làm tăng rác thải nhựa đổ ra môi trường thì còn ảnh hưởng không tốt tới ví tiền của bạn.

Giá thành nước đóng chai đắt hơn cả nghìn lần so với sử dụng nước lọc từ máy lọc nước ở các gia đình. Vậy nên mua chai nước trong siêu thị là một sự lãng phí cực lớn mà bạn phải sửa đổi ngay.

Nguoi khon ngoan se khong mua nhung mat hang nay khi di sieu thi
2. Phô mai bào sợi

Phô mai đã cắt nhỏ thành sợi quả thực tiện lợi khi sử dụng, song mặt hàng này bao giờ cũng có giá đắt hơn so với mua cả một khối phô mai lớn, sau đó về nhà tự cắt thành sợi nhỏ.

Ngoài ra phô mai cắt sợi đóng gói sẵn cũng chứa nhiều phụ gia thực phẩm và các chất bảo quản hơn, không tốt cho sức khỏe.

3. Cà phê có thương hiệu

Nếu bạn là người không thể sống thiếu cà phê mỗi ngày thì khoản tiền chi cho cà phê hàng tháng chắc chắn là con số không nhỏ.

Nguoi khon ngoan se khong mua nhung mat hang nay khi di sieu thi-Hinh-2

Muốn tiết kiệm chi phí thì khi đi siêu thị bạn chớ nên ghé qua khu vực bán cà phê của các thương hiệu khác nhau. Gợi ý cho bạn là tới các cửa hàng chuyên biệt mua cà phê nguyên hạt, sau đó tự xay và pha tại nhà.

Cách làm ấy không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm tiền mà còn là cách thức để có được những cốc cà phê thơm ngon của những người sành uống.

4. Những thứ bạn có thể mua ở chợ truyền thống

Có một thực tế là giá thành của nhiều loại rau củ quả trong siêu thị thường cao hơn so với chợ truyền thống. Do vậy, với những thứ bạn có thể mua được ở chợ nông sản thì hãy ngừng mua chúng tại siêu thị để tiết kiệm chi phí.

Nguoi khon ngoan se khong mua nhung mat hang nay khi di sieu thi-Hinh-3
5. Các món ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, salad, đậu đóng hộp

Bạn có thể tự làm món khoai tây chiên ở nhà một cách đơn giản bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu. Mua khoai tây chiên chế biến sẵn ở siêu thị, chắc chắn chúng ta sẽ phải trả nhiều tiền hơn.

Các loại đậu đóng hộp tuy giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian chế biến nhưng kém thơm ngon và thường chứa chất bảo quản. Salad cũng là món ăn chế biến sẵn thường thấy ở siêu thị, tuy nhiên bạn nên mua nguyên liệu về tự làm tại nhà, sẽ rẻ tiền mà tươi ngon hơn nhiều.

6. Thực phẩm hữu cơ
Nguoi khon ngoan se khong mua nhung mat hang nay khi di sieu thi-Hinh-4

Hiện nay có nhiều chuỗi cửa hàng chuyên bán các sản phẩm hữu cơ và bạn nên mua thực phẩm hữu cơ tại đó mà không phải ở siêu thị. Bên cạnh vấn đề giá cả thì do quá trình vận chuyển mà trái cây và rau củ hữu cơ trong siêu thị có thể không được tươi ngon như tại cửa hàng chuyên biệt.

Trường hợp gia đình bạn thường xuyên dùng sản phẩm này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các vườn trồng, trang trại sản xuất thực phẩm hữu cơ để được mua với mức giá tốt nhất.

7. Các loại nước sốt

Các loại nước sốt như sốt ướp thịt nướng hay nước sốt dành cho salad bán ở siêu thị tiện lợi là sự thật, vậy nhưng cũng chứa nhiều khuyết điểm lớn.

Bạn nên tự làm nước sốt ở nhà, sẽ giảm thiểu được chi phí mà an toàn cho sức khỏe hơn nhiều khi nước sốt của bạn không chứa chất bảo quản.

Nguoi khon ngoan se khong mua nhung mat hang nay khi di sieu thi-Hinh-5
8. Thực phẩm sơ chế sẵn

Rõ ràng là chúng ta sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho các thực phẩm sơ chế sẵn vì chúng giúp tiết kiệm được chút thời gian và công sức. Tuy nhiên cách làm này khiến bạn phải tốn kém hơn mà ưu điểm nó mang lại không thực sự tương xứng.

Việc sơ chế thực phẩm không mất quá nhiều thời gian, bên cạnh đó nấu nướng đến đâu sơ chế, cắt gọt đến đó còn giúp đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng của thực phẩm.

Nguoi khon ngoan se khong mua nhung mat hang nay khi di sieu thi-Hinh-6
9. Thực phẩm trái vụ

Thực phẩm trái vụ luôn có mức giá cao hơn thậm chí là khá nhiều, điều đó bà nội trợ nào cũng biết. Nếu không phải thực sự quá cần thiết, bạn không nên mua các mặt hàng này trong siêu thị.

Mùa nào sử dụng thức nấy là cách thông minh để có những bữa ăn ngon lành, rẻ tiền và an toàn cho cả gia đình.

10. Chất làm sạch

Chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua việc mua các sản phẩm làm sạch ở siêu thị và tự pha chế chất làm sạch tại nhà. Một cách đơn giản là trộn 1/2 cốc giấm với 1/2 cốc nước, thêm chanh hoặc tinh dầu yêu thích, sau đó đựng chúng vào bình xịt, vậy là bạn đã có chất làm sạch cơ bản với hương thơm ngát mà cực kỳ tiết kiệm tiền.

Nguoi khon ngoan se khong mua nhung mat hang nay khi di sieu thi-Hinh-7
11. Các mặt hàng bày bán ở quầy thanh toán

Thường thì bạn sẽ phải chờ một khoảng thời gian mới đến lượt thanh toán của mình. Các siêu thị đã tận dụng điều đó để bày bán những mặt hàng nhỏ xung quanh khu vực quầy thanh toán với mục đích “dụ dỗ” khách hàng. Bạn rất dễ rơi vào tình cảnh tiện tay nhặt thêm thứ gì đó cho vào giỏ hàng, với suy nghĩ chúng cũng không quá đắt.

Hãy ngừng ngay hành động đó nếu bạn muốn ví tiền của mình không bị rò rỉ. Bởi lẽ những thứ chúng ta mua thêm ở quầy thanh toán đa phần là món đồ không thực sự cần thiết. Nếu cần thì bạn đã mua chúng ngay từ đầu, chứ không phải đợi đến lúc ra về mới tiện tay nhặt thêm như vậy.

Bóc mẽ tiện ích ở siêu thị là “mánh khóe” rút cạn ví khách hàng

(Kiến Thức) - Một số tiện ích ở siêu thị như tủ gửi đồ, khu vực ăn uống, xe đẩy lớn... thực ra đều nằm trong chiến lược kích thích khách hàng tiêu tiền nhiều hơn.

Boc me tien ich o sieu thi la “manh khoe” rut can vi khach hang
 Siêu thị nào cũng có khu vực gửi đồ nhằm đề phòng khách lấy trộm rồi cho vào túi của mình. Ít ai biết, đây cũng là mục đích nhỏ của siêu thị, chủ yếu là họ muốn khách hàng được rảnh tay khi mua sắm. 

Nhân viên siêu thị tiết lộ những thực phẩm "siêu bẩn"... ai cũng từng mua

(Kiến Thức) - Trên tờ Aboluowang (Trung Quốc), những tiết lộ của nhân viên về một số thực phẩm trong siêu thị khiến không ít khách hàng phải hoang mang. 
 

Nhan vien sieu thi tiet lo nhung thuc pham
Trong siêu thị, các món chiên rán, cơm, phở, bún...được đóng gói đẹp mắt và tiện lợi, chỉ cần mở nắp ra là có thể ăn được luôn lại không phải dọn dẹp.  

Hà Nội: Hàng hoá thiết yếu tăng gấp 3 lần, dự trữ dồi dào

Trước diễn biến dịch COVID-19 có nhiều phức tạp, thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%. Hà Nội khẳng định không thiếu lương thực, thực phẩm.

Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương và phương án của Thành phố trong việc đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố trong các tình huống dịch bệnh COVID- 19 xảy ra, đồng thời tập trung triển khai, thực hiện các nội dung như sau:

Sở Công Thương: Thường xuyên rà soát, cập nhật các Phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố để tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Ha Noi: Hang hoa thiet yeu tang gap 3 lan, du tru doi dao
 Hà Nội chủ động tăng dự trữ thực phẩm, hàng thiết yếu cho tình huống dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp xảy ra.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.

Chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,… Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.

Phối hợp với các lực lượng chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các ban, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm.

Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp, đơn vị lập danh sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội, gửi Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố tạo điều kiện, ưu tiên trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân luồng giao thông để kịp thời vận chuyển, cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và báo cáo Bộ Giao thông vận tải cấp phép vận chuyển theo “luồng xanh” đối với các doanh nghiệp tham gia lưu thông trên toàn quốc; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, thổi giá…; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,…) trên địa bàn Thành phố, gửi Sở Công Thương, cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,… phục vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.

Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương án bố trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…) với giá cả ổn định, đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội; Rà soát lại các vùng sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản,… có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao nhất trong các tình huống dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Cung cấp thông tin về các hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp (điểm bán, kho hàng,… theo nội dung biểu đính kèm) về Sở Công Thương để thông tin điểm bán đến người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp lưu thông hàng hóa thông suốt; Phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh, thành phố là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội, cung cấp danh sách 786 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố về Sở Công Thương để thông tin đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, phối hợp với Sở Công Thương để kết nối, tiêu thụ sản phẩm; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác An toàn thực phẩm theo phân cấp. 

Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị: Tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, bổ sung từ các tỉnh, thành phố; Đẩy mạnh thực hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại…

Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đăng ký nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu của đơn vị trên địa bàn Hà Nội và liên tỉnh, gửi Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố để được tạo điều kiện, ưu tiên trong việc hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát, phân luồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện công tác phòng chống dịch tại các điểm bán với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các Doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website, ứng dụng TMĐT, bán hàng onile trực tuyến ( Grab, Now, Baemin, GoFood…) Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Theo Sở Công thương Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 03 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu), bên cạnh đó các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.