Người dân Quảng Trị leo lên nóc nhà, kêu cứu cả đêm

"Người dân vẫn còn rất chủ quan khi nhận được thông tin cảnh báo sớm nhưng không thực hiện theo khuyến cáo. Nhiều gia đình phải kêu cứu cả đêm", ông Nguyễn Văn Tiến nói.

Sáng 18/10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp khẩn ứng phó với mưa lũ tại miền Trung. Trong đêm qua, lũ tại Quảng Trị đã lên cao trên báo động 3 và vượt mức lịch sử năm 1999.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, chủ trì cuộc họp.
Mưa lũ tiếp diễn nhiều ngày
"Trực ban chỉ đạo đã có một đêm căng thẳng khi cập nhật thông tin từng giờ từng phút, phải giữ liên lạc trực tuyến với khu vực Quảng Trị trong cả đêm", ông Tiến nói về công tác ứng phó, trực ban phải nâng cao cấp độ khi đứng trước diễn biến căng thẳng của mưa lũ.
Theo ông Tiến, tin nhắn cảnh báo về lũ lên cao đã được gửi đến hơn 5,5 triệu người dân miền Trung từ chiều 17/10. Dù vậy, nhiều người dân vẫn chủ quan khi không thực hiện theo các phương án ứng phó với mưa lũ đã được khuyến cáo.
"Rất đau thương khi có những gia đình ngồi kêu cứu cả đêm khi nước lũ lên", ông Tiến nói.
Dù vậy, lực lượng chức năng đã triển khai các biện pháp quyết liệt để sơ tán người dân. Ông Tiến đánh giá cao lực lượng xung kích, vũ trang, quân đội, biên phòng, công an đã hết sức hỗ trợ các phương án đảm bảo an toàn cho người dân.
Nguoi dan Quang Tri leo len noc nha, keu cuu ca dem
Lũ trên sông Quảng Trị lên cao, người dân phải leo lên nóc nhà. Ảnh: Ngọc Tân.
Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết đến 7h ngày 18/10, lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình), đã lên đến 3,91 m, xấp xỉ mức lũ lịch sử năm 1979. Chiều nay, mực lũ trên sông này có khả năng vượt lũ lịch sử khi tiếp tục lên cao 0,3-0,4 m.
Trong ngày 18-19/10, ông Khiêm nhận định các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh tiếp diễn mưa lớn với lượng phổ biến 400-600 mm. Do mưa bắt đầu dịch dần về phía bắc, khu vực từ Thừa Thiên - Huế trở vào đến Quảng Nam sẽ giảm mưa.
Chuyên gia tiếp tục cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở nhiều huyện miền núi thuộc các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, ngập lụt diện rộng khả năng cao xảy ra ở vùng trũng, đô thị.
Kết thúc đợt mưa ngày 21/10, ông Khiêm cho biết một cơn áp thấp nhiệt đới từ phía đông Philippines khả năng tiến vào Biển Đông và hình thành bão. Trước mắt, cơ quan khí tượng nhận định hình thái này tác động đến các tỉnh Trung Bộ, tiếp tục gây mưa lớn dài ngày từ 22/10 đến 26/10.
Nâng cấp độ cảnh báo
Đánh giá về nguy cơ thiên tai những ngày tới, Lê Minh Nhật, Phó cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, cho rằng mức độ rủi ro thiên tai trên lưu vực sông Thạch Hãn (Quảng Trị) và Kiến Giang đạt cảnh báo lên cấp độ 4.
"Lượng mưa trong thời gian ngắn 3-6 giờ rất quan trọng, quyết định đỉnh lũ trên các sông nên người dân cần lưu ý các cảnh báo về mưa lớn tiếp diễn", vị này nói.
Ông cũng cho rằng khi cấp độ rủi ro nâng lên cấp 4, các bộ ngành chức năng đều phải vào cuộc và có phương án ứng phó phù hợp với tình hình. Đây là mức độ cảnh báo rất nguy hiểm, chỉ dưới cấp cảnh báo cao nhất là cấp 5.
Theo ông Ngô Văn Hùng, đại diện Bộ Giao thông Vận tải, tình hình mưa lũ ở miền Trung đã kéo dài 2 tuần nay, giao thông rất nguy hiểm vì đất đá ở 2 bên đường đã ngấm nước và có thể sụt bất kỳ lúc nào. Do đó, người dân, phương tiện di chuyển qua các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và khu vực đồi núi cần lưu ý.
Hiện, quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình có 4 điểm ngập nước sâu trong khi đường Hồ Chí Minh tạm thời thông xe. Đêm qua, hệ thống đường sắt chạy qua Đông Hà, Quảng Trị cũng phải tạm dừng vì nước ngập đường ray. Lực lượng chức năng đã khắc phục và cho tàu chạy lại với vận tốc 5 km/h.

Vì sao hơn 100.000 hộ dân không chịu di rời dù biết có sạt lở đất?

Chỉ tính từ năm 2000 - 2017 đã xảy ra hơn 260 trận lũ quét, sạt lở đất làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại kinh tế hàng chục ngàn tỉ đồng.

Tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, bắc Trung bộ mỗi khi mưa bão thì hơn 100 nghìn hộ dân đang hàng ngày sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất lại không khỏi lo lắng, bất an. Sau bản Pọng, Sa Ná ở Thanh Hóa, Sáng Tùng ở Lai Châu…thiên tai sẽ tiếp tục giáng lên bản làng nào, khi mà công tác dự báo, cảnh báo và ứng phó của chúng ta đang cho thấy những yếu kém, bất cập?
Vi sao hon 100.000 ho dan khong chiu di roi du biet co sat lo dat?
 Người dân Sa Ná trắng tay sau lũ dữ.

Yên Bái: Mưa lớn sạt lở kinh hoàng, chia cắt tỉnh lộ 174

(Kiến Thức) - Mưa lớn trong đêm 4/6 và rạng sáng ngày 5/6 đã gây sạt lở nghiêm trọng tại Km 19+900 của tỉnh lộ 174 - con đường độc đạo nối huyện Trạm Tấu với thị xã Nghĩa Lộ để đi TP Yên Bái và các huyện khác.

Sáng 5/6, thông tin nhanh với PV, Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở GTVT tỉnh Yên Bái) cho biết: Do mưa lớn xuất hiện từ đêm qua (4/6) đến rạng sáng 5/6 đã khiến tuyến đường tỉnh lộ 174 - con đường độc đạo nối huyện Trạm Tấu với thị xã Nghĩa Lộ để đi TP Yên Bái và các huyện khác đã bị sạt lở nghiêm trọng tại Km19+900.
Sạt lở khiến tỉnh lộ 174 - con đường độc đạo nối huyện Trạm Tấu với thị xã Nghĩa Lộ để đi TP Yên Bái và các huyện khác bị chia cắt.
 Sạt lở khiến tỉnh lộ 174 - con đường độc đạo nối huyện Trạm Tấu với thị xã Nghĩa Lộ để đi TP Yên Bái và các huyện khác bị chia cắt.