Người dân miền Tây lễ chùa cầu bình an ngày đầu năm mới

Sáng 22/1 (mùng 1 Tết), cũng như bao vùng quê khác của người Việt, người dân sông nước miền Tây coi ngôi chùa là nơi gửi gắm tâm linh, đặc biệt dịp đầu năm, họ đến viếng chùa cầu bình an, sức khỏe nhân dịp đầu năm mới.

Vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những ngôi chùa đẹp và linh thiêng như: chùa Nam Nhã, Chùa Ông (Cần Thơ); miếu Bà Chúa Xứ, chùa Vạn Linh, chùa Hang, chùa Tây An Cổ Tự (An Giang); chùa Phật lớn; chùa Phổ Minh, chùa Tam Bảo, chùa Phú Dung (Kiên Giang)...
Đối với người Việt Nam đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt hàng nghìn năm qua.
Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, sáng ngày 22/1 (mùng 1 Tết) tại chùa Ông ở bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ), đông đúc người dân đến viếng chùa, cầu bình an nhân dịp đầu năm mới.
Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi
 Từ sáng sớm, tại chùa Ông (tại Bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đã tấp nập người dân đến lễ chùa đầu năm.

Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-2
 Người ra vào thắp hương cầu may mắn đầu năm.

Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-3
 Trong tâm thức của người Việt Nam từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới mà còn mang đậm tính tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài phong tục thờ cúng tổ tiên, người dân thường đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-4
 Người dân Cần Thơ có lệ viếng chùa Ông vào phút giao thừa hay sáng mùng 1 Tết, thắp nén hương tống tiễn năm cũ, với lòng thành và niềm ước vọng về một năm mới, mang theo nhiều vận hội tốt đẹp cho bản thân và gia đình. 

Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-5
 Chùa Ông bắt đầu xây dựng vào năm 1894, đến năm 1896 hoàn thành, trên diện tích 532m2. Hầu hết các vật liệu để xây chùa đều được đưa từ Quảng Đông sang.

Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-6
 Đây là ngôi chùa hiếm hoi của Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung còn giữ nguyên trạng cổ kính và giá trị nghệ thuật kiến trúc với những ý nghĩa tín ngưỡng đặc trưng từ khi xây dựng đến nay.

Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-7
 Ngoài chùa Ông, tại chùa Phật Học trên đường Đại lộ Hòa Bình (quận Ninh Kiều), đông đúc người dân vào viếng chùa, cầu mong năm mới mọi việc tốt lành, bình an.
Người dân đến chùa không chỉ để cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát tài, phát lộc... mà đó còn là nơi sinh hoạt văn hóa. Chị Thanh Tâm (Kiên Giang) cho biết: "Năm nào cũng vậy, gia đình tôi ngay sau khi đón giao thừa là cùng nhau đi viếng chùa. Có những ngôi chùa trang trí đẹp lung linh với những sắc màu, trở thành điểm check in của giới trẻ".
Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-8
 Một bạn trẻ đang "thử sức" với bức thư pháp tại một ngôi chùa ở Kiên Giang trong đêm Giao thừa.

Nguoi dan mien Tay le chua cau binh an ngay dau nam moi-Hinh-9
 Và cùng xin chữ tốt lành, ý nghĩa đầu năm trong chùa.


Người dân TP.HCM có được đi chùa lễ Phật trong những ngày Tết?

Các chùa, cơ sở thờ tự thực hiện nghiêm các quy định trong phòng chống dịch COVID-19 và bố trí người hướng dẫn đồng bào khi đến lễ Phật.

Trước tình hình dịch COVID-19 tại TP HCM và một số tỉnh, thành đang diễn biến phức tạp, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký công văn liên quan đến việc cầu nguyện quốc thái dân an trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Linh thiêng ngôi đền Chợ Củi bên dòng sông Lam

Nằm bên dòng sông Lam thơ mộng, đền Chợ Củi ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lâu nay nổi tiếng linh thiêng, đẹp và thơ mộng, được du khách gần xa biết đến.

Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam
Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 40km về phía Đông Bắc và cách thành phố Vinh khoảng 10km về phía Nam. Đền Chợ Củi chỉ cách quốc lộ 1A khoảng 200m, tọa lạc giữa khu dân cư đông đúc, quay mặt về hướng Tây Bắc, lưng tựa vào núi, phía trước là dòng sông Lam thơ mộng. 
Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam-Hinh-2
 Đền Chợ Củi còn có tên gọi khác là Thánh Mẫu Linh từ hoặc Cô Độc Linh từ, được xây dựng vào thời Hậu Lê. Dù đã trải qua một số lần trùng tu, tôn tạo, ngôi đền vẫn giữ được nét linh thiêng cổ kính. Bố cục kiến trúc đền Chợ Củi nối liền với nhau theo trục thần đạo và toàn bộ không gian nội điện được bố trí thành các cung thờ từ trên xuống dưới gồm cung thờ Thánh Mẫu (thờ Tam phủ), cung thờ Ngũ vị Tôn ông, cung thờ Quan Hoàng Mười, cung Chầu Mười và cung Trần Triều.
Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam-Hinh-3
Tương truyền từ ông Hoàng Đệ nhất tới ông Hoàng Mười đều có gốc tích là con trai Long thần Bát Hải Đại vương ở hồ Động Đình. Ông Hoàng Mười trong tâm thức người dân xứ Nghệ là hiện thân của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, vị tướng tài thời nhà Lê, tham gia nghĩa quân Lam Sơn lập được nhiều công lao trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh vào thế kỷ XV.  
Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam-Hinh-4
Toàn bộ ngôi đền được phủ bóng cây xanh, phía trước là dòng sông Lam, phía sau là núi cao. Tạo cho đền một địa thế uy linh, đẹp và yên bình. 
Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam-Hinh-5
 Dòng sông Lam ngay trước cổng đền vẫn lặng lẽ trôi, ngôi đền thiêng vẫn ngày từng ngày được nhiều du khách gần xa biết đến.
Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam-Hinh-6
Đền Chợ Củi, theo truyền thuyết năm xưa chính là nơi di quan ông Hoàng Mười trôi về và hóa. Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là tiệc chính của ông. Vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái, cửa đền ông thật là tấp nập, trải dài đến tận đôi bờ sông Lam. Người ta dâng ông: cờ quạt bút sách … để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.
Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam-Hinh-7
Vào năm 1993 đền Chợ Củi được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Kể từ khi được khởi tạo vào cuối đời nhà Lê, đền Chợ Củi nổi tiếng linh thiêng thờ Đức quan Hoàng Mười nên được du khách gần xa tìm đến, nhất là mỗi dịp tết đến xuân về.
Linh thieng ngoi den Cho Cui ben dong song Lam-Hinh-8
 Lễ hội đền Chợ Củi diễn ra ngay từ đầu năm, nhưng hàng năm vào dịp ngày 3/ 3 âm lịch (ngày giỗ Thánh Mẫu) và ngày 10/10 âm lịch (ngày giỗ Quan Hoàng Mười) mới được tổ chức lớn và trọng thể nhất. Các sinh hoạt văn hóa dân gian như hát chầu văn, lễ hầu đồng diễn ra thường xuyên tại đền, những lời ca, tiếng nhạc rộn ràng say đắm tạo nên một không khí lễ hội rất sống động như mời gọi, lưu giữ bước chân du khách muôn phương.