Người bệnh sắp hết thời khổ vì xét nghiệm

Từ 1/7 tới, 38 bệnh viện (BV) trực thuộc Bộ Y tế sẽ thực hiện việc liên thông kết quả xét nghiệm. 

Nguoi benh sap het thoi kho vi xet nghiem
Người bệnh sẽ không phải mệt mỏi vì các thủ tục xét nghiệm.Ảnh: P.V 
Không công nhận kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện đã và đang khiến người bệnh khốn khổ mỗi lần đi khám, chữa bệnh. Mất thời gian, tốn kém, ảnh hưởng đến quá trình điều trị… nhưng người bệnh vẫn phải chấp nhận trong suốt thời gian dài qua.
Từ 1/7, 38 bệnh viện sẽ liên thông kết quả xét nghiệm
Từ 1/7 tới, 38 bệnh viện (BV) trực thuộc Bộ Y tế sẽ thực hiện việc liên thông kết quả xét nghiệm. Liên thông xét nghiệm nghĩa là kết quả xét nghiệm ở bệnh viện này sẽ được chấp nhận khi khám chữa ở bệnh viện khác, giúp người bệnh không phải xét nghiệm nhiều lần mỗi khi chuyển viện.
Khổ vì xét nghiệm
Đã gần đến giờ nghỉ trưa nhưng khu vực xét nghiệm Bệnh viện (BV) Đại học Y Hà Nội vẫn kín bệnh nhân chờ nhận kết quả xét nghiệm. Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Quang K., ở tỉnh Nam cho biết: “Đầu tuần, tôi khi khám ở BV dưới huyện, các bác sĩ xét nghiệm và chẩn đoán tôi bị viêm gan B. Nhận kết quả tôi khá bất ngờ. Để chắc chắn bệnh tình của mình tôi đã lên Hà Nội kiểm tra lại. BV yêu cầu làm lại toàn bộ các xét nghiệm, khám chữa, không dùng lại kết quả xét nghiệm tôi đã làm trước đó vài hôm tại BV huyện”.
“Khâu chờ đợi xét nghiệm, lấy kết quả xét nghiệm cũng mất cả ngày trời. Như tại BV Đại học Y số thứ tự siêu âm của tôi là 110 thì phải đến chiều mới đến lượt. Xét nghiệm máu lấy được số sớm hơn nhưng kết quả đến 11h30 mới nhận được. Sau khi có kết quả phải chờ bác sĩ kết luận… Quy trình khám, chữa bệnh mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức”, ông K. bức xúc.
Tình trạng phải làm lại xét nghiệm như bác K. không phải hiếm. Đa số bệnh nhân khám, chữa bệnh tuyến dưới chuyển lên đều phải làm lại xét nghiệm khi đến cơ sở y tế tuyến trên. Lý do các bệnh viện đưa ra hiện các BV chưa công nhận kết quả xét nghiệm, chiếu chụp của lẫn nhau, mà chỉ có thể coi kết quả xét nghiệm của BV khác là tham khảo.
Việc không công nhận kết quả khám, chữa bệnh khiến người bệnh kêu than. Ngay cả cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phàn nàn. Kết quả thanh, kiểm tra của đơn vị này trong năm 2016 cho thấy, trong số hàng ngàn tỉ đồng bội chi quỹ BHYT có một tỉ lệ không nhỏ là việc gia tăng sử dụng dịch vụ xét nghiệm. Trong toàn bộ chi khám chữa bệnh thì chi phí dành cho chụp chiếu, xét nghiệm chẩn đoán chiếm khoảng 20%. Mỗi năm, các BV làm tới 400-450 triệu xét nghiệm - một con số không hề nhỏ. Cũng theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu các BV công nhận kết quả xét nghiệm của nhau sẽ giảm ít nhất giảm 5-10% chi phí cho các xét nghiệm. Ngoài ra, các BV sẽ phải nâng cao chất lượng đạt chuẩn trong việc xét nghiệm.
Đánh giá về chất lượng xét nghiệm giữa các cơ sở điều trị và giữa các tuyến điều trị hiện nay PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng: Nhìn chung chưa đồng đều. Chất lượng xét nghiệm thường tốt hơn ở các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, chất lượng còn hạn chế ở các bệnh viện tuyến dưới. Các bệnh viện tư nhân cũng phải tham gia liên thông và cũng phải được đánh giá chất lượng để thực hiện liên thông.
Tin vui đến với người bệnh
Tại Hội nghị triển khai tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học, hướng tới liên thông kết quả xét nghiệm tổ chức tại Hà Nội ngày 23.6, GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế thừa nhận, việc các BV chưa công nhận kết quả xét nghiệm liên thông gây tốn kém về tiền bạc, thời gian của người bệnh và ảnh hưởng đến cả quá trình khám, chữa bệnh. Thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm có nghĩa là một số xét nghiệm sau khi đã có kết quả có thể được cơ sở khám chữa bệnh khác sử dụng để chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh, giúp tiết kiệm chi phí thực hiện xét nghiệm trong một số trường hợp.
“Lộ trình liên thông kết quả xét nghiệm đã được xác định trong Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025, trong đó trước ngày 1/1/2018 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các BV hạng đặc biệt và hạng I; Đến năm 2020 thực hiện liên thông xét nghiệm đối với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Đến năm 2025 liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Trước mắt, từ 1.7 tới sẽ thực hiện việc liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm của 38 BV trực thuộc Bộ Y tế” GS.TS Tiến cho hay.
“Quá trình chuẩn bị liên thông kết quả xét nghiệm, các phòng xét nghiệm phải được đánh giá mức chất lượng, phải tiến hành nội kiểm, ngoại kiểm, hiệu chuẩn thiết bị và triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến quản lý chất lượng xét nghiệm. Khi xét nghiệm có độ tin cậy cao hơn, cơ sở khám chữa bệnh này có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác, một số xét nghiệm không phải làm lại sẽ tránh được lãng phí.
Chỉ cần giảm được 1% số xét nghiệm thì mỗi năm, chỉ tính riêng số xét nghiệm không phải thực hiện tại các bệnh đã là khoảng 4,75 triệu lượt. Nếu tính trung bình mỗi xét nghiệm có giá 50.000đ thì chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 237,5 tỉ đồng”, PGS.TS Khuê cho hay.

24 người bị nghi phơi nhiễm HIV khi cứu nạn nhân tại Kon Tum

Trong lúc tham gia cứu hộ tai nạn giao thông tại tỉnh Kon Tum, 24 người có thể bị nghi phơi nhiễm HIV vì không hề biết một nạn nhân bị nhiễm HIV.

Chiều ngày 2/7, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thông tin, 1 trong 4 nạn nhân tử vong trong vụ 2 xe khách đối đầu tại Kon Tum nhiễm HIV. Tuy nhiên trong quá trình đưa đi cấp cứu và làm nhiệm vụ cấp cứu, 17 y bác sỹ và 7 người dân đã tiếp xúc trực tiếp với máu của người này mà không biết nên đã không thực hiện phòng hộ, nghi phơi nhiễm HIV.
24 nguoi bi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nan nhan tai Kon Tum
Sau vụ va chạm, một trong hai chiếc xe đã bẹp dúm dó phần đầu. Ảnh báo Kon Tum. 
Trước sự việc này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế Komtum ngay lập tức báo cáo vụ việc bằng văn bản về Cục. Đồng thời yêu cầu các phòng chức năng của Cục như phòng truyền thông, phòng điều trị, phòng giám sát – xét nghiệm khẩn trương liên hệ với Sở Y tế tỉnh Kon Tum để triển khai gấp nhiều đầu việc. Trong đó hướng dẫn địa phương tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV miễn phí điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo quy định. Phòng giám sát – xét nghiệm hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng yêu cầu Sở Y tế Kon Tum tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và các cán bộ y tế đã tích cực, dũng cảm tham gia cấp cứu người bị nạn. Trường hợp đặc biệt lấy xe gia đình chở người đi cấp cứu như báo chí đưa thì cần có ưu tiên đặc biệt để động viên, khen thưởng.
Trước đó vào khoảng 12h ngày 30/6/2017, tại Km1522 thuộc đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đăk Hrinh, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), chiếc xe khách 16 chỗ mang BKS 82B - 002.45 của nhà xe Vạn Thành lưu thông theo hướng từ huyện Đắk Tô về TP Kon Tum đã đâm vào xe khách mang BKS 82B-002.23 của nhà xe Mạnh Tiến lưu thông hướng ngược lại. .Cú tông trực diện khiến 2 xe biến dạng, 2 người tử vong tại chỗ, 2 người tử vong sau 1 ngày điều trị tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum và hơn 10 người khác bị thương
Liên quan đến thông tin về các bệnh nhân của vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này, ông Trần Minh Tuấn- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết, hiện nay còn 2 nạn nhân bị thương nặng là Vũ Thị Hương (21 tuổi, ở huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai) và Nguyễn Thị Phương (19 tuổi, ở thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc nhưng đã qua cơn nguy kịch.
24 nguoi bi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nan nhan tai Kon Tum-Hinh-2
 Các y bác sĩ  đang tích cực cấp cứu cho các nạn nhân của vụ tai nạn tham khốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Ảnh báo Kon Tum

BS Phạm Thị Nguyệt - Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết: Trong 2 trường hợp nặng đang điều trị tại khoa, nạn nhân Hương bị đứt động mạch dưới xương đòn, gãy xương đòn, gãy xương cánh tay phải đã qua cơn nguy kịch và đã tỉnh. Còn nạn nhân Phương bị chấn thương sọ não, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn lơ mơ. Chúng tôi vẫn đang tích cực điều trị.

Ngoài ra, còn 5 nạn nhân khác của vụ tai nạn này đang được điều trị ở Khoa Ngoại chấn thương, 1 người điều trị ở Khoa Tai mũi họng và 1 người đã xin xuất viện về Quảng Nam.

Bên nhau cả đêm, chồng sắp cưới không thèm động đến người

Tối đó tôi và anh ở cùng một phòng nào có khác gì vợ chồng. Ấy vậy mà anh lẳng lặng khép cửa, ra ngoài ngủ cả đêm khiến tôi tủi thân vô cùng.

27 tuổi, tôi chính thức quyết định lấy chồng. Tôi không nghĩ như thế là quá muộn. Niềm hạnh phúc, sự hân hoan của cô gái sắp sửa kết hôn cuối cùng vỡ vụn khi biết một sự thật đau lòng về chồng sắp cưới.