Ngư dân "nhặt tiền" trên những rạn đá san hô

16h, thủy triều rút nhanh lộ ra những rạn đá san hô trải dài hơn 1km. Đó là lúc ngư dân xã đảo Tam Hải tất bật mang đồ nghề ra bãi khai thác hải sản.

Trời như trút nắng xuống mặt biển, cả ghềnh đá xâm xấp nước ở thôn Thuận An, xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam) sáng rực dưới ánh chiều. Đang vào mùa đi biển, những ghe thuyền tại bãi vắng bóng hẳn, chỉ còn thấp thoáng những chiếc ghe còn hành nghề khai thác rong mơ cuối vụ.
Ngu dan
Thủy triều rút, những rạn đá lởm chởm, sần sùi dần lộ ra. Đây là nơi nhiều người đi tìm kiếm hải sản như ốc, nghêu…
Từ trong các khu dân cư, bóng dáng những người phụ nữ cũng xuất hiện sau rặng dừa xanh, mỗi người cầm trên tay những chiếc rổ hay xảo để "mót" nghêu, ốc, sò… Cái nghề "mót" hải sản được người dân ví như đi "nhặt tiền" trên rạn đá, tuy chẳng có nhiều nhưng cũng đủ cho bữa cơm có thêm miếng thịt, con cái có thêm sách vở trước năm học mới.
Người làm nghề này chủ yếu là phụ nữ, đi theo nhóm nhỏ 3-5 người để hỗ trợ lẫn nhau, hay có thêm người trò chuyện cho rôm rả. Dưới cái nắng bỏng rát của miền Trung mùa này, những bóng người nhỏ bé lao xao giữa dòng nước, mò mẫm trong cát, hốc đá để tìm kiếm hải sản. 
Một tay mò mẫm dưới cát, tay còn lại giữ chặt chiếc xô nhựa, bà Trần Thị Liên (65 tuổi, ở thôn Thuận An) cho biết, tùy thời điểm thủy triều lên xuống, công việc thường kéo dài 3-4 tiếng là kết thúc. Ngày may mắn mò được nhiều loại ốc đắt tiền như ốc mặt trăng, sò mai… cũng kiếm được mấy trăm ngàn đồng, ngày ít thì vài chục ngàn, đủ tiền chợ búa.
Theo bà Liên, nghề mót hải sản theo con nước thủy triều này thường bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 8 âm lịch.
"Dân biển chúng tôi không chết đói được, mùa nào thức ấy, từ khai thác rong mơ đến hái rong mứt, mót hải sản… chỉ cần chăm chỉ lao động là sống thôi", bà Liên cười nói.
Ngu dan
Bà Trần Thị Liên (65 tuổi) mỗi ngày đều mò mẫm hàng giờ đồng hồ dưới nước để tìm kiếm hải sản.
Để ra giữa rạn đá, những người phụ nữ phải đi dép hoặc tất, tránh đá nhọn lởm chởm, sần sùi dưới chân và mũ, khẩu trang luôn bịt kín mặt. Do địa hình, việc khai thác hải sản ở đây chủ yếu bằng tay, không thể dùng cào lớn để đánh bắt như một số vùng biển khác.
Ngoài mò bằng tay, một số người còn dùng thanh sắt dài được uốn cong phần đầu để cào bới những lớp đá dày và to. Tuy nhiên, dù bằng cách nào thì cũng phải dùng sức của đôi tay để cào bới, mò mẫm dưới lớp bùn, đá. Không những thế, công việc còn cần sự chịu khó. Làm việc dưới nắng gắt nên rất dễ bị say nắng. Do ngâm mình nhiều giờ liền trong nước nên bệnh ngoài da khó tránh khỏi.
Ngu dan
Ngoài những nghêu, sò, khi may mắn, người đi mò hải sản còn tìm được ốc mặt trăng, ốc nón…
Dù đã ở tuổi 85, cụ Nguyễn Thị Xuân (thôn Thuận An) vẫn minh mẫn và nhanh nhẹn. Hàng ngày, cụ vẫn cùng những người phụ nữ trong xóm đi cào nghêu.
"Tôi già cả rồi không ngụp lặn dưới nước nổi nữa, nên chỉ đi ven rạn đá để cào thôi. Một buổi, tôi cào được khoảng 3 ký nghêu, bán được hơn 80.000 đồng, để dành chợ búa và mua trầu cau ăn đỡ buồn", cụ Xuân vừa nói vừa cười.
Cũng theo cụ Xuân, nghêu ốc ở đây sau khi thu hoạch không cần phải mang ra chợ bán, người dân đi cào mang về, sẽ có thương lái tới từng nhà thu mua.
Mùa nào xã đảo này cũng sóng nước mênh mông. Đứng bên này sông nhìn từ phía đất liền, vẫn thấy bóng dáng những người phụ nữ nơi rạn đá trông hắt hiu, chơ vơ giữa muôn trùng con sóng ngày đêm xô vào cồn bãi. Họ là những người phụ nữ nhẫn nại bám con nước mưu sinh.
Ngu dan
Những người phụ nữ đi giật lùi để cào nghêu.
Ngu dan
Ngoài việc mò bằng tay, cái cào nhỏ hay thanh sắt to được uốn cong phần đầu để tìm dưới những lớp đá dày, to cũng được sử dụng.
Ngu dan
Ở tuổi 85, cụ Nguyễn Thị Xuân vẫn ngày ngày nhặt ốc, cào nghêu.

Loại hải sản nhìn 'rùng mình' này 'đắt' nhất thế giới

Khi mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu theo đuổi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao hơn, trong số đó, thực phẩm là mục tiêu mà người dân các nước sẽ không từ bỏ.

Và ẩm thực trên thế giới cũng rất phong phú, những món ngon hấp dẫn như thịt và rau, hải sản, thú săn,… đã thu hút sự chú ý của mọi người, trong những năm qua, hải sản đã trở thành món ăn tương đối phổ biến trên thế giới và hầu hết hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao, mùi vị rất thơm ngon, rất phù hợp với nhu cầu ăn uống của con người.

Vụ 600 nghìn 3 suất mỳ bò ở Nha Trang, chủ nhà hàng bị phạt 21 triệu

Quán hải sản trên đường Trần Phú, TP Nha Trang, bị xử phạt 21 triệu, sau phản ánh của khách du lịch bán phần mỳ xào bò giá 200.000 đồng.

Sáng 25/6, ông Phan Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, quán hải sản Ngọc Phú, phường Vĩnh Nguyên, bị phạt 21 triệu đồng vì niêm yết giá không rõ ràng, chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Chính quyền thành phố đề nghị nhà hàng này bổ sung đầy đủ các giấy phép để đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, và phải cam kết chấp hành tốt quy định như bán đúng giá, đảm bảo chất lượng.

Vu 600 nghin 3 suat my bo o Nha Trang, chu nha hang bi phat 21 trieu

Nhà hàng hải sản bị tố “chặt chém” trên đường Trần Phú bị xử phạt 21 triệu đồng.

Theo ông Liêm, Nha Trang là thành phố thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh chưa chấp hành tốt quy định, và bảo vệ du khách cũng như người dân khi tới đây.

Trước đó, hôm 16/6, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh, kèm thông tin của du khách phàn nàn về nhà hàng hải sản Ngọc Phú là “chặt chém”. Trong nội dung thể hiện, một gia đình là khách du lịch vào nhà hàng Ngọc Phú để ăn, rồi gọi 3 phần mỳ xào bò (2 suất ăn tại quán, một mang về). Lúc sau, họ nhận suất ăn có khá nhiều mỳ, nhiều rau và chỉ có 4-5 miếng thịt bò khô, dai.

Đến lúc tính tiền, nhóm khách thắc mắc khi tổng ba phần mỳ xào bò giá 600.000 đồng (200.000 đồng/suất), thì phía nhà hàng phản hồi “vì đấy là mì bò nên đắt”, nhưng không muốn tranh cãi nên các thành viên rời đi.

Vu 600 nghin 3 suat my bo o Nha Trang, chu nha hang bi phat 21 trieu-Hinh-2

Phần mỳ xào bò các du khách đã gọi tại quán ăn.

Liên quan sự việc này, ông Ngọc Thành (chủ nhà hàng Ngọc Phú) cho biết, quán mới mở lại sau Tết. Phần mỳ xào bò khách phản ánh thường trung bình 150.000-160.000 đồng, nhưng gần đây nhiều dịch vụ bị tăng giá, như giá xăng, gas giá cao khiến nhà hàng phải tăng giá thức ăn theo.

Tuy nhiên, khi bị khách phản ứng giá đắt, ông mong muốn được giải thích và xin lỗi công khai vì dịch vụ quán chưa được tốt.

TVC và TVB lên kế hoạch 2023 ra sao sau biến cố lãnh đạo bị bắt?

Ngay sau khi Chủ tịch TVC và TVB Phạm Thanh Tùng bị bắt, hai doanh nghiệp này đều thay đổi "người cầm trịch" mới và báo lỗ khủng sau kiểm toán. Kế hoạch 2023 là thoát lỗ.

Sau sự cố Chủ tịch bị khởi tố, TVC và TVB đều báo lỗ khủng, chị gái "cầm trịch"
Tháng 12/2022, Viện Kiểm sát đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Tùng (Chủ tịch TVB và TVC) về tội Thao túng thị trường chứng khoán căn cứ theo Quyết định khởi tố vụ án xảy ra tại CTCP Louis Holdings, CTCP Louis Capital (TGG), CTCP Louis Land (BII), CTCP Chứng khoán Trí Việt (HoSE: TVB) số 20/QĐ-CSKT-P10 ngày 20/4/2022.
Cụ thể, từ tháng 1-10/2021, ông Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch Louis Holdings kiêm Thành viên HĐQT TGG và BII) đã thông đồng với ông Đỗ Đức Nam (cựu Tổng Giám đốc TVB) và các đối tượng khác sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu TGG, BII và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.
Ngay sau đó, TVC và TVB đã bầu bà Phạm Thị Thanh Huyền đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của cả hai công ty trên. Bà Huyền chính là chị gái ông Phạm Thanh Tùng.
Chiến lược của cả hai công ty trong thời gian tới là tập trung vào hoạt động tự doanh, trong đó phân bổ 90% vào các cổ phiếu bluechip và vốn hoá lớn, vừa. Trong đó khoảng 50-70% đầu tư trung - dài hạn, 30-50% đầu tư ngắn hạn dưới 3 tháng. Đồng thời, phân bổ 5-10% để đầu tư ngắn hạn 1-3 tháng với một số cổ phiếu vốn hoá vừa/nhỏ có cơ bản tốt và có khả năng có biến động giá mạnh trong ngắn hạn.
Đồng thời, TVC và TVB sẽ tái cấu trúc mô hình và bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, phát triển trọng tâm, nâng cao chất lượng nhân sự. Đặc biệt, chú trọng tăng cường giám sát việc điều hành thực hiện của hệ thống, nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, hai doanh nghiệp này đều có tỷ trọng đầu tư cổ phiếu HPG rất lớn trong danh mục đầu tư chứng khoán. Trong đó, TVC ghi nhận giá trị ghi sổ đầu tư chứng khoán là 1.301 tỷ đồng, riêng cổ phiếu HPG chiếm nhiều nhất tới 897 tỷ đồng, FPT ở mức 289 tỷ đồng, MWG 70 tỷ đồng, còn lại các mã khác. Nhưng TVC đã phải dự phòng tới 358 tỷ cho HPG, 4,8 tỷ cho FPT và 3 tỷ cho MWG, các cổ phiếu khác là gần 9 tỷ.

Còn TVB đang ghi nhận giá trị gốc đầu tư nhiều nhất vào cổ phiếu HPG là 171 tỷ đồng (giá trị hợp lý chỉ còn 90 tỷ đồng) và FPT 178 tỷ đồng (giá trị hợp lý 183 tỷ). Còn lại nắm lượng ít tại NKG 17,4 tỷ đồng, MWG 65 tỷ đồng, MBB hơn 5 tỷ đồng.
TVC va TVB len ke hoach 2023 ra sao sau bien co lanh dao bi bat?
 Group Trí Việt
Cùng lên kế hoạch thoát lỗ khủng để có lãi
Còn về kế hoạch chi tiết, CTCP Chứng khoán Trí Việt (HoSE: TVB) đã thông qua kế hoạch năm 2023 với doanh thu đạt 62 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 16 tỷ đồng. Đồng thời dự kiến chia cổ tức không quá 10% vốn điều lệ căn cứ vào kết quả kinh doanh và lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.