Ngôi nhà lụp xụp được hét giá hơn 35 tỷ nhờ xây bằng thứ này

Ngôi nhà làm bằng gỗ Phoebe zhennan quý hiếm, được gọi là gỗ "sợi vàng". Người ta cho rằng nó được xây dựng vào thời nhà Minh, từ năm 1368 đến 1644.

Nhìn bề ngoài, ngôi nhà này có thể trông giống như một ngôi nhà nông thôn bình thường, thậm chí là có vẻ hơi lụp xụp. Tuy nhiên, nó thực sự được làm bằng một trong những loại gỗ đắt nhất thế giới.

Ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ Phoebe zhennan quý hiếm, từng được các hoàng đế Trung Quốc sử dụng và ước tính trị giá hơn 10 triệu Nhân dân tệ (hơn 35 tỷ VND). Nó được phát hiện gần đây ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc và được cho là xây dựng từ thời nhà Minh, từ năm 1368 đến 1644, tờ People's Daily Online đưa tin.

Ngoi nha lup xup duoc het gia hon 35 ty nho xay bang thu nay

Ngôi nhà rộng gần 300 m2 này được sở hữu bởi một người dân địa phương bình thường. Các chuyên gia cho rằng việc thấy được toàn bộ ngôi nhà được làm bằng Phoebe zhennan là cực kỳ quý hiếm. Loại gỗ này vốn nổi tiếng với ánh vàng óng ả khi được đánh bóng và đánh vecni.

Tên của nó trong tiếng Trung tạm dịch là “gỗ lụa vàng”. Ít nhất 30 khúc gỗ có đường kính 50cm đã được sử dụng để xây dựng ngôi nhà có vẻ ngoài khiêm tốn này. Toàn bộ tòa nhà hiện đã được chuyển đến bảo tàng và nó đang được tiến hành trùng tu.

Ngoi nha lup xup duoc het gia hon 35 ty nho xay bang thu nay-Hinh-2

Các hoàng đế thời nhà Minh làm ngai vàng cũng như đồ nội thất trong phòng ngủ từ loại gỗ này. Vì nó có khả năng kháng sâu bệnh tự nhiên nên cũng được ưa chuộng để làm quan tài. Người ta nói rằng nó có giá trị đến mức ngay cả khi bạn có một lượng vàng lớn, bạn cũng khó có thể mua được nó.

Vào năm 2013, một thương gia buôn gỗ đã cố gắng mua 8 cây Phoebe zhennan bằng cách sử dụng 22 ngôi nhà làm khoản cọc cho vụ thương lượng của mình. Lời đề nghị của ông ấy đã bị từ chối. Phoebe zhennan được coi là một loại cây gỗ có nguy cơ tuyệt chủng.

“Sững sờ” khế bonsai ra quả chi chít từ gốc tới ngọn

Trước kia, khế chỉ được dùng để lấy quả nhưng nay dưới bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân, cây khế được cắt tỉa, uốn thành khế bonsai dáng đẹp, sai trĩu quả.

“Sung so” khe bonsai ra qua chi chit tu goc toi ngon
 Thuộc sở hữu của một đại gia ở TP Việt Trì (Phú Thọ), cặp khế bonsai “khủng” gốc to tới 2 người ôm, rêu phong, hốc hác cổ kính. Ảnh: Dân Việt 

Nhờ quyết định nào, nhà Minh tồn tại được gần 300 năm?

Xuyên suốt các triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Hoa, không ít bậc cổ nhân ca ngợi Bắc Kinh là vùng đất "phong thủy bảo địa", là nơi thích hợp nhất để định làm kinh đô. Nhờ vậy, nhà Minh đã tồn tại 300 năm...

Bắc Kinh nằm ở vùng đồng bằng Hoa Bắc, phía tây bắc là sơn mạch núi Yến, phía tây nam có sơn mạch núi Thái Hành, mặt nam là bình nguyên Hoa Bắc, hướng Đông lại có vịnh Bột Hải. Ngoài ra quanh đây còn có hai bán đảo Sơn Đông và Liêu Đông ôm lấy Bột Hải, tạo thành tấm lá chắn bảo vệ vững chắc.

Thành này phía Bắc dựa vào núi hiểm, phía Nam khống chế bình nguyên, xung quanh lại có nhiều tiểu bình nguyên, địa thế từng được rất nhiều bậc cao nhân coi trọng.

Bí ẩn 81 chiếc đinh trên cửa Tử Cấm Thành không ai dám chạm tay

Bạn có biết tại sao thời cổ đại lại có nhiều đinh cửa như vậy và điều đặc biệt là không ai dám động tay vào chúng?

Những chiếc đinh đặc biệt trên cửa Tử Cấm Thành

Trên thực tế, việc sử dụng đinh cửa chín hàng trên cửa hoàng gia có lẽ đã bắt đầu từ thời nhà Minh, vào thời điểm đó đã có những quy định rõ ràng về việc sử dụng đinh cửa. Hơn nữa, hầu hết các đinh cửa trong Tử Cấm Thành đều có 9 cánh, mỗi đường có 9 đinh, tổng cộng có 81 đinh, là bội số của 9. Chín được coi là số dương lớn nhất trong số Trung Quốc cổ đại, những chiếc đinh cửa chín cách trên Tử Cấm Thành còn phản ánh đây là nơi ở của một người có địa vị cao, biểu thị quyền lực tối cao của bậc đế vương.