Ngôi làng nhỏ hồi sinh nghề làm đồ trang trí Giáng sinh bằng thủy tinh

Trong hơn 20 năm qua, Trung tâm nghệ thuật thủy tinh Meisenthal, ở Moselle, một thị trấn nhỏ ở vùng đông bắc nước Pháp đã sản xuất những món đồ trang trí Giáng sinh bằng thủy tinh kết hợp cổ điển và hiện đại.

Ngoi lang nho hoi sinh nghe lam do trang tri Giang sinh bang thuy tinh

Những quả bóng trang trí Noel bằng thủy tinh Meisenthal. Ảnh: C.K

Ngôi làng đang làm sống lại nghề thủ công truyền thống có từ thế kỷ 18.

Trong xưởng sản xuất được xây bằng những viên gạch màu đỏ từ năm 1704, sáu thanh niên đang thổi thủy tinh. Họ phối hợp các động tác nhịp nhàng, chính xác. Nhìn họ làm việc, tưởng rằng mọi thứ đều đơn giản, nhưng họ đang sản xuất một món hàng cao cấp.

Để làm ra một quả bóng thủy tinh treo trên cây thông Giáng sinh là một nỗ lực tập thể: 3 người phụ trách thủy tinh trong lò, một người cắt, một người tạo khuôn và một người đính bóng khi ra lò. Mỗi người phụ trách một công đoạn và phối hợp nhịp nhàng : từ quả bóng màu được đặt ở đầu gậy của người thợ thủy tinh đến việc lắp đặt phần đính kèm của quả bóng, bao gồm cả việc gắp thủy tinh nóng chảy trong lò ở nhiệt độ 1.150°C.

Các thao tác nối tiếp nhau nhịp nhàng. Mỗi quả bóng được làm trong vòng chưa đầy 4 phút. “Chúng tôi gọi đó là vở ballet của những người thợ thủy tinh. Mọi người đều thực hiện sản phẩm của mình từ A đến Z”, ông Philippe Schampion, quản lý xưởng cho biết.

Mỗi ngày, 200 quả bóng Extra, phiên bản đương đại trang trí Giáng sinh được sản xuất trong căn xưởng này. Ở đây có ba địa điểm sản xuất thủy tinh Meisenthal. Tất cả đều làm thủ công. Điều này khiến du khách thích thú và tò mò. Họ đến đây rất đông, đặc biệt vào dịp gần tới lễ Giáng sinh.

Hồi sinh nghề truyền thống địa phương

Địa điểm lâu đời nhất chính là xưởng sản xuất có từ năm 1704. Đây cũng là nơi đón tiếp đông du khách tới tham quan, tìm hiểu các công đoạn sản xuất. Ông Jean-Claude Schilt, nghệ nhân làm thủy tinh cho biết, trong 6 tuần, xưởng đón tiếp tới 40.000 du khách. Một hiện tượng du tại một ngôi làng nhỏ chỉ hơn 600 cư dân, nằm giữa biên giới Pháp-Đức.

Ngoi lang nho hoi sinh nghe lam do trang tri Giang sinh bang thuy tinh-Hinh-2

Nguyên mẫu của Extra, được làm bằng khuôn thạch cao. Ảnh : C.K

Ngoi lang nho hoi sinh nghe lam do trang tri Giang sinh bang thuy tinh-Hinh-3

Những quả bóng Extra sau khi hoàn thành. Ảnh : C.K

Ngoi lang nho hoi sinh nghe lam do trang tri Giang sinh bang thuy tinh-Hinh-4

Quá trình sản xuất bóng trang trí Noel ở xưởng Meisenthal. Ảnh : C.K

Ngoi lang nho hoi sinh nghe lam do trang tri Giang sinh bang thuy tinh-Hinh-5

Jean-Marc Schilt, bậc thầy về nghề thủy tinh. Ảnh : C.K

Ngoi lang nho hoi sinh nghe lam do trang tri Giang sinh bang thuy tinh-Hinh-6

Một công đoạn làm thủy tinh. Ảnh : C.K

Ngoi lang nho hoi sinh nghe lam do trang tri Giang sinh bang thuy tinh-Hinh-7

Dụng cụ làm đồ thủy tinh Meisenthal được trưng bày trong Bảo tàng Thủy tinh. Ảnh : C.K

Đồ trang trí Giáng sinh đã đưa Meisenthal trở lại bản đồ các xưởng sản xuất thủy tinh nổi tiếng, cùng với các nhà máy pha lê lân cận của Saint-Louis, ở Saint-Louis-lès-Bitche, và Lalique, ở Wingen-sur-Moder. Đây là những cái tên nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ những sản phẩm sang trọng. Nhưng lịch sử của xưởng thủy tinh Meisenthal lại rất độc đáo.

Được thành lập vào năm 1704, xưởng thủy tinh hoạt động cho đến ngày 31/12/1969. Tại đây sản xuất tập trung vào các vật dụng hàng ngày: ly, bình an toàn, khay... Sự cạnh tranh và hiện đại hóa quy trình sản xuất đã buộc xưởng sản xuất thủ công phải đóng cửa. Tuy nhiên, các tòa nhà gạch đỏ với một ống khói lớn vẫn còn ở giữa làng.

Vào năm 1992, trái tim của xưởng đã bắt đầu đập trở lại nhờ những người thợ đam mê. Tham vọng của họ: làm sống lại bí quyết của những người thợ thủy tinh bậc thầy cuối cùng của xứ “Pays de Bitche”. Công việc truyền nghề được bắt đầu tại Trung tâm nghệ thuật thủy tinh quốc tế (CIAV) ở Meisenthal, nơi gặp gỡ và giao lưu giữa những người thợ thổi thủy tinh, người học nghề, nghệ sĩ, nhà thiết kế...

Vào cuối những năm 1990, CIAV đã tái khởi động hoạt động sản xuất đồ trang trí Giáng sinh bằng thủy tinh thổi, một di sản địa phương. Trên thực tế, chúng được làm vào năm 1858, cách Meisenthal vài km, trong xưởng thủy tinh của thị trấn Goetzenbruck lân cận, và được sản xuất cho đến năm 1964, với khoảng 250.000 sản phẩm mỗi năm. Sự xuất hiện của bóng nhựa trên thị trường đã lấn át bóng thủy tinh truyền thống.

Trong hơn 20 năm, Meisenthal đã tiếp nối truyền thống đồng thời tạo sự riêng biệt. Mỗi năm, một mẫu quả bóng được chọn, là kết quả công việc của một nhà thiết kế trẻ. Ở Meisenthal, quả bóng Giáng sinh vì thế được nâng lên hàng tác phẩm nghệ thuật. “Sự ra đời của một quả bóng thật tuyệt vời! Thực hiện một dự án từ A đến Z trong vòng chưa đầy một năm, sản xuất 3.000 món trang trí từ tháng 9 đến Giáng sinh và cuối cùng đạt được 35.000 món đồ, đó là một công việc cực kỳ căng thẳng”, ông Philippe Schampion nhấn mạnh.

Năm nay, bóng trang trí Giáng sinh Meisenthal có tên Extra, và là tác phẩm của Nicolas Verschaeve, một nhà thiết kế 27 tuổi người Bỉ gốc Luxembourg.

Từ trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo nghệ thuật, Nicolas đã cho ra đời Extra, quả bóng được ghép từ hai đế chai. Anh giải thích về hành trình của mình: “Tôi quan tâm đến di sản lịch sử của các xưởng thủy tinh ở Meisenthal và Northern Vosges, nơi sản xuất ra nhiều đồ vật hàng ngày, bộ đồ ăn: chai lọ, ly, đĩa làm bánh,... Và trong tất cả những đồ vật công nghiệp, tôi tập trung vào chiếc chai thủy tinh. Theo tôi, nó thể hiện rõ nhất sự thân mật và chia sẻ”.

Làm đồ vật này không đơn giản chút nào, nhất là về kỹ thuật vì yêu cầu phải thổi được. Ngoài ra, quả bóng không được gây tranh cãi, nó phải có khả năng kể một câu chuyện, đưa chúng ta sang một thế giới khác.

Nhà thiết kế đã giữ lại một chi tiết tầm thường, phần đáy cong với những đường sọc nhỏ, để biến nó thành một vật thể mang tính thẩm mỹ. Từ những bản phác thảo đầu tiên cho đến những quả bóng được trưng bày trong cửa hàng, qua các nguyên mẫu được làm bằng khuôn thạch cao rồi đến việc sản xuất trong khuôn gang, công việc này mất vài tháng mới thành hiện thực.

Trong khi hoạt động sản xuất và bán hàng đang diễn ra sôi nổi vào tháng 12 này, Nicolas Verschaeve coi trọng cao trải nghiệm nghệ thuật của mình và những tác động của sản phẩm. “Bản thân nó là một vật thể khá khiêm tốn, tuy nhiên, những gì nó đại diện, đó là toàn bộ di sản của những địa điểm sản xuất thủy tinh ở đây được truyền qua vật thể nhỏ bé này ». Nicolas Verschaeve cho biết rất hài lòng khi sáng tạo của anh chạm đến những người đồng tu nghệ thuật cũng như những người dân gắn bó với văn hóa đại chúng địa phương.

Nicolas Verschaeve cũng rất hạnh phúc khi đã đối mặt với một thách thức ngoài sức tưởng tượng cua mình. "Đây là dự án đầu tiên mà tôi sản xuất hàng loạt lớn. Sẽ có gần 40.000 quả cầu sẽ được thổi trong năm nay. Điều này đặt tôi trước trách nhiệm của mình. Khi chúng ta sản xuất một sản phẩm chỉ có năm hoặc mười chiếc và mắc lỗi, điều đó không nghiêm trọng bằng việc mắc lỗi trên 40.000 chiếc. Và đồng thời, nếu có sản xuất nhiều như vậy, đó có nghĩa là đã có một sự chào đón tuyệt vời, mọi người đánh giá cao sản phẩm. Vì vậy, đó là một phần thưởng tuyệt vời và đặc biệt là một công việc theo nhóm tuyệt vời", anh Nicolas Verschaeve chia sẻ.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

Việc truyền tải kiến thức và cử chỉ là một trong những nét chủ đạo của thợ làm thủy tinh bậc thầy Jean-Marc Schilt. “Cha mẹ tôi làm việc tại nhà máy ở Saint-Louis, bản thân tôi bắt đầu làm việc ở đó, đầu tiên là bảo trì các công cụ sản xuất, sau đó là thợ thủy tinh, và tôi đã làm việc ở Meisenthal từ năm 2002. Giờ đến lượt tôi truyền đạt kiến thức của mình”, ông nói. Đối với Jean-Marc, việc bàn giao này đi đôi với sự hài lòng của cá nhân: con trai ông, Thomas cũng là thợ thủy tinh tại CIAV.

Công việc truyền nghề không dừng lại ở việc sản xuất đồ trang trí Giáng sinh, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Hoàn toàn ngược lại. “Từ tháng Một đến lễ Phục sinh, đó là khoảng thời gian yên tĩnh hơn một chút, chúng tôi tận dụng thời gian này để đón thực tập sinh và thành lập các nhóm nghiên cứu, làm nguyên mẫu. Và vào Lễ Phục sinh, mùa du lịch bắt đầu: chúng tôi làm những đồ vật nhỏ - những chiếc ly nhỏ, những chiếc bình nhỏ - để bán trong các cửa hàng trước khi dồn sức vào mùa đồ trang trí Giáng sinh vào tháng Chín”.

Khoảng 70.000 bóng trang trí Giáng sinh được sản xuất từ ba xưởng của Meisenthal mỗi năm: một nửa là mẫu mới, nửa còn lại là các sản phẩm cũ được làm lại. Yann Grienenberger, Giám đốc CIAV, cho biết: “Khối lượng sản phẩm này được sản xuất từ thiết bị của chúng tôi, từ ba lò nung và từ những thợ làm thủy tinh tuyệt vời của chúng tôi”.

Ngoài nhu cầu lớn về bóng trang trí Giáng sinh, những quả bóng thủy tinh Meisenthal còn đáp ứng một triết lý. “Chúng tôi giống như một người nông dân ở đáy thung lũng sử dụng đất của mình một cách có trách nhiệm. Chúng tôi sử dụng nghề thủ công bền vững: với thiết bị chúng tôi có, với những người phụ nữ và nam giới trong nhóm, chúng tôi tạo ra những gì có thể, với niềm đam mê. Và chúng tôi chủ yếu bán hàng ngay tại địa phương, ở Meisenthal”, ông Yann Grienenberger cho biết.

Những quả bóng thủy tinh Meisenthal bán chạy vì có tới 40.000 du khách tới đây chỉ trong 6 tuần cuối năm. Vì vậy, quả bóng Giáng sinh góp phần thúc đẩy du lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Để thu hút và giữ chân những du khách này, xưởng thủy tinh lột xác thực sự trong những năm gần đây.

Một dự án cải tạo khổng lồ đã được cộng đồng các xã thuộc “Pays de Bitche” thực hiện với ngân sách 15 triệu euro. CIAV được mở rộng để lắp đặt hai lò mới và xây dựng một cửa hàng bán đồ thủy tinh.

Bảo tàng Thủy tinh vốn đã tồn tại nay được thay đổi hoàn toàn và diện tích đã tăng gấp đôi: có phòng về kỹ thuật sản xuất thủy tinh, nóng hoặc lạnh; một phòng khác về các đồ vật được làm tại xưởng thủy tinh Lorraine trong suốt lịch sử; hay một không gian dành riêng cho các tác phẩm của Emile Gallé, người đã cộng tác với xưởng thủy tinh Meisenthal vào nửa sau thế kỷ 19.

Đối diện bảo tàng, là hội trường bằng kính rộng lớn, một nơi mang tính biểu tượng của khu vực. Tòa nhà công nghiệp, nơi lưu giữ những lò thủy tinh cũ, nay đã trở thành địa điểm văn hóa, phòng triển lãm, biểu diễn và hòa nhạc với các thể loại đa dạng, từ nghệ thuật đương đại đến nhạc rock và nghệ thuật đường phố.

Du khách đến cơ sở sản xuất thủy tinh Meisenthal được đắm mình trong cả một địa điểm di sản đáng chú ý và một môi trường văn hóa thực sự đáng để ghé thăm.

Kỳ lạ đoàn tàu một ray "xuyên thủng" tòa nhà chung cư 19 tầng

Đường sắt trên cao đi xuyên qua chung cư 18 tầng và một bến tàu được bố trí ngay trong lòng tòa nhà chính là nét đặc trưng hiếm có của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

Ky la doan tau mot ray
Do quỹ đất hạn hẹp, nhà cao tầng san sát, đồi núi bao quanh, Trùng Khánh buộc phải đưa ra các thiết kế hạ tầng và giao thông khác biệt. 
Ky la doan tau mot ray
Ga tàu nằm trong tòa chung cư cũng là một cách để tiết kiệm đất đai, tránh phải đi vòng hay phá hủy tòa nhà. 
Ky la doan tau mot ray
 Công trình tàu điện đặc biệt này là ga tàu Lý Tử Bá nằm ở quận Du Trung, thành phố Trùng Khánh.
Ky la doan tau mot ray
Nhằm không gây ảnh hưởng người dân, các kỹ sư đã sử dụng thiết bị giảm tiếng ồn đến mức khi tầu đi qua chỉ tạo ra âm thanh tương đương cuộc nói chuyện bình thường.
Ky la doan tau mot ray
Ngoài ra, khi tàu chạy sẽ gây bụi vì tàu chạy sử dụng năng lượng điện chạy trên một đường sắt chỉ có một ray. 

Ky la doan tau mot ray
Đoàn tàu cũng không cản trở các phương tiện khác bởi nó chạy chủ yếu ở trên cao, nằm giữa các trục đường không giao cắt đồng mức với bất cứ trục đường nào. 
Ky la doan tau mot ray
 Suốt hành trình, khách sẽ được ngắm Trùng Khánh từ trên cao với nhiều góc độ, sắc màu khác nhau.
Ky la doan tau mot ray
Gần 20 km hành trình, tàu chỉ dừng lại đón trả khách nửa phút mỗi ga và không thấy nhân viên nào đến soát vé. 
Ky la doan tau mot ray
 Thiết kế độc đáo này thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Những nhân vật Giáng sinh kỳ lạ trên khắp thế giới

Cùng với ông già Noel, các quốc gia trên thế giới còn có nhiều nhân vật đặc biệt lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian.

Nhung nhan vat Giang sinh ky la tren khap the gioi
 "Krampus" là một nhân vật Giáng sinh đặc biệt ở Áo và Đức, được mô tả là "chuyên trị" những đứa trẻ nghịch ngợm. Dựa trên văn hóa dân gian, mọi người cùng nhau hóa trang thành sinh vật ma quỷ trên, diễu hành qua các khu phố và "dọa" người khác khiếp sợ.

Choáng ngợp công viên băng rực rỡ ở Cáp Nhĩ Tân lạnh -30 độ

Công viên băng tuyết Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc mở cửa cho công chúng từ hôm 18/12. Hơn 1.000 tác phẩm băng đăng cùng các màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp được lắp đặt trong khuôn viên để du khách chiêm ngưỡng.

Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do

Được tổ chức lần đầu vào năm 1963, lễ hội Băng đăng Cáp Nhĩ Tân là lễ hội hàng năm tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Ảnh: Xinhua.

Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-2
Lễ hội băng đăng quốc tế tại thành phố Cáp Nhĩ Tân sẽ chính thức khai mạc vào ngày 5/1/2024. Tuy nhiên, khuôn viên trưng bày các tác phẩm băng đã mở cửa đón khách từ ngày 18/12. Ảnh: Xinhua.
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-3
Công viên băng tuyết khổng lồ này được xây dựng với sự kết hợp của nghệ thuật, văn hóa, sự trình diễn, kiến trúc và cả các môn thể thao nhằm thể hiện sức hấp dẫn của băng tuyết. Ảnh: Xinhua.
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-4
Đây là một trong bốn lễ hội băng tuyết lớn nhất thế giới cùng với Festival Tuyết Sapporo, Carnival Mùa đông Thành phố Québec và Festival Trượt tuyết tại Na Uy. Ảnh: Xinhua.
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-5
Du khách thích thú check-in ở lễ hội băng đăng trong tiết trời lạnh gần -30 độ C tại thành phố Cáp Nhĩ Tân. 
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-6
Tại lễ hội Băng đăng Cáp Nhĩ Tân, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc bằng băng khổng lồ với hệ thống ánh sáng huyền ảo, cũng như tham quan nhiều hoạt động mùa đông như bơi lội, trượt tuyết. Ảnh: Xinhua. 
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-7
 Những đứa trẻ cũng thích thú khi được đến tham quan những công trình băng đăng khổng lồ.
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-8

Công nghệ trang trí tác phẩm điêu khắc băng bao gồm từ các phương thức hiện đại (dùng đèn laze) đến truyền thống (đèn lồng băng). Ảnh: Xinhua.

Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-9
Nhiệt độ ngoài trời xuống tới khoảng -30 độ C giúp những công trình kiến trúc có thể giữ nguyên dáng vẻ ban đầu. Ảnh: Xinhua. 
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-10
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân được thắp đèn sáng lung linh. Ảnh: Xinhua. 
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-11
Du khách thích thú trải nghiệm trò chơi ở lễ hội. Ảnh: Xinhua. 
Choang ngop cong vien bang ruc ro o Cap Nhi Tan lanh -30 do-Hinh-12
Buổi tối, cả khuôn viên lên đèn rực rỡ, lunh linh. Ảnh: Xinhua. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1