Ngôi làng kỳ lạ nghe tiếng người nhưng không thấy ai

Tại một ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc, nhiều người từng đến thăm và kể lại rằng họ nghe thấy tiếng cười nói rất rôm rả từ xa nhưng khi đến gần lại không thấy bóng dáng ai.

Thành phố Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có một ngôi làng đặc biệt có gần 10.000 ngôi nhà được xây dựng dưới lòng đất sâu 6-7 m. Ngôi làng này hiện chỉ còn khoảng 3.000 người sống, số còn lại đã chuyển lên mặt đất để có một cuộc sống hiện đại hơn.
Nhiều người khi ghé thăm ngôi làng kỳ lạ này đều nghĩ rằng nơi này giống như tàng hình vậy. Khi đứng ở xa, họ đã nghe thấy tiếng cười, tiếng nói chuyện. Thế nhưng lại không hề thấy bóng dáng của một ai khác hay bất kỳ ngôi nhà nào hết. Thực chất, đó là tiếng nói cười của những người dân sống trong các ngôi nhà dưới lòng đất.
Ngoi lang ky la nghe tieng nguoi nhung khong thay ai
Ngôi làng sống dưới lòng đất nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: Shutterstocks. 
Theo lịch sử ghi chép, ngôi làng này hình thành cách đây khoảng 4.000 năm và trở nên phổ biến vào thời nhà Minh và nhà Thanh.
Các căn nhà trong làng là một chiếc hố được xây dựng theo dạng hình vuông có cạnh 10-12m, sâu 6-7m. Trên 4 bức tường của hố, người ta đào những hang động để bố trí phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh… Nhiệt độ nơi ở được điều hòa tự nhiên, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Mỗi ngôi nhà này đều có một đường hầm khá sâu để kết nối với thế giới bên ngoài qua một sân chung. Nếu nhìn từ trên cao, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy sân sinh hoạt chung của nhiều ngôi làng. Đây cũng chính là nơi để tổ chức lễ hội, cưới hỏi cũng như những sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây.
Ngoi lang ky la nghe tieng nguoi nhung khong thay ai-Hinh-2
Mỗi ngôi nhà này đều có một đường hầm khá sâu để kết nối với thế giới bên ngoài qua một sân chung. 
Những ngôi nhà dưới lòng đất ở Trung Quốc được xây dựng vuông vức, tiết kiệm chi phí và phù hợp với người dân nghèo. Những ngôi nhà này có giếng thoát nước rất tốt, có thể chống ngập úng trước các trận mưa lớn. Chúng cũng có khả năng cách âm, chống động đất…
Ngày nay, các ngôi nhà dưới lòng đất cũng được cung cấp điện nước, các trang thiết bị hiện đại. Để có được một căn nhà dưới lòng đất như thế này, mỗi hộ gia đình phải mất 2-3 năm đào đất lấy chỗ trống rồi mới tiến hành xây dựng.
Mọi sinh hoạt của các hộ gia đình ở những ngôi làng dưới lòng đất đều gói gọn trong căn nhà nhỏ kín đáo.
Ngoi lang ky la nghe tieng nguoi nhung khong thay ai-Hinh-3
Một số gia đình trong làng đã trang trí nhà của mình thật đẹp mắt để đón khách và bán nông sản địa phương. 
Hiện tại, những căn nhà cổ dưới lòng đất này đang được chính phủ bảo tồn. Những căn nhà từng được ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2011.
Chính quyền địa phương cũng tuyên bố tiếp tục bảo tồn khu di tích đồng thời biến nó thành một điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Vài năm trở lại đây, ngôi làng thu hút sự chú ý của khách du lịch. Vì vậy, một số gia đình đã trang trí nhà của mình thật đẹp mắt để đón khách và bán nông sản địa phương.

Bên trong ngôi làng “ma” gần 80 năm không người ở

Tyneham được biết đến là một "ngôi làng ma bị lãng quên" bởi nó hoàn toàn vắng bóng người từ năm 1943, thời điểm giữa Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Ngôi làng “ma” Tyneham còn được biết tới với cái tên "ngôi làng đã mất" bởi người dân địa phương. Ngôi làng nằm trong một thung lũng hẻo lánh giữa 2 rặng đồi Purbeck Dorset, phía Tây Nam nước Anh.
Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o
Tyneham còn được biết tới với cái tên "ngôi làng đã mất". 

Làng Tyneham có một lịch sử rất lâu đời, với dấu vết về sự định cư của nhiều nền văn minh trước đây. Các di chỉ cho thấy từng có người sống từ suốt thời đại đồ sắt đến thời kỳ La Mã sau này.

Làng cũng có một nhà thờ cổ thờ Thánh Mary được xây dựng vào thế kỷ 15, từng xuất hiện trong bộ phim "Doomsday Book" (Ngày Khải huyền).

Tuy vậy, giờ đây không còn ai sống ở làng, sau khi mọi cư dân rời đi vào năm 1943 bởi một cuộc di tản. Địa hình của vùng được cho là lý tưởng cho các cuộc diễn tập quân sự.

Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o-Hinh-2
Nhà thờ cổ thờ Thánh Mary được xây dựng vào thế kỷ 15. 

Tổng cộng 7.500 mẫu Anh (hơn 3.000 héc ta) của làng Tyneham đã được Bộ Chiến tranh Anh trưng dụng ngay trước dịp Giáng sinh năm 1943. Ước tính có khoảng 225 người đã được di dời khỏi Tyneham.

Đáng chú ý, một người dân đã để lại lời nhắn vô cùng cảm động trên cửa nhà thờ cho những người lính đến sau. "Xin hãy giữ gìn cẩn thận nhà thờ và các ngôi nhà; chúng tôi đã từ bỏ ngôi nhà của mình, nơi gia đình chúng tôi đã sống trong nhiều thế hệ, để giúp giành chiến thắng trong cuộc chiến gìn giữ tự do cho loài người. Chúng tôi sẽ trở lại và cảm ơn các bạn đã đối xử thật tốt với ngôi làng", nguyên văn lời nhắn.

Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o-Hinh-3
Bốt điện thoại trong ngôi làng. 

Mặc dù luôn hy vọng trở về nhà, nhưng những cư dân xưa sẽ chẳng thể đặt chân đến Tyneham được nữa. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều người định cư ở những ngôi nhà mới tại Wareham cách đó 6 dặm (khoảng 10km).

Thế nhưng những người khác không hài lòng và khao khát được trở về nhà, bởi vậy họ đã làm dấy lên các cuộc biểu tình, dân làng đòi quyền quay trở lại Tyneham.

Một cuộc điều tra công khai đã được thiết lập vào năm 1948 để giải quyết vấn đề, quyết định rằng một lệnh mua bắt buộc sẽ được ban hành đối với khu đất và Tyneham vẫn thuộc quyền sở hữu của Bộ Quốc phòng Anh.

Các sự kiện tiếp theo đã được tổ chức trong vài năm để cố gắng đưa những người sơ tán Tyneham trở về nhà và mở cửa lại ngôi làng. Tuy vậy, không có sự nhất trí nào giữa các nhà vận động, chính quyền và Bộ Quốc phòng được đưa ra.

Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o-Hinh-4
Hiện nay, ngôi làng được dùng làm địa điểm du lịch.  

Cuộc sống trong ngôi làng mệnh danh là “nơi ẩm ướt nhất thế giới“

Ở độ cao gần 1.500m, ngôi làng nổi tiếng Mawsynram ở bang Meghalaya (Ấn Độ) được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“

Ngôi làng nổi tiếng Mawsynram, nằm ở thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ), được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-2
Làng Mawsynram có lượng mưa lớn là do các dòng không khí mùa hè quét qua các vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh, tích tụ hơi ẩm và di chuyển về phía bắc Ấn Độ, gây ra những cơn mưa gần như triền miên tại ngôi làng này.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-3
Làng Mawsynram cũng là nơi ẩm ướt nhất thế giới với những trận mưa lớn liên tục đổ xuống. Tháng 6 và tháng 7 là thời điểm mưa nặng nhất với lượng mưa trung bình có thể lên tới gần 7000 mm.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-4
Để thích nghi với trời mưa khi làm việc ngoài đồng hoặc ngoài trời, người dân ở làng làm ra những tấm che mưa hình dáng giống mai rùa gọi là Knups.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-5
Knups được đan chặt từ sậy hoặc nan tre, đủ che từ đầu đến đầu gối. Vật dụng này giúp họ vừa tránh mưa, vừa dễ làm việc hơn so với loại áo mưa thông thường.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-6
Theo đó, người dân nơi này thường phải chuẩn bị lợp tôn mái nhà, lót thật nhiều lớp tôn để tránh trường hợp mưa quá to ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-7
Một trong những đặc điểm hấp dẫn và đẹp nhất trong khu vực là những "cây cầu sống" bắc qua các thung lũng ngập nước mưa. 
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-8

Sự khác biệt về thời tiết cũng khiến nơi đây trở thành một điểm du lịch độc đáo, thu hút khá nhiều khách du lịch, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-9
Bên cạnh đó, những cơn mưa sẽ giúp họ tích trữ nước cho mùa khô vốn rất khắc nghiệt tại nơi này.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-10
70% diện tích bang Meghalaya là rừng, do đó ngôi làng Mawsynram cũng được che phủ bởi màu xanh bất tận của cây cối, đem đến không khí trong lành thoáng mát. 
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-11
Trong nhiều thế kỷ, người dân địa phương đã đào rễ cây cao su để phát triển thành những cây cầu tự nhiên, tồn tại lâu hơn rất nhiều so với những công trình kiến trúc bằng gỗ nhân tạo đã mục nát chỉ trong vài năm. Ảnh: IT.