Bên trong ngôi làng “ma” gần 80 năm không người ở

Tyneham được biết đến là một "ngôi làng ma bị lãng quên" bởi nó hoàn toàn vắng bóng người từ năm 1943, thời điểm giữa Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Ngôi làng “ma” Tyneham còn được biết tới với cái tên "ngôi làng đã mất" bởi người dân địa phương. Ngôi làng nằm trong một thung lũng hẻo lánh giữa 2 rặng đồi Purbeck Dorset, phía Tây Nam nước Anh.
Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o
Tyneham còn được biết tới với cái tên "ngôi làng đã mất". 
Làng Tyneham có một lịch sử rất lâu đời, với dấu vết về sự định cư của nhiều nền văn minh trước đây. Các di chỉ cho thấy từng có người sống từ suốt thời đại đồ sắt đến thời kỳ La Mã sau này.
Làng cũng có một nhà thờ cổ thờ Thánh Mary được xây dựng vào thế kỷ 15, từng xuất hiện trong bộ phim "Doomsday Book" (Ngày Khải huyền).
Tuy vậy, giờ đây không còn ai sống ở làng, sau khi mọi cư dân rời đi vào năm 1943 bởi một cuộc di tản. Địa hình của vùng được cho là lý tưởng cho các cuộc diễn tập quân sự.
Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o-Hinh-2
Nhà thờ cổ thờ Thánh Mary được xây dựng vào thế kỷ 15. 
Tổng cộng 7.500 mẫu Anh (hơn 3.000 héc ta) của làng Tyneham đã được Bộ Chiến tranh Anh trưng dụng ngay trước dịp Giáng sinh năm 1943. Ước tính có khoảng 225 người đã được di dời khỏi Tyneham.
Đáng chú ý, một người dân đã để lại lời nhắn vô cùng cảm động trên cửa nhà thờ cho những người lính đến sau. "Xin hãy giữ gìn cẩn thận nhà thờ và các ngôi nhà; chúng tôi đã từ bỏ ngôi nhà của mình, nơi gia đình chúng tôi đã sống trong nhiều thế hệ, để giúp giành chiến thắng trong cuộc chiến gìn giữ tự do cho loài người. Chúng tôi sẽ trở lại và cảm ơn các bạn đã đối xử thật tốt với ngôi làng", nguyên văn lời nhắn.
Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o-Hinh-3
Bốt điện thoại trong ngôi làng. 
Mặc dù luôn hy vọng trở về nhà, nhưng những cư dân xưa sẽ chẳng thể đặt chân đến Tyneham được nữa. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều người định cư ở những ngôi nhà mới tại Wareham cách đó 6 dặm (khoảng 10km).
Thế nhưng những người khác không hài lòng và khao khát được trở về nhà, bởi vậy họ đã làm dấy lên các cuộc biểu tình, dân làng đòi quyền quay trở lại Tyneham.
Một cuộc điều tra công khai đã được thiết lập vào năm 1948 để giải quyết vấn đề, quyết định rằng một lệnh mua bắt buộc sẽ được ban hành đối với khu đất và Tyneham vẫn thuộc quyền sở hữu của Bộ Quốc phòng Anh.
Các sự kiện tiếp theo đã được tổ chức trong vài năm để cố gắng đưa những người sơ tán Tyneham trở về nhà và mở cửa lại ngôi làng. Tuy vậy, không có sự nhất trí nào giữa các nhà vận động, chính quyền và Bộ Quốc phòng được đưa ra.
Ben trong ngoi lang “ma” gan 80 nam khong nguoi o-Hinh-4
Hiện nay, ngôi làng được dùng làm địa điểm du lịch.  
Rất nhiều tòa nhà trong làng đã không thể ở được và bị bỏ hoang do nhiều năm được sử dụng như một cơ sở huấn luyện quân đội. Phần lớn các biệt thự cổ có tuổi đời từ thế kỷ 14 đã bị phá dỡ vào năm 1967 bởi Bộ Xây dựng Anh lúc đó.
Hiện nay, ngôi làng bị bỏ hoang này được dùng làm địa điểm du lịch. Nhiều du khách hiếu kỳ tìm đến làng để chứng kiến bầu không khí được giữ vẹn nguyên từ năm 1943, may mắn khi nhiều căn nhà đang còn ở tình trạng khá tốt.

"Đột nhập" ngôi làng Nam Phi người dân đổ xô đến tìm kim cương

(Kiến Thức) - Thời gian qua, hàng nghìn người dân trên khắp đất nước Nam Phi đã đổ xô tới ngôi làng KwaHlathi ở ngoại ô Ladysmith, tỉnh KwaZulu-Natal, để tìm thứ mà họ cho là kim cương. Tuy nhiên, trên thực tế, những viên đá "lạ" này là tinh thể thạch anh.

Nhiều người dân ở khắp Nam Phi đã đổ xô tới ngôi làng KwaHlathi ở phía đông tỉnh KwaZulu-Natal từ ngày 12/6 để tìm thứ mà họ cho là kim cương, sau khi một người chăn gia súc đào được vài viên đá lạ tại đây. (Nguồn ảnh: Reuters)
Nhiều người dân ở khắp Nam Phi đã đổ xô tới ngôi làng KwaHlathi ở phía đông tỉnh KwaZulu-Natal từ ngày 12/6 để tìm thứ mà họ cho là kim cương, sau khi một người chăn gia súc đào được vài viên đá lạ tại đây. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Rùng mình bởi khung cảnh nhà thờ nghiêng kỳ quái giữa ngôi làng “ma“

Làng Ropoto ở Hy Lạp từ một nơi đông đúc bỗng biến thành “ngôi làng ma” đáng sợ. Nơi đây còn có nhà thờ nghiêng kỳ quái thu hút du khách khám phá.

Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“

Làng Ropoto thuộc vùng tây bắc Thessaly, Hy Lạp, từng là quê hương của hơn 300 gia đình.

Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-2
Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào năm 2012, khi một vụ lở đất khiến một số căn nhà trượt xuống sườn đồi. Tất cả người dân đã được di dời biến Ropoto thành ngôi làng ma.
Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-3
Cũng do ảnh hưởng từ trận sạt lở đất, nhà thờ cổ trong làng trở thành một trong những công trình bị sụp lún.
Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-4
Tuy không bị sập xuống nhưng nhà thờ nghiêng hẳn một góc 17 độ. Trong khi đó, tháp nghiêng Pisa ở Italia chỉ nghiêng 3,97 độ. 
Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-5
Với góc nghiêng độc đáo này đã biến nhà thờ kỳ quái này trở thành điểm đến hút khách những người mê khám phá, trải nghiệm.
Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-6
Bất kỳ ai bước vào nhà thờ này cũng phải nghiêng mình như thể Michael Jackson trình diễn điệu nhảy bất hủ. Chính điều đó khiến nhiều người cảm thấy thích thú.
Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-7
Tuy nhiên, không phải ai cũng dám bước vào nhà thờ ấy bởi độ nghiêng của công trình khiến việc di chuyển diễn ra rất khó khăn.
Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-8
Việc di chuyển trong một công trình có độ nghiêng như vậy khiến họ cảm thấy như bị... lên cơn tiền đình, vừa chóng mặt vừa mệt nhọc.
Rung minh boi khung canh nha tho nghieng ky quai giua ngoi lang “ma“-Hinh-9
Vì không có bóng dáng người ở, lại thêm không khí hoang vu, cây cối um tùm kèm những ngôi nhà với hình dáng xiêu vẹo kỳ quặc mà nơi đây biến thành "làng ma" không ai muốn bén mảng tới. Ảnh: IT.