Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Giải mã

Ngôi đền cổ chạm khắc từ một khối đá khổng lồ ở Ấn Độ

11/11/2020 21:45

Ngôi đền Kailasa (Ấn Độ) là tác phẩm điêu khắc đá đơn cổ nhất trên thế giới, nơi đây thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ và du khách bởi nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Theo Uyên Hoàng/Zing

Huyền bí ngọn lửa bất diệt trong ngôi đền thiêng nổi tiếng TG

Điều bất ngờ trong ngôi đền nổi tiếng thế giới có hơn 500 tượng Phật

Giải mã vụ nữ Thủ tướng Ấn Độ bị ám sát năm Bính Tý 1984

Diện mạo Ấn Độ những năm 1850 - 1880

 Ấn Độ nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, lịch sử đầy màu sắc và các công trình bí ẩn. Ngôi đền Kailasa, tác phẩm điêu khắc đá đơn cổ nhất trên thế giới, là một trong những nơi thu hút du khách trong nước và quốc tế nhiều nhất ở đất nước Nam Á này. Quần thể đền cũng là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khảo cổ, vì họ vẫn chưa thể tìm thấy câu trả lời về cách xây dựng kiệt tác Kailasa bằng các phương pháp truyền thống cổ xưa.
Ấn Độ nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, lịch sử đầy màu sắc và các công trình bí ẩn. Ngôi đền Kailasa, tác phẩm điêu khắc đá đơn cổ nhất trên thế giới, là một trong những nơi thu hút du khách trong nước và quốc tế nhiều nhất ở đất nước Nam Á này. Quần thể đền cũng là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khảo cổ, vì họ vẫn chưa thể tìm thấy câu trả lời về cách xây dựng kiệt tác Kailasa bằng các phương pháp truyền thống cổ xưa.
Thuộc địa điểm khảo cổ Ellora (Di sản Thế giới của UNESCO), đền Kailasa là công trình điêu khắc đá lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Một trong những điều tạo nên sức hút của ngôi đền là bí ẩn về nguồn gốc, các nhà điêu khắc và xây dựng. Các chuyên gia khảo cổ vẫn đang gặp khó khăn, thậm chí trong việc xác định độ tuổi chính xác của đền, mặc dù có bằng chứng sử học cho rằng Kailasa được thực hiện dưới sự bảo trợ của quốc vương Rashtrakuta, Krishna I (756-774).
Thuộc địa điểm khảo cổ Ellora (Di sản Thế giới của UNESCO), đền Kailasa là công trình điêu khắc đá lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Một trong những điều tạo nên sức hút của ngôi đền là bí ẩn về nguồn gốc, các nhà điêu khắc và xây dựng. Các chuyên gia khảo cổ vẫn đang gặp khó khăn, thậm chí trong việc xác định độ tuổi chính xác của đền, mặc dù có bằng chứng sử học cho rằng Kailasa được thực hiện dưới sự bảo trợ của quốc vương Rashtrakuta, Krishna I (756-774).
Lúc đầu, có ý kiến cho rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong 19 năm. Tuy nhiên, dựa trên vô số phong cách kiến trúc và điêu khắc riêng biệt, kết hợp với kích thước khổng lồ của ngôi đền, một số học giả tin rằng Kailasa được xây dựng qua nhiều thế kỷ.
Lúc đầu, có ý kiến cho rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong 19 năm. Tuy nhiên, dựa trên vô số phong cách kiến trúc và điêu khắc riêng biệt, kết hợp với kích thước khổng lồ của ngôi đền, một số học giả tin rằng Kailasa được xây dựng qua nhiều thế kỷ.
Tại sân trong, một điện thờ trung tâm dành riêng cho thần Shiva. Điện thờ này được chạm khắc với các hốc, cửa sổ, cột, phòng bên trong và bên ngoài, hội trường, tượng các vị thần và một linga đá (đại diện cho Shiva) ở giữa.
Tại sân trong, một điện thờ trung tâm dành riêng cho thần Shiva. Điện thờ này được chạm khắc với các hốc, cửa sổ, cột, phòng bên trong và bên ngoài, hội trường, tượng các vị thần và một linga đá (đại diện cho Shiva) ở giữa.
Ngôi đền đá có hình dạng chữ U. Tại phía trên, những tượng voi là điểm chỉ đường xuống. Ở dưới cùng của tòa nhà chính, một đội quân voi đá khổng lồ trấn giữ. Những con voi bao quanh cây cột cao 30 m dường như đóng vai trò là công trình chính trong quần thể.
Ngôi đền đá có hình dạng chữ U. Tại phía trên, những tượng voi là điểm chỉ đường xuống. Ở dưới cùng của tòa nhà chính, một đội quân voi đá khổng lồ trấn giữ. Những con voi bao quanh cây cột cao 30 m dường như đóng vai trò là công trình chính trong quần thể.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng số giờ làm việc và số lượng người nỗ lực xây dựng, các chuyên gia kết luận khối lượng công việc để thực hiện ngôi đền là rất lớn. Họ cho rằng cần hơn 7.000 lao động để hoàn thành dự án. Những người công nhân này làm việc khoảng 18 giờ mỗi ngày. Vì không có điện, họ sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng bên trong hang. Các chuyên gia ước tính sẽ mất khoảng 200 ngày, làm việc 24 giờ mỗi ngày, để thực hiện toàn bộ ngôi đền bằng công nghệ đương đại. Điều đó thậm chí không tính đến các chi tiết chạm khắc phức tạp trên cấu trúc nguyên khối này.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng số giờ làm việc và số lượng người nỗ lực xây dựng, các chuyên gia kết luận khối lượng công việc để thực hiện ngôi đền là rất lớn. Họ cho rằng cần hơn 7.000 lao động để hoàn thành dự án. Những người công nhân này làm việc khoảng 18 giờ mỗi ngày. Vì không có điện, họ sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng bên trong hang. Các chuyên gia ước tính sẽ mất khoảng 200 ngày, làm việc 24 giờ mỗi ngày, để thực hiện toàn bộ ngôi đền bằng công nghệ đương đại. Điều đó thậm chí không tính đến các chi tiết chạm khắc phức tạp trên cấu trúc nguyên khối này.
Ngôi đền Kailasa là bí ẩn lớn, chứa đựng nhiều vấn đề khôn lường bên trong. Các nhà khảo cổ ước tính có hơn 30 triệu bức chạm khắc tiếng Phạn vẫn chưa được dịch.
Ngôi đền Kailasa là bí ẩn lớn, chứa đựng nhiều vấn đề khôn lường bên trong. Các nhà khảo cổ ước tính có hơn 30 triệu bức chạm khắc tiếng Phạn vẫn chưa được dịch.
Một câu chuyện thú vị về ngôi đền kể rằng vua Mughal Aurangzeb, người đã phá hủy hàng nghìn ngôi đền Hindu, cũng cố gắng phá hủy Kailasa. 1.000 người đã được gửi đến để đập phá ngôi đền vào năm 1682. Họ đã làm việc trong 3 năm nhưng chỉ có thể phá vỡ và làm biến dạng một vài bức tượng. Cuối cùng Mughal Aurangzeb từ bỏ nhiệm vụ này vì nhận ra rằng không thể phá hủy hoàn toàn ngôi đền.
Một câu chuyện thú vị về ngôi đền kể rằng vua Mughal Aurangzeb, người đã phá hủy hàng nghìn ngôi đền Hindu, cũng cố gắng phá hủy Kailasa. 1.000 người đã được gửi đến để đập phá ngôi đền vào năm 1682. Họ đã làm việc trong 3 năm nhưng chỉ có thể phá vỡ và làm biến dạng một vài bức tượng. Cuối cùng Mughal Aurangzeb từ bỏ nhiệm vụ này vì nhận ra rằng không thể phá hủy hoàn toàn ngôi đền.
Bức tượng cao nhất thế giới, gấp đôi tượng Nữ thần Tự do Được xây dựng để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Sardar Vallabhbhai Patel, tượng Thống nhất ở Ấn Độ hiện là pho tượng cao nhất thế giới, cao hơn công trình giữ kỷ lục trước đó 54 m.

Top tin bài hot nhất

Dự đoán ngày mới 17/5/2025 cho 12 con giáp: Tuất suôn sẻ

Dự đoán ngày mới 17/5/2025 cho 12 con giáp: Tuất suôn sẻ

16/05/2025 07:30
Dự đoán ngày mới 16/5/2025 cho 12 con giáp: Mão bị động

Dự đoán ngày mới 16/5/2025 cho 12 con giáp: Mão bị động

15/05/2025 07:30
Xếp hạng con giáp may mắn nhất 2 ngày cuối tuần 17-18/5/2025

Xếp hạng con giáp may mắn nhất 2 ngày cuối tuần 17-18/5/2025

16/05/2025 20:00
Khổ đủ rồi, nửa cuối tháng 4 Âm 3 con giáp lộc về ngập lối

Khổ đủ rồi, nửa cuối tháng 4 Âm 3 con giáp lộc về ngập lối

14/05/2025 13:14
Tử vi 12 cung hoàng đạo 16/5/2025: Ma Kết vượng công danh

Tử vi 12 cung hoàng đạo 16/5/2025: Ma Kết vượng công danh

15/05/2025 14:00

Bạn có thể quan tâm

Giải mã vi hạt nhà khoa học Ấn Độ phát hiện cùng Einstein

Giải mã vi hạt nhà khoa học Ấn Độ phát hiện cùng Einstein

Nhà có 7 loại cây nở hoa, gia chủ tiền tụ như mây kéo!

Nhà có 7 loại cây nở hoa, gia chủ tiền tụ như mây kéo!

Dự đoán ngày mới 20/5/2025 cho 12 con giáp: Thìn tiến bộ

Dự đoán ngày mới 20/5/2025 cho 12 con giáp: Thìn tiến bộ

[INFOGRAPHIC] 5 loài động vật quý hiếm phân bố ở Việt Nam

[INFOGRAPHIC] 5 loài động vật quý hiếm phân bố ở Việt Nam

Cây lá dương đỏ phát hiện ở Sốp Cộp... là loài trong Sách đỏ

Cây lá dương đỏ phát hiện ở Sốp Cộp... là loài trong Sách đỏ

Thần may mắn đỡ đầu sau tuổi 40, 3 con giáp tài vận xán lạn

Thần may mắn đỡ đầu sau tuổi 40, 3 con giáp tài vận xán lạn

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status