Ngoại trưởng Mỹ: Không có mốc thời gian cho phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố rằng, ông sẽ không đặt một khung thời gian trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố rằng, ông sẽ không đặt một khung thời gian trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Triều Tiên, mâu thuẫn với phát biểu của một quan chức quốc phòng cấp cao nói rằng Washington sẽ sớm đưa ra một khung thời gian cho Triều Tiên với "các yêu cầu cụ thể".
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon ở Triều Tiên. (Nguồn: Reuters/TTXVN)
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon ở Triều Tiên. (Nguồn: Reuters/TTXVN) 
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với đài CNN hôm 24/6 và được CNN phát ngày 25/6, Ngoại trưởng Pompeo cho biết ông mong muốn thấy được sự tiến triển liên tục hướng tới phi hạt nhân hóa Triều Tiên và chính quyền Mỹ sẽ thường xuyên đánh giá sự nghiêm túc của Bình Nhưỡng trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân.
Ông Pompeo nêu rõ: "Tôi sẽ không đưa ra một khung thời gian cho vấn đề này, cho dù đó là 2 tháng, 6 tháng, chúng tôi sẽ nỗ lực tiến tới nhanh chóng xem xét rằng liệu chúng tôi có thể đạt được những điều mà hai nhà lãnh đạo (Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un) đã đề ra."
Ngoại trưởng Pompeo, người dẫn đầu đàm phán nhằm mục tiêu thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân đe dọa tới Mỹ, cho biết ông sẽ "thường xuyên đánh giá lại" xem liệu tiến triển có đủ để tiếp tục đàm phán hay không.

Các "ông lớn" nói gì về thượng đỉnh Mỹ-Triều trước giờ G

(Kiến Thức) - Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên sắp diễn ra vào ngày hôm nay (12/6), được coi như là một bước ngoặc lịch sử mở ra một chương mới hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như Đông Á nói chung.

Với quy mô cũng như tính chất đặc biệt của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, vốn được xem là cánh cửa mở ra thời kỳ hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên, sự kiện đặc biệt này thu hút nhiều sự quan tâm từ các nước trong khu vực nhất là khi nó có thể đưa Bắc Đông từ một điểm nóng xung đột trở thành trung tâm kinh tế mới của cả châu lục. Vậy các "ông lớn" đang mong chờ điều gì vào hội nghị thượng đỉnh lịch sử này?
Hàn Quốc

Quân đội Syria đưa đại quân “công phá” thành phố Daraa

(Kiến Thức) - Rạng sáng ngày 25/6 (giờ địa phương), Quân đội Syria bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát toàn bộ nửa phía nam của thành phố Daraa từ tay các nhóm phiến quân nổi dậy.

Theo Al Masdar News, khoảng 2 giờ sáng ngày 25/6 (giờ địa phương), Sư đoàn cơ giới 4 của Quân đội Syria bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát nửa phía nam thành phố Daraa từ tay phiến quân HTS và Quân đội Syria Tự do (FSA). Ảnh: Shiite News.
 Theo Al Masdar News, khoảng 2 giờ sáng ngày 25/6 (giờ địa phương), Sư đoàn cơ giới 4 của Quân đội Syria bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát nửa phía nam thành phố Daraa từ tay phiến quân HTS và Quân đội Syria Tự do (FSA). Ảnh: Shiite News.

“Sử dụng hệ thống rocket Golan-1000 MRLS, Quân đội Syria đã phóng liên tiếp hơn 40 quả tên lửa nhằm vào quận Daraa Al-Balad ở phía nam thành phố Daraa”, một nguồn tin quân sự tiết lộ. Ảnh: AMN.
 “Sử dụng hệ thống rocket Golan-1000 MRLS, Quân đội Syria đã phóng liên tiếp hơn 40 quả tên lửa nhằm vào quận Daraa Al-Balad ở phía nam thành phố Daraa”, một nguồn tin quân sự tiết lộ. Ảnh: AMN.

Được biết, sau khi lực lượng Mãnh Hổ được điều động đến vùng nông thôn phía đông bắc Daraa, nhiệm vụ đánh bật phiến quân HTS và FSA ra khỏi thành phố Daraa được giao cho Sư đoàn cơ giới 4 và lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria. Ảnh: BBC.

Được biết, sau khi lực lượng Mãnh Hổ được điều động đến vùng nông thôn phía đông bắc Daraa, nhiệm vụ đánh bật phiến quân HTS và FSA ra khỏi thành phố Daraa được giao cho Sư đoàn cơ giới 4 và lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria. Ảnh: BBC. 


Trong khi đó, các chiến đấu cơ Nga đã tiến hành hơn 20 đợt không kích nhắm vào nhiều căn cứ của nhóm phiến quân ở khu vực phía đông bắc tỉnh Daraa đêm 24/6. Ngoài ra, Không quân Nga cũng dội bom xuống các tuyến phòng thủ của nhóm khủng bố trong thị trấn Al-Hirak. Ảnh: Armradio.
 Trong khi đó, các chiến đấu cơ Nga đã tiến hành hơn 20 đợt không kích nhắm vào nhiều căn cứ của nhóm phiến quân ở khu vực phía đông bắc tỉnh Daraa đêm 24/6. Ngoài ra, Không quân Nga cũng dội bom xuống các tuyến phòng thủ của nhóm khủng bố trong thị trấn Al-Hirak. Ảnh: Armradio.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/6 thông báo các Lực lượng Vũ trang Syria đã tiêu diệt ít nhất 70 tay súng khủng bố ở khu vực Tây Nam Syria. Ảnh: FNA.
 Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/6 thông báo các Lực lượng Vũ trang Syria đã tiêu diệt ít nhất 70 tay súng khủng bố ở khu vực Tây Nam Syria. Ảnh: FNA.

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại tỉnh Sweida, theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria tiếp tục chiến dịch quân sự nhằm quét sạch các tay súng phiến quân IS ở khu Đông Badiyeh và giành lại quyền kiểm soát nhiều cứ điểm cách Khirbet al-Habariyeh 5 km về phía đông. Ảnh: FNA.
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại tỉnh Sweida, theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria tiếp tục chiến dịch quân sự nhằm quét sạch các tay súng phiến quân IS ở khu Đông Badiyeh và giành lại quyền kiểm soát nhiều cứ điểm cách Khirbet al-Habariyeh 5 km về phía đông. Ảnh: FNA.

Còn tại Hama, lực lượng chính phủ Damascus đã đập tan một cuộc tấn công quy mô lớn của phiến quân HTS ở phía bắc tỉnh này. Các đơn vị pháo binh và tên lửa Syria dồn dập oanh kích các căn cứ của nhóm phiến quân HTS gần al-Latamina và Kafr Zita, gây tổn thất nặng cho nhóm khủng bố. Ảnh: FNA.
Còn tại Hama, lực lượng chính phủ Damascus đã đập tan một cuộc tấn công quy mô lớn của phiến quân HTS ở phía bắc tỉnh này. Các đơn vị pháo binh và tên lửa Syria dồn dập oanh kích các căn cứ của nhóm phiến quân HTS gần al-Latamina và Kafr Zita, gây tổn thất nặng cho nhóm khủng bố. Ảnh: FNA. 

Trong diễn biến khác, Italy được cho là đã triển khai thêm binh sĩ tới một căn cứ quân sự gần mỏ dầu Al-Omar ở Đông Deir Ezzor nhằm hỗ trợ lực lượng người Kurd. Ảnh: AMN.
 Trong diễn biến khác, Italy được cho là đã triển khai thêm binh sĩ tới một căn cứ quân sự gần mỏ dầu Al-Omar ở Đông Deir Ezzor nhằm hỗ trợ lực lượng người Kurd. Ảnh: AMN.

Trước đó, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin ngày 13/6, hàng chục binh sĩ và cố vấn quân sự Italy đã được triển khai tới mỏ dầu al-Omar, một trong những mỏ dầu lớn nhất ở Deir Ezzor. Ảnh: FNA.
 Trước đó, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin ngày 13/6, hàng chục binh sĩ và cố vấn quân sự Italy đã được triển khai tới mỏ dầu al-Omar, một trong những mỏ dầu lớn nhất ở Deir Ezzor. Ảnh: FNA.

Biên giới Mỹ-Mexico thay đổi như thế nào 100 năm qua?

(Kiến Thức) - Năm 1924, Mỹ thành lập đội tuần tra biên giới đầu tiên để đảm bảo an ninh biên giới Mỹ-Mexico. Kể từ đó, nhiều trung tâm kiểm soát và tạm giữ "mọc lên" cùng những hàng rào biên giới được xây dựng.

Mỹ bắt đầu thành lập đội tuần tra biên giới vào năm 1924 nhằm mục đích bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: Những người dân nhập cư, trong đó có cả phụ nữ mang thai, chờ kiểm tra để qua biên giới Mỹ-Mexico vào khoảng những năm 1950. (Nguồn: Business Insider)
Mỹ bắt đầu thành lập đội tuần tra biên giới vào năm 1924 nhằm mục đích bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: Những người dân nhập cư, trong đó có cả phụ nữ mang thai, chờ kiểm tra để qua biên giới Mỹ-Mexico vào khoảng những năm 1950. (Nguồn: Business Insider) 

Hai lính biên phòng Mỹ chặn một nhóm người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp đi qua một con sông vào Mỹ năm 1948.
Hai lính biên phòng Mỹ chặn một nhóm người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp đi qua một con sông vào Mỹ năm 1948. 

Năm 1965, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch, qua đó chấm dứt việc hạn chế số lượng người nhập cư từ một quốc gia cụ thể được phép vào Mỹ. Đạo luật này cho phép các gia đình nhập cư có cơ hội đoàn tụ, đồng thời thu hút những lao động có tay nghề đến Mỹ.
Năm 1965, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch, qua đó chấm dứt việc hạn chế số lượng người nhập cư từ một quốc gia cụ thể được phép vào Mỹ. Đạo luật này cho phép các gia đình nhập cư có cơ hội đoàn tụ, đồng thời thu hút những lao động có tay nghề đến Mỹ. 

Năm 1965, số lượng người dân nhập cư vào nước Mỹ tăng đáng kể. Số lượng người nhập cư hợp pháp tăng 60% trong hai thập kỷ sau đó, trong đó có nhiều người đến từ khu vực Mỹ Latin. Ảnh: Khung cảnh biên giới Mỹ-Mexico năm 1969.
Năm 1965, số lượng người dân nhập cư vào nước Mỹ tăng đáng kể. Số lượng người nhập cư hợp pháp tăng 60% trong hai thập kỷ sau đó, trong đó có nhiều người đến từ khu vực Mỹ Latin. Ảnh: Khung cảnh biên giới Mỹ-Mexico năm 1969. 

Vào tháng 9/1969, chính quyền Tổng thống Nixon tiến hành “Chiến dịch ngăn chặn” như là một biện pháp chống ma túy dẫn đến việc đóng cửa biên giới Mỹ-Mexico. Tuy nhiên, chiến dịch này đã bị ngừng lại sau 20 ngày.
Vào tháng 9/1969, chính quyền Tổng thống Nixon tiến hành “Chiến dịch ngăn chặn” như là một biện pháp chống ma túy dẫn đến việc đóng cửa biên giới Mỹ-Mexico. Tuy nhiên, chiến dịch này đã bị ngừng lại sau 20 ngày. 

Mọi người tập trung gần hàng rào biên giới Mỹ-Mexico vào buổi chiều muộn ở Tijuana, Mexico, ngày 25/9/2016.
 Mọi người tập trung gần hàng rào biên giới Mỹ-Mexico vào buổi chiều muộn ở Tijuana, Mexico, ngày 25/9/2016.

Năm 1994, Mỹ đưa ra kế hoạch chiến lược nhằm xử lý những kẻ buôn lậu ma túy và những người vượt biên vào Mỹ một cách bất hợp pháp.
 Năm 1994, Mỹ đưa ra kế hoạch chiến lược nhằm xử lý những kẻ buôn lậu ma túy và những người vượt biên vào Mỹ một cách bất hợp pháp.

Năm 1999, lực lượng tuần tra biên giới Mỹ tịch thu số lượng ma túy và tiền mặt kỷ lục, bao gồm hơn 5 tấn cocaine, hơn 76 tấn cần sa và 13,2 triệu USD tiền mặt.
Năm 1999, lực lượng tuần tra biên giới Mỹ tịch thu số lượng ma túy và tiền mặt kỷ lục, bao gồm hơn 5 tấn cocaine, hơn 76 tấn cần sa và 13,2 triệu USD tiền mặt. 

Chính phủ Mỹ bắt đầu cho xây dựng các bức tượng thép giữa Mỹ và Mexico cao từ 2 đến 3 mét vào đầu những năm 1990.
 Chính phủ Mỹ bắt đầu cho xây dựng các bức tượng thép giữa Mỹ và Mexico cao từ 2 đến 3 mét vào đầu những năm 1990.

Tháng 7/2000, 64 điểm bỏ phiếu đặc biệt được thiết lập tại các trạm qua biên giới để những cử tri Mexico đang chờ vượt biên hoặc đang sinh sống tại Mỹ có thể tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mexico.
Tháng 7/2000, 64 điểm bỏ phiếu đặc biệt được thiết lập tại các trạm qua biên giới để những cử tri Mexico đang chờ vượt biên hoặc đang sinh sống tại Mỹ có thể tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mexico. 

Sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, an ninh được tăng cường tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico.
 Sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, an ninh được tăng cường tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico.

Những người nhập cư vượt biên trái phép vào Mỹ bị tạm giữ hồi năm 2005.
Những người nhập cư vượt biên trái phép vào Mỹ bị tạm giữ hồi năm 2005. 

Cảnh sát Mỹ phát hiện một hệ thống đường hầm dài hơn 700 mét được sử dụng để buôn lậu ma túy vào Mỹ. Những người nhập cư trái phép cũng vào Mỹ bằng đường hầm này.
 Cảnh sát Mỹ phát hiện một hệ thống đường hầm dài hơn 700 mét được sử dụng để buôn lậu ma túy vào Mỹ. Những người nhập cư trái phép cũng vào Mỹ bằng đường hầm này.

Với Đạo luật Hàng rào An toàn năm 2006, Mỹ bắt đầu xây dựng thêm nhiều hàng rào thép ở dọc biên giới với Mexico.
 Với Đạo luật Hàng rào An toàn năm 2006, Mỹ bắt đầu xây dựng thêm nhiều hàng rào thép ở dọc biên giới với Mexico.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng hàng rào biên giới mới giữa Mỹ-Mexico. Hiện tại, một số đoạn hàng rào biên giới cũ đã được dỡ bỏ để thay thế bằng bức tường mới kiên cố, theo như cam kết trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bức tường biên giới Mỹ-Mexico ở San Ysidro, California, ngày 25/1/2017.
 Trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng hàng rào biên giới mới giữa Mỹ-Mexico. Hiện tại, một số đoạn hàng rào biên giới cũ đã được dỡ bỏ để thay thế bằng bức tường mới kiên cố, theo như cam kết trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bức tường biên giới Mỹ-Mexico ở San Ysidro, California, ngày 25/1/2017.