Ngoài “đất vàng” Nguyễn An Ninh, Hapro còn dự án “rùa bò” nào?

(Kiến Thức) - Trước khi 459m2 đất vàng bỏ hoang của Hapro trên phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội bị đề nghị thu hồi, doanh nghiệp này cũng có 2 dự án khác từng gây xôn xao dư luận vì sự chậm trễ.

Thông tin trên Bizlive cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận Hoàng Mai thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, việc thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ Trương Định đối với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) do dự án chậm tiến độ.
Dự án xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ Trương Định (địa chỉ ở đầu ngõ 104 Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội) được Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng ngày 9/12/2006, với chiều cao công trình 7 tầng.
Năm 2009, khi đang tiến hành thi công xây dựng đến phần thô tầng 4+1 hầm thì dự án bị Thanh tra xây dựng quận Hoàng Mai lập biên bản đình chỉ thi công do hành vi xây dựng xây dựng sai vị trí, xây dựng thêm 1 tầng hầm so với giấy phép xây dựng được cấp.
Sau khi bị lập biên bản, dự án này dừng tiến độ đột ngột. Liên tiếp 3 năm 2015, 2016, 2017, UBND quận Hoàng Mai có văn bản thúc giục Hapro triển khai dự án song không có hồi âm. Đến cuối năm 2017, UBND quận Hoàng Mai kiến nghị UBND Thành phố thu hồi dự án giao cho UBND quận quản lý, đầu tư tránh lãng phí.
Ngoai “dat vang” Nguyen An Ninh, Hapro con du an “rua bo” nao?
 Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ Trương Định của Hapro xây đến tầng 4 rồi bỏ hoang hơn 10 năm nay.  Ảnh: Bizlive.
Đây không phải là dự án đầu tiên của Hapro bị dư luận phàn nàn vì chậm tiến độ. Trước đó, dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ Thượng Đình, ngự trên "đất vàng" Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) của doanh nghiệp này cũng khiến báo giới "tốn giấy mực" vì sau 8 năm dự kiến triển khai, đến nay vẫn chỉ nằm trên "giấy tờ". 
Cụ thể, theo Vietnam Financenăm 2009, UBDN thành phố Hà Nội phố đã chấp thuận chuyển giao nguyên trạng chợ Thượng Đình từ Ban quản lý chợ (thuộc UBND quận Thanh Xuân) về Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) quản lý, khai thác. Năm 2010, Hà Nội chấp thuận chủ trương cho Hapro hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) để cùng triển khai nghiên cứu xây dựng dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ Thượng Đình, dựa trên việc cải tạo chợ Thượng Đình với quy mô 3.688m2.
Ngoai “dat vang” Nguyen An Ninh, Hapro con du an “rua bo” nao?-Hinh-2
 Chợ Thượng Đình. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, đến nay, tức là sau gần 8 năm, dự án này vẫn chưa được UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư. Nguyên nhân khiến công trình chậm trễ, không thể triển khai theo báo cáo của Hapro là do Housing Group (mà trực tiếp là bà Châu Thị Thu Nga) đã vi phạm các quy định pháp luật và bà Nga vướng vòng lao lý. Bản thân bà Nga đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết án chung thân vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hồi tháng 10/2017.
Về phía Hapro, đơn vị này cho biết vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tại chợ Thượng Đình trong thời gian chờ thực hiện dự án.
Mặc dù do nguyên nhân từ đối tác song việc dự án trên "đất vàng" không thể triển khai như kế hoạch đã khiến tên tuổi của Hapro ít nhiều bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp (số 5 Lê Duẩn, Hà Nội) cũng là một dự án "rùa bò" của Hapro khi số năm triển khai dự án lên tới 8 năm, chậm trễ so với dự kiến 6 năm.
Theo thông tin trên báo Gia đình Xã hội, dự án của Hapro mới được “tái khởi động” từ cuối năm 2017 sau nhiều năm bị ngưng trệ và có sự thay đổi về quy mô, tăng chiều cao tầng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa hoàn thiện.
Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp số 5 Lê Duẩn được khởi công xây dựng vào ngày 30/7/2010, do Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Tập đoàn Vàng bạc đá quý DoJI hợp tác đầu tư.
Thời điểm được UBND TP chấp thuận đầu tư, theo Giấy phép xây dựng (GPXD), dự án có chiều cao 33m, gồm 9 tầng nổi và 3 tầng hầm được xây dựng trên khu đất rộng 1.624m2. Đơn vị thi công dự án là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC).
Khi được khởi công xây dựng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2012. Tuy nhiên, khi xây thô đến tầng thứ 9 thì dự án đột ngột dừng thi công và chậm tiến độ nhiều năm khiến dư luận vô cùng bất ngờ.
Ngoai “dat vang” Nguyen An Ninh, Hapro con du an “rua bo” nao?-Hinh-3
 Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Lê Duẩn đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: Gia đình Xã hội.
Từ khởi công “hoành tráng” đến thi công “ì ạch”, dự án đất vàng này nhiều năm nằm im lìm, bất động giữa ngã tư Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn sôi động, sầm uất.
Đến đầu năm 2018, theo khảo sát của Gia đình Xã hội, dự án này đã được xây được 15 tầng nổi nhưng vẫn chưa hoàn thành. Như vậy, dự án đã chậm tiến độ 6 năm so với dự kiến.

459m2 “đất vàng” bỏ hoang của Hapro trên phố Nguyễn An Ninh bị thu hồi?

Sau khi tiếp tục có văn bản đôn đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) triển khai thực hiện hoàn thiện dự án nhưng phía công ty không có động thái gì, UBND quận Hoàng Mai đã kiến nghị UBND Thành phố thu hồi dự án...

UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về việc đề nghị thu hồi đất dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại đầu ngõ 104 Nguyễn An Ninh đã bỏ hoang từ hơn 10 năm nay.
Trước kiến nghị của cư tri, UBND Hà Nội cho biết, ngày 22/2/2005, UBND Thành phố có Quyết định số 946/QĐ-UB về việc cho Công ty Bách hóa Hà Nội thuê 442m2 đất tại phố Nguyễn An Ninh để xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ Trương Định.

Nóng: Cận cảnh mật đạo trong nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận

Ngôi nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận cách nhà của Nguyễn Thành Tuân khoảng 500m, trên một quả đồi thấp, bao quanh là bức tường uốn lượn. Bên trong ngôi nhà này có một mật đạo cực lớn.

Căn nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi, tức Thuận Chuột, Thổ, quê ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) nằm trên một quả đồi thấp ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La.
 Căn nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi, tức Thuận Chuột, Thổ, quê ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) nằm trên một quả đồi thấp ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La.

Điểm danh loạt dự án siêu đội vốn ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhiều dự án có vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng đã bị đội vốn lên đến hàng nghìn tỷ gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.

Diem danh loat du an sieu doi von o Viet Nam
 1. Dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê
Dự án nạo vét, xây kè và bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê (thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) "siêu đội vốn" từ 72 tỉ lên 2.595 tỉ đồng được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt theo Quyết định số 1305/QĐ-UB ngày 28/6/2001. Ảnh: GĐXH.
Diem danh loat du an sieu doi von o Viet Nam-Hinh-2
 Tổng số vốn của dự án ban đầu là 72 tỷ đồng (chia làm 2 giai đoạn), nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; toàn bộ dự án nạo vét, xây kè sông dài 14km; thời gian thực hiện dự án từ 2001-2002. Ảnh: TN&MT.