Nghĩa vụ quân sự 2024: Mức phạt khi vi phạm về khám sức khoẻ

Người có vi phạm quy định về khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 120/2013.

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự là từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12 hằng năm.
Trong khoảng thời gian này, công dân nam đến tuổi sẽ được gọi khám nghĩa vụ quân sự. Nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 120/2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2022).
Cụ thể, phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện mà không có lý do chính đáng.
 Nghia vu quan su 2024: Muc phat khi vi pham ve kham suc khoe
Khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự sẽ được thực hiện từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12 hằng năm. Ảnh: PLO
Phạt 15 - 20 triệu đồng đối các hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự dưới đây:
- Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 12 – 15 triệu đồng.
Trong đó, "lý do chính đáng" được xác định là một trong các trường hợp:
(i) Người có nghĩa vụ khám sức khoẻ bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(ii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(iii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.
(iii) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
(iv) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở.

Một quốc gia Baltic muốn tái áp dụng luật nghĩa vụ quân sự

Tổng thống Latvia cho biết, ông ủng hộ việc đưa chế độ nghĩa vụ quân sự quay trở lại ở quốc gia này sau 15 năm bị bãi bỏ.

Mot quoc gia Baltic muon tai ap dung luat nghia vu quan su
 Tờ AP trích lời phát biểu của Tổng thống Latvia hồi tuần trước cho biết, ông ủng hộ việc nước này tái áp dụng luật nghĩa vụ quân sự cho nam giới, và cho phép nữ giới tự nguyện tham gia quân đội.

Bất ngờ bị đột quỵ khi đang ăn cơm trưa

Thời điểm khởi phát đột quỵ, bệnh nhân đang ăn cơm trưa, đột ngột xuất hiện méo miệng, nói khó, tay làm rơi đũa, liệt nửa người phải.

Đó là trường hợp người bệnh Đ.N.V. (61 tuổi, quê Ninh Bình) bất ngờ bị đột quỵ trên đường đi công tác từ Ninh Bình đến Hà Giang.

Vụ Vạn Thịnh Phát – SCB: Ba lần nhận thùng xốp chứa 5 triệu USD của cựu Cục trưởng NHNN

Cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần nhận thùng xốp chứa tổng 5 triệu USD tại nhà riêng từ lãnh đạo SCB là Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch và Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc.

Thông tin gây chú ý vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB cùng các đơn vị có liên quan mới đây, theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an mới ban hành, bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước bị cáo buộc tội nhận hối lộ với số tiền rất lớn lên tới 5,2 triệu USD (khoảng 118 tỷ đồng).
Kết luận điều tra nêu rõ, bà Đỗ Thị Nhàn là Trưởng đoàn và là người chỉ đạo đoàn thanh tra chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra Ngân hàng SCB. Trong quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB, bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra đã nhiều lần gặp gỡ Trương Mỹ Lan, lãnh đạo SCB và nhận tiền với số lượng đặc biệt lớn, 5,2 triệu USD thông qua lãnh đạo SCB là Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch và Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc.