Nghi phạm chủ mưu vụ tấn công khủng bố 11/9 nhận tội

Lầu Năm Góc cho biết, Khalid Sheikh Mohammed, bị cáo buộc là đối tượng chủ mưu các vụ tấn công khủng bố, xảy ra ngày 11/9/2001 trên nước Mỹ, đã đồng ý nhận tội.

Diễn biến này giúp mở ra hy vọng có thể khép lại vụ án đã kéo dài 2 thập kỷ.
Nghi pham chu muu vu tan cong khung bo 11/9 nhan toi
 Tòa Trung tâm Thương mại thế giới ở New York, Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến Mohammed và 2 đồng phạm là Walid bin Attash và Mustafa al-Hawsawi sẽ nhận tội tại ủy ban quân sự ở Vịnh Guantanamo, Cuba, sớm nhất vào tuần tới. Theo các lá thư mà chính quyền liên bang nhận được từ người thân của gần 3.000 người thiệt mạng trong sáng 11/9/2001, các luật sư bào chữa đã đề nghị cho các đối tượng trên được nhận án chung thân để đổi lấy việc nhận tội.
Theo tờ New York Times, trong thư gửi gia đình các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9, Công tố viên trưởng, Văn phòng Ủy ban quân sự, Chuẩn Đô đốc Aaron Rugh cho biết: "Để đổi lấy việc tránh bị kết án tử hình, 3 đối tượng đã đồng ý nhận tất cả các tội danh bị cáo buộc, trong đó có tội giết hại 2.976 người được liệt kê trong cáo trạng".
Các quan chức Lầu Năm Góc từ chối công bố ngay lập tức toàn bộ các điều khoản để đổi lấy việc nhận tội.
Nghi pham chu muu vu tan cong khung bo 11/9 nhan toi-Hinh-2
Kẻ chủ mưu vụ khủng bố ngày 11/9/2001 Khalid Sheikh Mohammed trong ảnh công bố hồi tháng 3/2003. Ảnh: AP/TTXVN.
Việc các đối tượng trên nhận tội diễn ra 16 năm sau khi quá trình truy tố được bắt đầu và hơn 20 năm sau vụ khủng bố. Mỹ coi Mohammed là đối tượng chủ mưu, lên ý tưởng cướp máy bay để tiến hành các vụ tấn công khủng bố.
Lực lượng chức năng Mỹ đã bắt giữ Mohammed vào năm 2003. Đối tượng này bị Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) giam giữ trước khi chuyển đến Guantanamo, nơi đối tượng này và 2 đồng phạm bị giam giữ cho đến ngày nay. Quá trình truy tố, xét xử bị kéo dài liên quan đến các biện pháp thẩm vấn mà lực lượng Mỹ áp dụng đối với các đối tượng này trong thời gian giam giữ.

Phản ứng của thế giới sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ,...đã lên án vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh.

Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh thiệt mạng trong một cuộc tấn công nhằm vào nơi ở của ông tại Tehran, Iran, rạng sáng 31/07, sau khi ông tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran.
Ngay sau khi thông tin về việc thủ lĩnh chính trị Hamas Haniyeh bị ám sát được công bố, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những phản ứng đáng chú ý.

Khủng bố 11/9: 18 năm Mỹ mất đi sự "ảo tưởng về sức mạnh"

Ngày 11/9/2001 khiến cả thế giới rúng động và làm nước Mỹ hoàn toàn thay đổi, là ngày nước Mỹ đánh mất sự ngây thơ và ảo tưởng về sức mạnh bất khả xâm phạm của họ.

Khung bo 11/9: 18 nam My mat di su
8h46 sáng ngày 11/9/2001, mọi người làm việc trong tòa tháp Bắc của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York nghe thấy một tiếng nổ chói tai. Chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đã đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp này. Ảnh: Reuters. 

Khủng bố 11/9/2001 và những con số gây sốc

Vụ khủng bố 11/9/2001 gây ra tổn thất lớn về người, tài sản và cả danh tiếng của nước Mỹ. Những con số bi thương về cuộc tấn công này trở thành nỗi ám ảnh khó quên với cả thế giới.

Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc

21 năm trôi qua nhưng ký ức về vụ khủng bố 11/9/2001 và những số liệu gây sốc liên quan đến vụ tấn công vẫn là nỗi ám ảnh và xót xa với người dân Mỹ và cả thế giới. Ảnh: Reuters.

Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-2
Vụ khủng bố kinh hoàng khiến gần 3.000 người thiệt mạng và khoảng 6.000 người khác bị thương. Cho đến hiện tại, vô số người sống và làm việc gần khu vực xảy ra vụ khủng bố đã tử vong vì ung thư hoặc gặp các vấn đề khác về sức khỏe. Ảnh: usnews.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-3
Lực lượng cứu hỏa, cứu hộ Thành phố New York và lực lượng cảnh sát đã mất hơn 411 nhân viên khi họ cố gắng giải cứu người bị mắc kẹt và dập lửa tòa nhà WTC. Ảnh: NBC News.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-4
Tòa WTC-2 bị sụp đổ hồi 09 giờ 59 phút, sau 56 phút bốc cháy và tòa WTC-1 bị sụp đổ hồi 10 giờ 28 phút, sau 102 phút bốc cháy. Thiệt hại về tài sản và cơ sở vật chất ít nhất là 10 tỷ USD. Ảnh: Herald Sun.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-5
Vụ khủng bố 11/9 cũng khiến 1.337 phương tiện giao thông bị đè bẹp, trong đó có 91 phương tiện của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Ảnh: AP.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-6
Ước tính, phải mất 3,1 triệu giờ lao động để dọn dẹp 1,8 triệu tấn mảnh vỡ tại khu vực tòa tháp đôi đổ sập. Quá trình dọn dẹp chính thức kết thúc vào ngày 30/5/2002. Ảnh: AL.com. 
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-7
Khoảng 8,7 tỷ USD tài sản của các công ty và cá nhân bị cháy thành tro hoặc bị chôn vùi trong đống đổ nát của hai tòa tháp đôi. Ảnh: AP.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-8
Theo văn phòng giám định y khoa, tính đến năm 2021, 1.647 (60%) trong số 2.753 hài cốt nạn nhân WTC đã được xác định. Ảnh: AP.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-9
21,8 tỷ USD là chi phí cho việc xây dựng lại các tòa nhà và cơ sở hạ tầng ở thành phố New York bị phá hủy do vụ khủng bố. Sửa chữa phần sườn phía tây Lầu Năm Góc tốn phí 500 triệu USD. Ảnh: AP.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-10
Theo CBS, vụ khủng bố 11/9/2001 làm thiệt hại cho riêng thành phố New York từ 83-95 tỷ USD, một phần do nhiều việc làm bị mất và nhiều công ty chuyển trụ sở ra khỏi thành phố. Ảnh: Chicagotribune.
Khung bo 11/9/2001 va nhung con so gay soc-Hinh-11
Sau vụ khủng bố 1 năm, Mỹ đã chi 408 tỷ USD cho hoạt động của Bộ An ninh Nội địa Mỹ kể từ khi bộ này được thành lập năm 2002. Ảnh: inc.