Nghi án mẹ giết 2 con ném xuống giếng rúng động Bình Phước

Nghi án mẹ giết 2 con ném xuống giếng đang khiến dư luận Bình Phước rúng động chỉ sau vụ thảm sát.

Vụ án mạng mẹ giết 2 con ném xuống giếng xảy tại thôn 9, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vào chiều 15/7.
Hiện công an đang tiến hành tạm giữ nghi can là bà Điểu Thị C. (SN 1989, ngụ ở địa phương) để mở rộng điều tra và trưng cầu kết quả giám định tâm thần.
Nghi an me giet 2 con nem xuong gieng rung dong Binh Phuoc
Vị trí tìm thấy thi thể hai đứa trẻ 
Đáng nói, 2 nạn nhân bị sát hại là con của bà C., là Điểu M. (SN 2010) và Điểu B. (SN 2012).
Ba mẹ con là người dân tộc S’Tiêng – dân tộc thiểu số sinh sống khá đông trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Theo thông tin ban đầu, 14h chiều 15/7, chồng bà C. là ông Điểu S. đi làm về. Lúc này ông S. thấy bà C. đứng ở cửa sau nhà nhưng không thấy hai con đâu.
Ông S. có hỏi thì bà C. chỉ vào trong buồng. Nhưng khi vào buồng, ông S. tìm không thấy, bước ra ngoài thì bà C. đã chạy ra ngoài vườn ẩn nấp, có nhiều dấu hiệu khả nghi.
Do nghi ngờ 2 con gặp chuyện, ông S. đã hô hoán báo cho hàng xóm và lực lượng công an xã đến nhà, hỗ trợ tìm kiếm.
Sau khoảng nửa giờ tìm kiếm trong khuôn viên vườn nhà và lần theo vết chân của bà C., ông S. và người dân, công an đã phát hiện thi thể của cháu M. và B. nằm dưới giếng.
Ngay sau khi nhận tin báo, CA huyện Bù Đăng và các lực lượng nghiệp vụ của CA tỉnh Bình Phước đã có mặt, tiến hành phong tỏa hiện trường.
Bà C. bị tình nghi là đã sát hại, ném thi thể 2 con ruột xuống giếng nên bị công an bắt giữ để điều tra.
Theo nhiều người nhà, trong nhiều năm trở lại đây bà C. có dấu hiệu bị tâm thần. Bà này có những hành động khó hiểu và thường xuyên bỏ nhà đi lang thang.
Cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân cái chết của 2 đứa trẻ.
Đến 16h cùng ngày, theo nguồn thông tin từ cơ quan công an, khi bị tạm giữ để điều tra, bà C. có khai báo đã sát hại hai con rồi vứt xuống giếng.
Cụ thể, bà C. khai báo, sát hại 2 con bằng cách siết cổ và đâm bằng dao Thái Lan.
Nguồn tin này nói thêm, kết quả khám nghiệm thi thể 2 cháu Điểu M. và Điểu B. xác định nạn nhân tử vong không phải do ngạt nước.
Trong đó, thi thể cháu Điểu M. có một vết đâm và dấu vết nghi là siết cổ. Còn thi thể cháu Điểu B. khi được tìm thấy vẫn còn một đoạn tay áo bị xé ra, quấn quanh cổ.
Hiện cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra và trưng cầu kết quả giám định tâm thần đối với nghi can C.

Đêm kinh hoàng mẹ chôn sống con cứu trăm người ở Quảng Nam

Thiếu phụ ôm chặt đứa bé đang ngằn ngặt khóc rồi đi đến quyết định bất ngờ: “Mẹ không muốn giết con, nhưng để dân làng được sống, con phải hy sinh”. 

Dem kinh hoang me chon sóng con cuu tram nguoi o Quảng Nam
Người mẹ đau đớn hóa điên dại, 46 năm nay vẫn ngày ngày ôm chiếc khăn từng quấn con, đi từ làng trên đến xóm dưới hát ru.  
Nỗi ám ảnh chiến tranh đã đi theo bà Lê Thị Nghê (còn gọi Năm Nghê, 80 tuổi, ngụ thôn Linh Kiều, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) suốt cuộc đời.
Đứa trẻ chết để cả làng được sống
Đi từ khu vực chợ Hiệp Hòa xuôi về phía thượng nguồn sông Thu Bồn, chỉ cần thăm hỏi tên Năm Nghê, người dân nào cũng sốt sắng tận tình dẫn đường. 
Ông Trần Quang Tiến, trưởng thôn Linh Kiều nói với trọng kính trọng: “Những đứa trẻ cũng biết bà. Từng tự tay chôn sống con, thương bà vô cùng. Vì ám ảnh đó mà mấy mươi năm qua, bà sống không ra sống, cứ điên dại nửa tỉnh nửa mê. Có đêm nhớ con, bà Nghê băng sông, mang nhang đi khắp rừng khấn vái tìm kiếm”. 
Cuộc đời bà Nghê rẽ ngoặt sang hướng tối tăm, vào một đêm mưa gió đầu tháng 10/1969, Mỹ rải hàng chục tấn bom xuống tàn phá thôn nghèo. Trong chiến tranh, thôn có tên Trà Linh, thuộc xã Quế Tân, huyện Quế Tiên, tỉnh Quảng Nam (sau giải phóng mới đổi tên thành Linh Kiều, thuộc xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức như bây giờ). 
Vùng thượng nguồn sông Thu Bồn được coi như chiếc nôi cách mạng, nên nơi đây cũng là tâm điểm để giặc Mỹ thường đổ quân đến càn quét. Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, Mỹ tăng cường đánh phá vùng rừng núi và trung du các tỉnh miền Trung. 
Bộ đội và du kích xã Quế Tân anh dũng chiến đấu, bắn rơi một máy bay, bắn cháy hai tàu chiến, tiêu diệt hơn 50 lính Mỹ. Giặc điên cuồng trả thù, sáng một ngày đầu tháng 10/1969 cho máy bay rải thảm bom, điều tàu chiến ngược sông Thu Bồn, huy động lính thủy quân lục chiến hủy diệt vùng căn cứ cách mạng.
Bà Nghê dắt con gái Lê Thị Liên (4 tuổi) và con trai Lê Tân (3 tháng tuổi) đi cùng với 200 người dân thôn Linh Kiều, theo cán bộ và du kích vào ẩn náu trong hang Hòn Kẽm. Giặc cho pháo bầy, đại liên, máy bay, tàu chiến... vãi đạn vào núi dọn đường để mở cuộc tìm kiếm tàn sát dân làng. 

Gia đình Nguyễn Hải Dương không thuê luật sư bào chữa

Liên quan đến vụ thảm sát ở Bình Phước, gia đình bị can Nguyễn Hải Dương cho biết không thuê luật sư bào chữa cho Dương.

Chiều 15/7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Phú Hải (SN 1968, cha của bị can Nguyễn Hải Dương, 1 trong 2 đối tượng gây ra vụ thảm sát Bình Phước khiến 6 người chết) cho biết vợ chồng ông cùng với con gái đang tạm trú tại TP HCM để tránh dư luận không tốt ở quê nhà.

Sáng cùng ngày, Công an tỉnh Bình Phước có đến gặp vợ chồng ông để làm rõ vấn đề liên quan đến việc Dương có ý định tự tử sau khi gây án.

Gia dinh Nguyen Hai Duong khong thue luat su bao chua
Nguyễn Hải Dương và Ánh Linh. 

Cũng theo ông Hải, trước khi xảy ra án mạng đặc biệt nghiêm trọng này, Nguyễn Hải Dương có tâm sự với cha rằng đã bị Lê Thị Ánh Linh phụ tình sau hơn 5 năm yêu nhau. Gần đây, Linh đã cắt đứt mọi liên lạc với Dương như chặn cuộc gọi điện thoại và cả mạng xã hội (Facebook).

“Tôi chỉ thấy nó có vẻ buồn sau khi con Linh quyết chia tay mà không có biểu hiện gì lạ thường hay thù hận gì. Tôi cứ nghĩ nó sẽ bớt buồn để đi tìm bạn gái khác chứ đâu ngờ xảy ra chuyện đau lòng này. Chính vì vậy mà tôi cũng không biết trả lời như thế nào với công an về chuyện nó muốn tự tử sau khi gây án" - ông Hải nói và cho biết không có ý định thuê luật sư bào chữa cho Dương.

Sớm đưa hai nghi phạm thảm sát 6 người ở Bình Phước ra xét xử

Thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước, tại cuộc họp Ban chuyên án vụ giết người, cướp tài sản (bí số 715G) xảy ra tại nhà ông Lê Văn Mỹ (nằm cạnh QL13, đoạn thuộc tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, làm chết 6 người trong một gia đình) ngày 14-7, Trung tướng Triệu Văn Đạt - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an chủ trì, cho biết đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, tác động và ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội. Do đó Ban chuyên án phải tiến hành nhanh các bước tiếp theo trong giai đoạn tố tụng nhưng phải đảm bảo đúng quy trình quy định của pháp luật.

“Đây cũng là vụ án trọng điểm, do đó cần phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân cùng cấp để kết luận điều tra và có cáo trạng để sớm đưa vụ án ra truy tố xét xử. Điều đó góp phần làm giảm nỗi đau mất mát quá lớn của gia đình nạn nhân, mặt khác ổn định dư luận trong nhân dân” – trung tướng Đạt nhấn mạnh.

Thảm sát ở Bình Phước: Ai được quyền nuôi dưỡng bé Na?

(Kiến Thức) - Một vấn đề khiến dư luận băn khoăn sau vụ thảm sát ở Bình Phước là bé Na có được hưởng thừa kế? Ai là người được quyền nuôi dưỡng bé Na?

Liên quan đến vấn đề hưởng thừa kế và người được quyền nuôi dưỡng bé Na (18 tháng tuổi) – nạn nhân duy nhất còn sống sau vụ cả 6 người bị sát hại ở Bình Phước - PV báo Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội và đồng nghiệp để làm rõ vấn đề này.
Tham sat o Binh Phuoc: Ai duoc quyen nuoi duong be Na?
 Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội