“Nghe tin cụ Giáp ra đi, tôi chẳng thiết ăn uống...“

(Kiến Thức) - “Từ hôm nghe được tin cụ Giáp ra đi, tôi chẳng thiết ăn uống gì, cũng không cầm được nước mắt. Cụ Giáp đã đi rồi, tôi đau buồn lắm…”, bác Nguyễn Thị Mấn (Bắc Giang) nghẹn ngào nói.

Từ 14h30 - 18h chiều nay (6/10), căn biệt thự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở địa chỉ 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) đã được mở để đón người dân vào viếng Đại tướng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Kiến Thức, rất nhiều người đã đến đây từ sáng sớm, đứng đợi trước cửa nhà, mong được vào thắp nén tâm hương cho vị tướng toàn tài, đức độ.
Dòng người xếp thành hàng, giữ trật tự để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 Dòng người xếp thành hàng, giữ trật tự để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Càng về chiều, dòng người đến viếng càng đông hơn. Bên cạnh người dân Hà Nội, còn có rất nhiều bà con từ khắp các tỉnh thành trong nước cũng tìm về ngôi nhà 30 Hoàng Diệu để bày tỏ lòng thành kính với vị anh hùng vĩ đại của dân tộc.
Người dân bắt đầu vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 Người dân bắt đầu vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không quản ngại đường xá xa xôi, bác Nguyễn Thị Mấn đã cùng con trai đón xe khách từ quê nhà Bắc Giang, tìm lên ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, để được thắp nén tâm hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 
Do đến từ 7h sáng, chưa được vào bên trong, hai mẹ con bác Mấn phải quanh quẩn đợi đến chiều. Chia sẻ cảm xúc, bác Mấn nghẹn ngào nói: “Từ hôm nghe được tin cụ Giáp ra đi, tôi chẳng thiết ăn uống gì, cũng không cầm được nước mắt. Cụ Giáp đã đi rồi, tôi đau buồn lắm…”.
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tôi sinh ra ở Nghệ An, hiện tại đang sống tại Hà Nội. Trước tin Đại tướng mất, tôi đưa con trai đến đây từ sáng, mong được vào trong viếng Đại tướng. Tôi sẽ luôn dạy dỗ con cái sau này phải ghi nhớ công lao, cũng như hình ảnh của Đại tướng”, chị Nguyễn Thị Lê Na chia sẻ.
Những giọt nước mắt khóc thương Đại tướng của người dân.
 Những giọt nước mắt khóc thương Đại tướng của người dân.
Không khí đau buồn bao trùm toàn bộ con đường Hoàng Diệu và thỉnh thoảng đâu đó có người không kìm nén được cảm xúc, lại òa tiếng khóc. Bà Nguyễn Thị Cúc (Thanh Hóa) bùi ngùi: “Ngay sau hôm nghe tin bác Giáp mất, tôi đã bắt xe từ Thanh Hóa ra đây. Bác đã đi rồi, mong bác được yên nghỉ, toàn dân sẽ luôn ghi nhớ hình ảnh của bác”.
Đến 18h, dù đã hết giờ vào tiễn biệt Đại tướng, nhưng phía bên trong căn nhà 30 Hoàng Diệu, vẫn còn hàng trăm người dân xếp hàng chờ đợi để được thắp nén nhang cho vị danh tướng huyền thoại của Việt Nam và thế giới.

Lạ lùng xứ “trai cứ lấy vợ... là ở rể” tại VN

(Kiến Thức) - Xã Tân Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình không chỉ một làng, mà có rất nhiều “làng ở rể”, sống tam, tứ, ngũ đại đồng đường với nhau...

Con rể là trụ cột gia đình
Ông Bùi Văn Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong cho biết: "Chuyện ở rể ở xã này là điều rất đỗi bình thường và diễn ra phổ biến. Thậm chí, người dân nơi đây, cha mẹ vợ còn chiều con rể hơn là con cái ruột". Ông Thoa còn khoe, chính  ông cũng đang ở rể và được giao trọng trách là trụ cột của gia đình.

Tận mắt 4 cây cầu huyết mạch TPHCM sắp đóng cửa

(Kiến Thức) - Từ ngày 20/10, 4 cây cầu huyết mạch trong nội thành TP HCM sẽ chính thức được “đóng cửa” sau hàng chục năm “phục vụ” để ngành GTVT tiến hành xây cầu mới.

Từ đầu tháng 11/2013, BQL Đầu tư công trình nâng cấp Đô thị TPHCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Bông, cầu Kiệu; cầu Lê Văn Sĩ trên kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè và cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa, Lò Gốm. Nguồn vốn xây dựng các cây cầu này hơn 36 triệu USD là vốn vay ODA của ngân hàng thế giới.
Từ đầu tháng 11/2013, BQL Đầu tư công trình nâng cấp Đô thị TPHCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Bông, cầu Kiệu; cầu Lê Văn Sĩ trên kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè và cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa, Lò Gốm. Nguồn vốn xây dựng các cây cầu này hơn 36 triệu USD là vốn vay ODA của ngân hàng thế giới.