Nghệ An: Tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích

Sau khi vắng mặt tại cuộc họp và mất liên lạc, mọi người đi tìm thì phát hiện đôi dép của ông P. - Chủ tịch Hội nông dân xã trên đường dẫn xuống bờ sông Nậm Mộ.

Ngày 22/11, thông tin từ bà Lô Thị Trà My- Chủ tịch UBND xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, các lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm ông L.B.P. (SN 1978, Chủ tịch Hội nông dân xã) mất tích từ chiều 20/11.
Nghe An: Tim kiem Chu tich Hoi nong dan xa mat tich
Phát hiện đôi dép của ông P. trên đường dẫn xuống bờ sông Nậm Mộ. 
Trước đó, chiều 20/11, ông L.B.P. vắng mặt trong cuộc họp của UBND xã Xá Lượng. Chính quyền địa phương liên lạc qua số điện thoại di động của ông P. nhưng không liên lạc được.
Đến 18h cùng ngày, các cán bộ UBND xã Xá Lượng tổ chức đi tìm và phát hiện đôi dép của ông P. trên đường dẫn xuống bờ sông Nậm Mộ, đoạn qua địa bàn xã.
Hiện, chính quyền địa phương đang phối hợp với các lực lượng chức năng khác nỗ lực tìm kiếm ông P.
Được biết, ông P. làm Chủ tịch UBND xã Xá Lượng gần hai nhiệm kỳ qua, là người nhiệt tình và có năng lực, gần gũi với bà con nông dân.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cô gái mất tích từ mùng 7 Tết bị sát hại, giấu thi thể như thế nào?
 

Vụ mất tích bí ẩn nhất mọi thời đại, chuyên gia cũng "đầu hàng"

Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều trường hợp con người mất tích một cách bí ẩn khiến nhà chức trách cũng phải bó tay…

Vu mat tich bi an nhat moi thoi dai, chuyen gia cung
1. Amelia Earhart là nữ phi công đầu tiên một mình thực hiện chuyến bay qua Đại Tây Dương. Tuy nhiên, đến năm 1937, Earhart mất tích bí ẩn khi thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới cùng với người hoa tiêu Fred Noonan. 

Tiến độ mở rộng Hà Nội ra hai bờ sông Hồng thế nào?

UBND các địa phương đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các khu dân cư hiện có đối với việc nghiên cứu ý tưởng quy hoạch bãi nổi giữa và ven sông Hồng.

Mới đây, cử tri thành phố Hà Nội có đề nghị chính quyền thành phố đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết mở rộng Thành phố ra 2 bờ sông Hồng nhằm giảm tải cho nội thành.
Trả lời đề nghị trên, UBND TP. Hà Nội cho biết, đối với định hướng chính của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở): Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000) được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/03/2022 nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, với diện tích khoảng 10.996,16ha, thuộc địa bàn 55 phường, xã của 13 quận, huyện; quy mô dân số khoảng 300.000 người.

Quy hoạch bờ sông Hồng với sự phát triển bền vững của Thủ đô

Sáng 13/8, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội phối hợp Hội Nữ trí thức Thủ đô tổ chức hội thảo “Quy hoạch hai bờ sông Hồng với sự phát triển tương lai bền vững của Thủ đô”.

Hội thảo “Quy hoạch hai bờ sông Hồng với sự phát triển tương lai bền vững của Thủ đô” được tổ chức với mong muốn tiếp nhận, chia sẻ thông tin quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học trong một số vấn đề cụ thể, như: Trục không gian cảnh quan hai bờ sông Hồng: Vấn đề quy hoạch thoát lũ, bảo vệ môi trường trong tương lai khi các khu đô thị bên sông có sự phát triển mạnh mẽ; bảo tồn, phát triển văn hóa làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội và trách nhiệm cộng đồng... để bổ sung trong quy hoạch đã được duyệt và đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện, tránh lãng phí.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Thanh nêu rõ, sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội chỉ là một đoạn ngắn (gần 120km) so với chiều dài của toàn tuyến (1.200km) nhưng đóng vai trò lớn và là nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô. Gần đây, trong quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, điều chỉnh quy hoạch chung đến 2045, tầm nhìn 2050 đã xác định đột phá mới, tầm nhìn mới để xây dựng khu vực sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm thành phố, phát triển hài hòa, không gian sinh thái, văn hóa - lịch sử, không gian xanh, đô thị hiện đại và là biểu tượng mới của Hà Nội.