Ngày “cựu” lãnh đạo hầu tòa, Sacombank bỗng... tăng kịch trần

Ngay khi mở phiên giao dịch hôm nay 8/1, cổ phiếu STB của Sacombank bỗng dưng tăng kịch trần. 

 
Cụ thể, STB lên mức 14.550 đồng/CP (tăng 1.000 đồng/CP, +7%) với khối lượng khớp lệnh tăng kỷ lục, đạt hơn 33,8 triệu cổ phiếu.
Đây cũng là mức giá “đỉnh” của cổ phiếu STB trong vòng 6 tháng trở lại đây, sau khi cổ phiếu STB đạt mức giá “đỉnh” 14.600 đồng/CP vào cuối tháng 6.2017 (ngày 21.6, STB đạt mức giá 14.600 đồng/CP).
Đặc biệt, đây cũng là phiên tăng kịch trần hiếm hoi của cổ phiếu STB sau đúng 9 tháng, từ 7.4.2017.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một chuyên gia chứng khoán đến từ Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), thông tin khiến STB tăng kịch trần phiên giao dịch hôm nay có thể đến từ thông tin đến hết năm 2017, Ngân hàng Sacombank đã xử lý được 19.000 tỷ đồng nợ xấu. Việc các “cựu” cán bộ phải ra tòa không ảnh hưởng nhiều đến đà tăng của STB vì việc “xử lý khủng hoảng” này đã được ngân hàng tính đến từ trước.
“Cổ phiếu STB nhích nhẹ một vài phiên gần đây có thể đến từ thông tin ông Dương Công Minh chính thức từ chức Chủ tịch HĐQT tại 4 công ty để tập trung cho Sacombank. Thêm vào đó là việc xử lý dứt điểm khoản nợ xấu ‘khủng’ hơn 19.000 tỷ đồng vừa được nhà băng này công bố khiến cổ phiếu STB hưng phấn trong phiên hôm nay”, chuyên gia này nói.
Trước đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, kết thúc năm 2017, Sacombank đã xử lý được 19.000 tỷ đồng nợ xấu. Để đạt được con số 19.000 tỷ đồng này, Sacombank đã phải chạy đua với thời gian, áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng... Trong đó, các khoản nợ xấu được xử lý gồm: Thanh lý tài sản nhận cấn trừ nợ gần 2.800 tỷ đồng; bán nợ theo giá thị trường 2.600 tỷ đồng; tự xử lý, thu hồi nợ xấu và các khoản phải thu được hơn 14.200 tỷ đồng.
“Trong các tài sản đã xử lý, việc tổ chức bán đấu giá công khai ba tài sản là quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đức Hoà III Long An (được cho là các tài sản liên quan đến ông Trầm Bê - PV) với giá khởi điểm hơn 9.000 tỷ đồng vào giữa tháng 12.2017 vừa qua đã đóng góp tỷ lệ không nhỏ cho kết quả xử lý nợ xấu của Sacombank”, ông Minh thông tin.
Cũng theo ông Minh, trong năm 2018 này, chúng tôi đang và sẽ điều hành, quản lý ngân hàng minh bạch, từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II; giải quyết dứt điểm sở hữu chéo, đa dạng hoá cơ cấu cổ đông; tiết giảm chi phí hợp lý, sao cho có lợi nhất cho cổ đông...
Được biết, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đầu năm 2017 là 6,68% tổng dư nợ, hiện đã giảm xuống còn 4,28% và dự kiến sẽ giảm về 3% trong năm 2018. Đặc biệt, năm 2018, Sacombank cũng đặt mục tiêu sẽ xử lý được giá trị nợ xấu ít nhất tương đương với số nợ đã xử lý trong năm 2017.
Về “sức khỏe” tài chính của Sacombank, kết thúc năm 2017, tổng tài sản của nhà băng này đạt hơn 364.000 tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu năm; tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 323.000 tỷ đồng, tăng 11,4%; dư nợ tín dụng hơn 219.000 tỷ đồng, tăng 12,6%.
Đáng chú ý, tỷ suất sinh lời của Sacombank dần được cải thiện với tổng thu nhập đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước, tạo nguồn lực tài chính để xử lý các tồn đọng. Thu dịch vụ năm 2017 của Sacombank tăng trưởng khá tốt, đạt 2.395 tỷ đồng, trong đó thu dịch vụ truyền thống tăng 29,6% so với năm trước.

Cảnh kỳ công thu hoạch hoa nghệ tây siêu đắt đỏ

(Kiến Thức) - Để tạo ra 1 kg nhụy hoa nghệ tây chưa phân loại, người ta phải hái đến 17.000 bông trong khoảng 40 giờ, dưới ánh nắng mặt trời. 

Nhụy hoa nghệ tây (hay còn gọi Saffron) được mệnh danh là "vàng đỏ" bởi mức giá cao khủng khiếp 650 triệu đồng/kg. Ảnh: News.
Nhụy hoa nghệ tây (hay còn gọi Saffron) được mệnh danh là "vàng đỏ" bởi mức giá cao khủng khiếp 650 triệu đồng/kg. Ảnh: News. 

Ông Dương Công Minh mua xong gần 18 triệu cổ phiếu Sacombank

Ước tính ông Dương Công Minh bỏ ra gần 220 tỷ để mua gần 18 triệu cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 3,15% vốn điều lệ ngân hàng này.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Mã: STB vừa có thông báo gửi tới Ủy ban chứng khoán về việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
Ong Duong Cong Minh mua xong gan 18 trieu co phieu Sacombank
Đại gia Dương Công Minh. 
Theo đó, ông Dương Công Minh đã mua được 17.999.995 cổ phiếu STB (gần bằng số đăng ký mua) trong thời gian từ 28/9 đến 29/9 bằng phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Như vậy, sau khi thực hiện thành công giao dịch trên, ông Minh đang nắm giữ gần 59,4 triệu cổ phiếu STB, tương đương 3,15% vốn điều lệ ngân hàng này.

Soi tài sản “khủng” của đại gia Trầm Bê trước khi vướng lao lý

(Kiến Thức) - Hôm nay, phiên tòa xét xử Trầm Bê, Phạm Công Danh diễn ra. Thông tin về khối tài sản “khủng” của Trầm Bê trước khi bị bắt lại được dư luận quan tâm.

Hàng loạt bất động sản "khủng"
Trước khi vướng lao lý, ông Trầm Bê từng thành công ở nhiều ngành nghề khác nhau như mở bệnh viện, tham gia vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng... đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
Năm 1999, đại gia Trầm Bê đầu tư và trở thành thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI). Trong nhiều năm, BCCI trở thành đại gia bất động sản phía Nam khi sở hữu quỹ đất rộng lớn cùng nhiều dự án tham vọng.
Năm 2009, Trầm Bê bỏ ra khoảng 64 triệu USD để sở hữu một phần khu mua sắm Vallco Shopping Mall thuộc trung tâm thương mại tại Cupertino (bang California, Mỹ).
Sau 5 năm nắm giữ khoản đầu tư tại vùng đất màu mỡ này, năm 2014, đại gia Trầm Bê bất ngờ công bố bán lại khu mua sắm cho công ty bất động sản Sand Hill với mức giá 116 triệu USD. Theo giới truyền thông lúc bấy giờ, sau khi trừ đi 36 triệu USD giải quyết các khoản thuế tại Mỹ, đại gia Trầm Bê mang về Việt Nam 80 triệu USD, tức lãi 16 triệu USD sau 5 năm rót vốn.
Trung tâm thương mại Vallco Shopping Mall thời điểm đại gia Trầm Bê chốt xong thương vụ trị giá hơn 100 triệu đô. Ảnh: Internet.
Trung tâm thương mại Vallco Shopping Mall thời điểm đại gia Trầm Bê chốt xong thương vụ trị giá hơn 100 triệu đô. Ảnh: Internet.
Theo thông tin đăng tải ngày 5/8/2017 trên Zing, ngoài 3,06% cổ phần trong BCI, ông Trầm Bê và gia đình hiện sở hữu quyền sử dụng đất tại số 591 (số cũ 26) An Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân; quyền sử dụng đất tại số 601 Hồng Bàng, phường 6, quận 6, TP.HCM.
Trong đó giá trị nhất là dự án Khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao thuộc Tiểu khu 3 - Khu dân cư Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân. Dự án do Công ty CP Đầu tư khu đô thị mới Sài Gòn - doanh nghiệp thuộc sở hữu của một người thân trong gia đình ông Trầm Bê làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, theo kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại VNCB, Sacombank, TPBank, BIDV, cơ quan điều tra đã đề nghị kê biên 2 quyền sử dụng đất này.
Đồng thời, cơ quan điều tra cũng phong tỏa 4 tài khoản của CTCP Quản lý quỹ Lộc Việt, mở tại BIDV Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với số tiền hơn 33 tỷ đồng. Ngoài ra, 16.000 cổ phần của công ty này tại CTCP Đất may mắn cũng bị cơ quan điều tra đề nghị phong tỏa, để phục vụ công tác thu hồi tài sản của ông Trầm Bê.
Không chỉ nổi danh trên thương trường, đại gia Trầm Bê còn nổi tiếng với thú "chơi ngông" khi bỏ tiền ra xây dựng dinh thự năm chóp tọa lạc trên khu đất rộng 30ha tại quê nhà ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh được đánh giá là lớn nhất Nam Bộ. Thậm chí, ông còn chi ra hàng trăm tỷ để xây dựng nhiều ngôi chùa dát vàng....
 
Khối tài sản lớn thông qua ủy thác đầu tư cho người thân
Ngoài lĩnh vực bất động sản, theo Zing, tính đến thời điểm tháng 3/2017, ông Trầm Bê có vốn góp trực tiếp trong 2 doanh nghiệp và nhiều khoản đầu tư gián tiếp vào doanh nghiệp khác thông qua hình thức holdings - đầu tư vốn cho cá nhân là người thân, bên có liên quan.
Cụ thể, ông Trầm Bê nắm 82% cổ phần Công ty Cổ phần đá Marble Như Ý tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ngoài ông Trầm Bê còn có 4 cổ đông khác là ông Nguyễn Tấn Sự, Ngô Trí Dũng, Phan Minh Hoàng Ngọc và bà Lưu Thị Lợi, mỗi cổ đông nắm 4,5% cổ phần. Các cổ đông của công ty này cũng đồng thời là chủ các doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, bất động sản… Ông Trầm Bê giữ quyền chi phối thông qua việc cung cấp nguồn vốn cho các dự án này.
Ông Trầm Bê cũng có 15,2% cổ phần trong tổng vốn điều lệ 590 tỷ đồng của Công ty CP Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An là chủ sở hữu Bệnh viện Triều An tại quận Bình Tân (TP.HCM).
Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An là nơi ông Trầm Bê nắm giữ 15,2% cổ phần. Ảnh: Zing.
 Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An là nơi ông Trầm Bê nắm giữ 15,2% cổ phần. Ảnh: Zing.
Một lĩnh vực kinh doanh truyền thống của ông Trầm Bê và gia đình là nông nghiệp với Công ty cổ phần Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn. Công ty này do con trai ông Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân làm Chủ tịch HĐQT với chuyên ngành chính là chiếu xạ thanh long xuất khẩu.
Mời quý độc giả xem video "Ông Trầm Bê bị truy tố 20 năm tù". Nguồn: VTC1: