Ngày cuối tuần nhuốm máu ở New York, em bé 1 tuổi thiệt mạng

Cái chết của đứa trẻ đánh dấu thêm một ngày cuối tuần với bạo lực súng đạn ở thành phố New York, nơi số lượng các vụ xả súng vào tháng 6 và tháng 7 tăng mạnh.

Bữa tiệc ở Brooklyn vào tối chủ nhật (12/7) cũng giống như bao bữa tiệc ngoài trời khác ở thành phố New York trong đại dịch. Mọi người quây quần quanh một bếp nướng âm ỉ gần công viên vào một tối mùa hè ấm áp. Nhóm cũng bao gồm một cậu bé 1 tuổi đang ngồi bên trong xe đẩy.
Sau đó, vào khoảng 23h30, hai tay súng mặc đồ đen tiến đến, xả súng vào nhóm rồi bỏ trốn.
Bữa tiệc nhuốm máu
Bé Devell Gardner Jr. 1 tuổi đã bị bắn vào bụng. Em mất sau một thời gian ngắn tại một bệnh viện gần đó, trở thành một trong những thương vong mới nhất trong mùa hè do bạo lực súng đạn gia tăng.
Ngay cuoi tuan nhuom mau o New York, em be 1 tuoi thiet mang
 Hiện trường vụ việc nơi bé Devell Gardner Jr., 1 tuổi, đang ngồi trong xe đẩy và bị bắn vào bụng tại Công viên Brooklyn. Ảnh: New York Times.
Cái chết đã làm náo loạn thành phố - nơi vốn đã thấp thỏm vì sự gia tăng không ngừng của các vụ xả súng, đại dịch và nhiều tuần biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát.
"Thật đau đớn", Thị trưởng Bill de Blasio đã nói trong một cuộc họp báo vào ngày 13/7. "Đó không phải là thứ mà chúng ta có thể phớt lờ".
Ba người đàn ông khác cũng bị thương trong vụ nổ súng ở New York xảy ra gần Sân chơi Raymond Bush tại khu vực Bedford-Stuyvesant. Họ - một người 27 tuổi bị thương ở mắt cá chân, một người 36 tuổi bị đánh vào chân và một người 35 tuổi bị bắn vào háng - được hy vọng sẽ sống sót.
Hai cậu bé khác, 12 và 15 tuổi, cũng là những nạn nhân khác của bạo lực súng đạn vào tối cuối tuần vừa qua (12/7). Cậu bé 15 tuổi bị bắn vào cổ tay trên đại lộ Adam Clayton Powell Jr. gần đường 143 ở Harlem, còn cậu bé kia bị bắn vào chân ở Prospect Place, Brooklyn.
Tình trạng bạo lực kéo dài
Chiều 13/7, các sĩ quan miệt mài điều tra tại nơi Davell bị tấn công. Những nơi vỏ đạn nằm rải rác trên đường được đánh dấu bằng hơn tá điểm màu cam.
Davell qua đời vào một ngày cuối tuần tại thành phố New York, nơi số vụ xả súng vào tháng 6 và tháng 7 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng vọt này đã đẩy con số tổng thể trong năm cao hơn.
Ngay cuoi tuan nhuom mau o New York, em be 1 tuoi thiet mang-Hinh-2
 Nơi tìm thấy vỏ đạn được đánh dấu bằng các biển số màu cam. Ảnh: New York Times.
Tính đến ngày 12/7, đã có 634 vụ xả súng vào năm 2020, cao hơn nhiều so với con số 394 vào năm 2019. Với tốc độ đó, thành phố sẽ đứng đầu với 800 vụ xả súng trong năm. Đây là lần đầu tiên sau 3 năm New York đạt con số này.
28 người đã bị thương do súng và thiệt mạng vào tháng 6. Số lượng này có xu hướng tiếp tục tăng vào tháng 7, với hơn 20 người bị bắn chết cho đến ngày 12/7.
Kể từ cuối tháng 5, những người biểu tình tức giận vì cái chết của George Floyd ở thành phố Minneapolis và các vụ nổ súng khác có liên quan đến cảnh sát đã kêu gọi cải cách lực lượng này.
Tháng trước, tiểu bang New York đã nghiêm cấm hành vi kẹp cổ và bãi bỏ một đạo luật giữ bí mật kỷ luật cảnh sát. Các quan chức thành phố, đáp lại lời kêu gọi là cắt giảm chi phí cho cảnh sát, đã đồng ý chuyển khoảng 1 tỷ USD từ Sở cảnh sát sang các cơ quan khác.
Các quan chức cảnh sát cấp cao và các nhà lãnh đạo công đoàn cảnh sát thành phố tranh luận rằng động thái này sẽ làm suy yếu khả năng ngăn chặn tội phạm bạo lực, đặc biệt với các vụ xả súng gia tăng.
Các chuyên gia về tội phạm nói rằng các vụ xả súng mùa hè năm nay nghiêm trọng hơn là do ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế và điều kiện sống của người dân.
Nhưng các quan chức cảnh sát cấp cao, bao gồm Uỷ viên Shea, cho rằng sự gia tăng các vụ xả súng có liên quan đến những thay đổi gần đây trong hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm cả sự chậm trễ của toà án do virus, luật bảo lãnh mới và các biện pháp khác nhằm giảm số lượng tù nhân.
Tuy nhiên, theo dữ liệu tội phạm do cảnh sát cung cấp, đó không phải là yếu tố khiến bạo lực gia tăng. Chỉ 7 trong số 2.100 người được ra tù với các cáo buộc về súng có liên quan đến những vụ xả súng kể từ khi ra tù.
Mặc dù các vụ giết người và xả súng đã tăng lên, các báo cáo về bốn tội ác chính khác - hãm hiếp, cướp, những vụ tấn công nghiêm trọng và vụ án lớn - đều không tăng hoặc giảm mạnh trong năm nay. Đồng thời, các vụ trộm đã gia tăng trong thời gian này.
Một số quan chức và các nhà hoạt động cũng phản đối lập luận này. Họ chỉ ra một yếu tố có thể khác: hầu hết vụ xả súng vẫn chưa được cảnh sát giải quyết.
Hôm 13/7, ông de Blasio một lần nữa nhấn mạnh ông tin rằng sự gia tăng của các vụ xả súng được thúc đẩy bởi đại dịch, thứ tàn phá nền kinh tế thành phố và chống lại toà án.
"Lực lượng cảnh sát đang bị quá tải và điều này vẫn đang tiếp diễn", ngài thị trưởng phát biểu. "Và quan trọng nhất là hệ thống tư pháp hình sự chưa hoạt động."
Tổng thống quận Brooklyn, Eric Adams, một cựu đội trưởng đội cảnh sát, kêu gọi cảnh sát đẩy mạnh điều tra các vụ xả súng gần đây và hợp tác với các tổ chức khu phố để ngăn chặn bạo lực.

"Cơn ác mộng" ở thành phố New York: COVID-19, biểu tình và chết chóc

(Kiến Thức) - Dịch COVID-19 hoành hành, các cuộc biểu tình của BLM, bạo lực và chết chóc...đang biến New York (Mỹ) trở thành "vùng cấm địa", cơn ác mộng đối với nhiều người.

Theo Daily Mail, số vụ giết người tăng vọt, sự hoành hành của dịch COVID-19 cùng các cuộc biểu tình của phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" (BLM),...đang hủy hoại thành phố New York. Ảnh: Reuters.
 Theo Daily Mail, số vụ giết người tăng vọt, sự hoành hành của dịch COVID-19 cùng các cuộc biểu tình của phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" (BLM),...đang hủy hoại thành phố New York. Ảnh: Reuters. 
Số liệu được Sở cảnh sát New York công bố cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, thành phố này xảy ra 176 vụ giết người, tăng 23% so với 143 vụ cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Reuters.
 Số liệu được Sở cảnh sát New York công bố cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, thành phố này xảy ra 176 vụ giết người, tăng 23% so với 143 vụ cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Reuters. 

Số nạn nhân vụ xả súng tăng 51%, lên 616 người trong năm nay. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2020, New York ghi nhận 250 vụ xả súng, so với con số 97 vào tháng 6/2019. Ảnh: Getty.
Số nạn nhân vụ xả súng tăng 51%, lên 616 người trong năm nay. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2020, New York ghi nhận 250 vụ xả súng, so với con số 97 vào tháng 6/2019. Ảnh: Getty.  

Trước thực trạng hiện nay tại New York, nhiều người đổ lỗi cho Thị trưởng Bill de Blasio - người đã cắt 1 tỷ USD ngân sách chi tiêu của cảnh sát New York; chấm dứt chính sách kiểm tra đột xuất "stop-and-frisk",... Ảnh: Getty.
 Trước thực trạng hiện nay tại New York, nhiều người đổ lỗi cho Thị trưởng Bill de Blasio - người đã cắt 1 tỷ USD ngân sách chi tiêu của cảnh sát New York; chấm dứt chính sách kiểm tra đột xuất "stop-and-frisk",... Ảnh: Getty. 

Thị trưởng de Blasio cũng đã đưa ra các cải cách tư pháp hình sự, bao gồm những thay đổi cho phép hàng chục tội danh được bảo lãnh. Điều này có nghĩa là những đối tượng có hành vi bạo lực bị bắt giữ có thể được phóng thích trên đường phố. Ảnh: Getty.
Thị trưởng de Blasio cũng đã đưa ra các cải cách tư pháp hình sự, bao gồm những thay đổi cho phép hàng chục tội danh được bảo lãnh. Điều này có nghĩa là những đối tượng có hành vi bạo lực bị bắt giữ có thể được phóng thích trên đường phố. Ảnh: Getty.  

Trong khi đó, nhiều khu vực của Manhattan, bắt đầu trở nên giống với một "thị trấn ma" kể từ khi 500.000 cư dân thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có "tháo chạy" khỏi New York giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Được biết, bang New York là nơi có số người tử vong vì COVID-19 cao nhất nước Mỹ, với hơn 24.000 người chết. Ảnh: Getty.
 Trong khi đó, nhiều khu vực của Manhattan, bắt đầu trở nên giống với một "thị trấn ma" kể từ khi 500.000 cư dân thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có "tháo chạy" khỏi New York giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Được biết, bang New York là nơi có số người tử vong vì COVID-19 cao nhất nước Mỹ, với hơn 24.000 người chết. Ảnh: Getty. 

Đường phố từng tấp nập du khách nay trở nên trống vắng. Nhiều cửa hiệu, nhà hàng được gia cố cẩn thận để chống lại nạn cướp phá. Các khách sạn thì đóng cửa. Ảnh: Daily Mail.
 Đường phố từng tấp nập du khách nay trở nên trống vắng. Nhiều cửa hiệu, nhà hàng được gia cố cẩn thận để chống lại nạn cướp phá. Các khách sạn thì đóng cửa. Ảnh: Daily Mail. 

Khu vực nhà hát Broadway nằm trong bóng tối. Tàu điện ngầm, từng vận chuyển 750.000 hành khách mỗi ngày, giờ hầu hết đều vắng vẻ. Ảnh: Wikipedia.
Khu vực nhà hát Broadway nằm trong bóng tối. Tàu điện ngầm, từng vận chuyển 750.000 hành khách mỗi ngày, giờ hầu hết đều vắng vẻ. Ảnh: Wikipedia.  

Tại Quảng trường Thời đại, một vài người bán nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, thay vì kính râm và túi xách hàng hiệu.
 Tại Quảng trường Thời đại, một vài người bán nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, thay vì kính râm và túi xách hàng hiệu. 

"Đây là một cuộc khủng hoảng mà New York chưa từng phải đối mặt", Joel Kotkin, một người New York bản địa và đang sống ở California, nói với The Mail. Ảnh: Reuters.
"Đây là một cuộc khủng hoảng mà New York chưa từng phải đối mặt", Joel Kotkin, một người New York bản địa và đang sống ở California, nói với The Mail. Ảnh: Reuters.  

"Mọi thứ chúng tôi yêu thích ở New York - sự hối hả, nhộn nhịp, bận rộn và kỳ lạ - tất cả đã biến mất", một cư dân nói. Ảnh: Reuters.
 "Mọi thứ chúng tôi yêu thích ở New York - sự hối hả, nhộn nhịp, bận rộn và kỳ lạ - tất cả đã biến mất", một cư dân nói. Ảnh: Reuters. 

Nhưng không phải tất cả dự đoán cho tương lai của New York đều ảm đạm, đặc biệt là với những người lạc quan. Ảnh: Reuters.
 Nhưng không phải tất cả dự đoán cho tương lai của New York đều ảm đạm, đặc biệt là với những người lạc quan. Ảnh: Reuters. 

"Miễn là New York có thể duy trì thế mạnh tiềm năng, tôi cho rằng, thành phố sẽ phục hồi, chẳng hạn như về lĩnh vực kinh tế", chuyên gia quy hoạch đô thị Carl Weisbrod nhận định. Ảnh: Reuters.
 "Miễn là New York có thể duy trì thế mạnh tiềm năng, tôi cho rằng, thành phố sẽ phục hồi, chẳng hạn như về lĩnh vực kinh tế", chuyên gia quy hoạch đô thị Carl Weisbrod nhận định. Ảnh: Reuters. 

Sudan “đứng ngồi không yên” vì siêu đập 5 tỷ USD Đại Phục Hưng

(Kiến Thức) - Ethiopia đang xây dựng siêu đập Đại Phục Hưng trị giá gần 5 tỷ USD ở khu vực cách biên giới Sudan 15 km. Dự án này khiến nhiều người dân Sudan "đứng ngồi không yên".

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung
 Theo Al Jazeera, chính phủ Sudan nói rằng, siêu đập Đại Phục Hưng của Ethiopia có thể đe đọa sự an toàn của khoảng 20 triệu người dân Sudan sống ở khu vực hạ nguồn và ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp của nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-2
 Trên đảo Tuti, Sudan, những người nông dân và chủ đất lo lắng rằng nếu siêu đập làm suy yếu dòng chảy, sẽ không có đủ nước cho việc tưới tiêu.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-3
 Một nông dân rắc phân bón ở cánh đồng trên đảo Tuti, Khartoum.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-4
 Mussa Adam Bakr (phải), 48 tuổi, thu hoạch cà tím cùng các công nhân trên cánh đồng ở đảo Tuti. "Tôi đến Tuti vào năm 1988 vì đất ở đây rất tốt cho nông nghiệp và địa điểm cũng thuận tiện cho việc buôn bán, mang lại thu nhập tốt", Bakr chia sẻ.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-5
Thợ gốm Mutasim al-Jeiry, 50 tuổi, có xưởng gốm riêng trong một khu vực được gọi là "Làng nghề gốm" ở Alqamayir, Omdurman. "Con đập sẽ giúp ổn định sông Nile và chúng ta sẽ ít bị ngập lụt hơn. Nhưng mặt khác, chúng ta sẽ có ít đất sét và nước hơn. Người nông dân, thợ làm gạch và thợ gốm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", Mutasim nói.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-6
 Mazeen (phải), 12 tuổi, thu thập đất sét trong "làng gốm".

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-7
Công nhân Zaki el-Dine, 24 tuổi, lấy nước từ sông Nile để làm gạch trên đảo Tuti. 
Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-8
 Thợ gạch Mohamed Ahmed al-Ameen cùng những người khác chuẩn bị cho gạch vào lò nung trên đảo Tuti.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-9
 Mustapha, 60 tuổi, xếp gạch sau khi đưa ra khỏi lò nung ngày 20/2/2020.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-10
 "Tôi coi sông Nile là thứ mà tôi không bao giờ chia cách, kể từ khi tôi được sinh ra. Toàn bộ nguồn thu nhập của tôi đều đến từ sông Nile", một cư dân Sudan chia sẻ.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-11
 Tuy nhiên, những người dân từng phải di dời do lũ lụt vào mùa hè năm ngoái lại nhìn thấy lợi ích khi con đập Đại Phục Hưng được xây dựng. Ảnh: Manal, một người dân phải sơ tán khi nước sông Nile tràn bờ năm ngoái, trong túp lều của cô tại Wad Ramli tháng 2/2020.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-12
 Một học sinh học bài trên bờ sông Nile ở Alqamayir, Omdurman, ngày 15/2/2020.

Sudan “dung ngoi khong yen” vi sieu dap 5 ty USD Dai Phuc Hung-Hinh-13
 Peter Majak, một thợ làm gốm, nằm nghỉ trong nhà máy gốm truyền thống gần bờ sông Nile ở Alqamayir ngày 17/2.

Mời độc giả xem thêm video: Đập thủy điện ở Lào vỡ do xây dựng không đạt tiêu chuẩn (Nguồn video: VTC14)

Sự thật bất ngờ ít người biết về thành phố New York

(Kiến Thức) - Taxi vàng là loại phương tiện giao thông "thống trị" ở New York. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ban đầu taxi này có màu đỏ và xanh cho tới năm 1907. Đây là một trong những sự thật thú vị về thành phố New York.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York
 Tòa nhà 75 1/2 Bedford Street ở thành phố New York được xây dựng vào năm 1873 là ngôi nhà hẹp nhất New York và cũng là ngôi nhà nhỏ nhất nước Mỹ. (Nguồn: The Richest)

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-2
 Theo The Richest, có một ga tàu bí mật có tên Track 61 ở trung tâm Manhattan. Nhà ga này nằm dưới Waldorf Astoria, một trong những khách sạn sang trọng ở New York. Cựu Tổng thống Mỹ George Bush được cho là từng sử dụng nhà ga này.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-3
Công viên Lowline, hiện đang được xây dựng ở thành phố New York, sẽ trở thành công viên dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới. Chi phí ước tính của dự án này là 55 triệu USD và quá trình xây dựng có thể hoàn tất vào năm 2020. 

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-4
Hầu hết biển báo chỉ đường ở thành phố New York đều có màu xanh lá cây và trắng. Những biển báo màu nâu, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1989, để chỉ các quận lịch sử. 

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-5
Nhiều công ty giao hàng như UPS và FedEx buộc phải trả một khoản tiền lớn để có được những chỗ đậu xe thuận tiện trên đường phố đông đúc ở New York.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-6
 Brooklyn là một trong những địa điểm đầu tiên bạn nên đến nếu có cơ hội tới thành phố New York.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-7
 New York là một thành phố sôi động và phát triển. Người dân ở đây hầu như không ngủ vào ban đêm.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-8
Taxi vàng ở New York là loại phương tiện giao thông phổ biến ở thành phố này. Tuy nhiên ít ai biết rằng ban đầu taxi này có màu đỏ và xanh cho tới năm 1907. 

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-9
 Tòa tháp Empire State cao 102 tầng ở New York hiện là tòa nhà cao thứ 5 trên thế giới. Nó từng là tòa nhà cao nhất nước Mỹ sau khi được xây dựng năm 1931 và giữ kỷ lục này trong suốt 40 năm.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-10
 Người dân New York có sở thích ăn uống. Có rất nhiều nhà hàng ở đây và nếu muốn khám phá hết bạn phải mất tới hơn 10 năm.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-11
 Nếu bạn muốn đi dạo quanh thành phố New York, cách tiện lợi nhất là đi tàu, nhanh hơn và rẻ hơn nhiều so với taxi.

Su that bat ngo it nguoi biet ve thanh pho New York-Hinh-12
Tại thành phố New York, với dân số khoảng 8,6 triệu người, có tới hơn 800 ngôn ngữ được sử dụng bởi 40% dân số thành phố này được sinh ra ở bên ngoài nước Mỹ. 

Mời độc giả xem video về thành phố New York, Mỹ (Nguồn: Youtube)