Ngày 6/11: Quốc hội thảo luận về Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Ngày 6/11, Quốc hội thảo luận về Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, buổi sáng hôm nay, 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sau đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Ngay 6/11: Quoc hoi thao luan ve Luat Dau tu cong (sua doi)
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH. 
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Sau đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Liên quan Luật Đầu tư công (sửa đổi), trước đó, theo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo Luật gồm 07 Chương, 109 Điều.
Luật lần này đã cụ thể hóa 05 nhóm chính sách lớn: nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C); nhóm chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài); đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về phân cấp phân quyền, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, lần này đổi mới rất mạnh mẽ trên tinh thần Hội nghị Trung ương 10 đã quyết, đó là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Chủ tịch Quốc hội: Phấn đấu thông qua 18 dự án luật tại Kỳ họp thứ 8

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, công tác lập pháp là nội dung trọng tâm của Kỳ họp thứ 8. Quốc hội sẽ xem xét, phấn đấu thông qua 18 dự án luật, 03 dự thảo nghị quyết.

Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện các Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đã đến dự phiên khai mạc Kỳ họp.

Tỷ lệ học đại học của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực

Số liệu thống kê từ năm 2021-2023 của Bộ GD&ĐT cho thấy, tỷ lệ người học đại học trên số người trong độ tuổi từ 18-22 của Việt Nam mới chỉ đạt từ 27,9- 30%.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 4/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. 
Ty le hoc dai hoc cua Viet Nam thap hon nhieu nuoc trong khu vuc
 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình các vấn đề đại biểu quan tâm. Ảnh: Phạm Thắng.

Toàn văn phát biểu của TBT, Chủ tịch nước tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã long trọng khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước. 

Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.