Ngày 24/12, khánh thành cùng lúc 4 dự án giao thông trọng điểm

Ngày 24/12, 4 dự án gồm Cảng Hàng không Điện Biên, cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án cầu Mỹ Thuận 2 được khánh thành theo hình thức trực tuyến.

Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, ngày 24/12, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức khánh thành đồng thời 4 dự án giao thông trọng điểm theo hình thức trực tuyến.
4 dự án gồm: Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên, đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2.
Đây là dự án trọng điểm ngành giao thông được khánh thành và đưa vào khai thác vào dịp cuối năm 2023 theo đúng kế hoạch.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên cùng một thời điểm, Bộ GTVT và các Chủ đầu tư tổ chức khánh thành và đưa vào khai thác đồng thời nhiều dự án của các lĩnh vực khác nhau bao gồm 1 cảng hàng không, 2 tuyến đường bộ cao tốc và 1 cầu dây văng quy mô lớn.
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên có quy mô khu bay gồm đường cất hạ cánh; đường lăn, sân đỗ máy bay và nhiều hạng mục phụ trợ khác gồm: cải tạo, mở rộng công suất khai thác nhà ga hành khách hiện hữu từ 300 nghìn khách/năm lên 500 nghìn khách/năm; cải tạo, xây dựng mới các công trình phụ trợ, khu hàng không dân dụng đảm bảo đồng bộ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.
Ngay 24/12, khanh thanh cung luc 4 du an giao thong trong diem
 Cảng hàng không Điện Biên.
Đây là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp I, với tổng mức đầu tư là hơn 1.470 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Công tác giải phóng mặt bằng với tổng mức đầu tư 1.555 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Điện Biên. Dự án được khởi công ngày 22/01/2022 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án đã hoàn thành vào cuối tháng 11/2023 và chính thức đưa vào khai thác trở lại vào ngày 02/12/2023. Đây là công trình chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây.
Ngay 24/12, khanh thanh cung luc 4 du an giao thong trong diem-Hinh-2
Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ. Ảnh: Hà Thắng 
Dự án có điểm đầu tại Km0+00 (tại KM127+500 của QL2) thuộc xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối tại Km40+200 kết nối với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc địa giới thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Dự án được xây dựng theo quy mô nền đường rộng 17m, mặt đường rộng 14m (gồm 4 làn xe) với tổng chiều dài tuyến là 40,2km. Trong đó địa phận tỉnh Tuyên Quang là 11,3km, địa phận Phú Thọ là 28,9km với tổng mức đầu tư 3.712,97 tỷ đồng.
Được khởi công vào ngày 1/2/2021, đến nay dự án cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt (hoàn thành năm 2023).
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1
Đây là dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 839/QĐ-TTg ngày 16/6/2020 và Bộ GTVT phê duyệt dự án tại Quyết định số 1170/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2020, với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, chiều dài tuyến 23 km.
Dự án đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp, có điểm đầu tại Km107+363, thuộc phường Tân Hòa, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long kết nối với Dự án cầu Mỹ Thuận 2; điểm cuối tại Km130+337, thuộc địa phận Tx. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long kết nối với QL1 tại nút giao Chà Và.
Dự án được phân kỳ đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h; với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công vào ngày 1/2/2021; hiện đã cơ bản hoàn thành và sẵn sàng thông xe, đưa vào khai thác.
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 nằm trên trục đường cao tốc từ TP.HCM đi thành phố Cần Thơ, kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ, nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang là trục đường huyết mạch, có lưu lượng giao thông lớn bậc nhất trong các trục quốc lộ chính trong khu vực.
Ngay 24/12, khanh thanh cung luc 4 du an giao thong trong diem-Hinh-3
Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 6,6 km. Ảnh: VTV 
Dự án có điểm đầu: Km101+126 tại nút giao An Thái Trung thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, khớp nối với dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; điểm cuối: Km107+740 (lý trình dự án) tại nút giao QL80 thuộc Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, khớp nối với dự án ĐTXD đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Dự án có tổng chiều dài tuyến: Khoảng 6,61km gồm: phần cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu.
Trong đó, cầu Mỹ Thuận 2 có bề rộng mặt cầu 28m (gồm 6 làn xe) lần đầu tiên do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn từ khâu lập dự án, thiết kế cho đến thi công.
Dự án được khởi công ngày 16/3/2020, đến nay các đơn vị thi công đã hoàn thành toàn bộ dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu để đưa vào khai thác, phục vụ nhân dân.
Công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 là hai dự án cuối của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn từ TP.HCM đến TP Cần Thơ dài 120km. Hai dự án hoàn thành đưa vào khai thác có ý nghĩa quan trọng, làm giảm thiểu ùn tắc, hạn chế tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Cần Thơ chỉ còn hơn 2 giờ thay vì 3,5 giờ như hiện nay.
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, công trình giao thông đường bộ cấp đặc biệt với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Quảng Nam: Cầu trăm tỷ không thể thông xe vì... thiếu đường dẫn

Cầu Thanh Nam bắc qua sông Thu Bồn nối phường Cẩm Nam với trung tâm TP. Hội An dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2023, hiện vẫn chưa thể thông xe vì không có đường dẫn.

Quang Nam: Cau tram ty khong the thong xe vi... thieu duong dan
 Dự án cầu Thanh Nam bắc qua sông Thu Bồn có tổng mức đầu tư hơn 337 tỷ đồng, khởi công từ năm 2020 nhằm giải quyết nhu cầu giao thông giữa phường Cẩm Nam với trung tâm TP. Hội An.
Quang Nam: Cau tram ty khong the thong xe vi... thieu duong dan-Hinh-2
 Dự án được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông trên tuyến Hoàng Diệu và khu vực chợ Hội An, tạo cảnh quan đô thị, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP. Hội An.
Quang Nam: Cau tram ty khong the thong xe vi... thieu duong dan-Hinh-3

Cầu Thanh Nam được thiết kế có chiều dài 344m, rộng 10,5m cùng hệ thống đường dẫn dài gần 200m nối Cẩm Nam với phường Cẩm Châu.

Quang Nam: Cau tram ty khong the thong xe vi... thieu duong dan-Hinh-4

Vào tháng 3/2023, UBND TP. Hội An đã làm lễ hợp long cây cầu này và theo lộ trình sẽ hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 8/2023.

Quang Nam: Cau tram ty khong the thong xe vi... thieu duong dan-Hinh-5
Thế nhưng, đến nay dự án vẫn dang dở.
Quang Nam: Cau tram ty khong the thong xe vi... thieu duong dan-Hinh-6
Nhiều hạng mục của dự án trăm tỷ hiện vẫn chưa hoàn thiện.

Quang Nam: Cau tram ty khong the thong xe vi... thieu duong dan-Hinh-7
Dù bị trễ tiến độ, Dự án cầu Thanh Nam vẫn đang “đứng bánh” không thể thi công.

Ngày 24/12, công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi 2021-2030, tầm nhìn 2050

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Đức Phổ sẽ là hạt nhân Trung tâm đô thị phía Nam tỉnh Quảng Ngãi.

Chiều 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo cung cấp thông tin các sự kiện Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi và Kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền cho biết, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, của vùng giai đoạn 2021-2030; từ đó mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Quảng Ngãi trong thời kỳ quy hoạch.
Ngay 24/12, cong bo Quy hoach tinh Quang Ngai 2021-2030, tam nhin 2050
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì họp báo.
Theo đó, mục tiêu phát triển đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước; Nâng cao tính tự chủ và khả năng thích ứng với những biến động của nền kinh tế; Tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn; Từng bước hình thành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung; Xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là du lịch; Nhân rộng mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; Phát triển và hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển các đô thị xanh, đô thị thông minh; Phấn đấu đạt được các chỉ tiều về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; Hình thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất và phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành Trung tâm du lịch biển - đảo.
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP của Quảng Ngãi bình quân đạt 7,25 - 8,25%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.700 - 7.900 USD. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 410.000tỷ đồng.
Về xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì thuộc nhóm có chỉ số HDI cao (nhóm 2) theo phân loại của UNDP.
Về kết cấu hạ tầng, hạ tầng đầu tư phát triển cơ bản theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hạ tầng giao thông vận tải thông suốt, an toàn; điện đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo; hệ thống đê điều, hồ đập an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.
Về bảo vệ môi trường, tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 52%. Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch khu vực thành thị 100% và nông thôn trên 80%. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 50% đối với đô thị loại II và 20% đối với các đô thị còn lại.
Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.
Theo quy hoạch, không gian phát triển của tỉnh Quảng Ngãi gồm 04 hành lang kinh tế chiến lược, 06 không gian kinh tế động lực, 02 trung tâm động lực tăng trưởng và 03 Trung tâm đô thị. Mỗi không gian được định vị các lĩnh vực quan trọng có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực trong tương lai.
Ngay 24/12, cong bo Quy hoach tinh Quang Ngai 2021-2030, tam nhin 2050-Hinh-2
Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được tổ chức vào ngày 24/12/2023. 
6 không gian kinh tế động lực của tỉnh Quảng Ngãi
Một là, Vùng kinh tế động lực Cụm đô thị và Trung tâm dịch vụ, bao gồm: thành phố Quảng Ngãi và một phần các huyện: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành; trong đó, thành phố Quảng Ngãi đóng vai trò thủ phủ.
Hai là, Vùng động lực công nghiệp của tỉnh, bao gồm: huyện Bình Sơn (Khu kinh tế Dung Quất) và một phần huyện Trà Bồng, huyện Sơn Tịnh; đây là khu vực trọng điểm công nghiệp và dịch vụ hậu cần.
Ba là, Vùng kinh tế sinh thái biển, bao gồm: thị xã Đức Phổ và huyện Mộ Đức; phát triển khu vực trở thành trung tâm đầu mối kinh tế sinh thái biển.
Bốn là, Vùng kinh tế rừng xanh, bao gồm các huyện: Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ; hình thành các trung tâm kinh tế rừng.
Năm là, Vùng kinh tế nông nghiệp, bao gồm các huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, một phần huyện: Sơn Tịnh, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ.
Sáu là, Vùng kinh tế biển đảo, bao gồm: Đảo Lý Sơn - là tiền phương của ngành du lịch biển đảo.
Ngoài ra, theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi có 4 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc Nam (Dung Quất - Thành phố Quảng Ngãi - Sa Huỳnh), Hành lang Đông Tây phía Bắc (Lý Sơn - Dung Quất - Trà Bồng - Trà My dọc quốc lộ 24C, mở rộng kết nối Trà My và cửa khẩu Nam Giang), Hành lang Đông Tây phía Nam (Sa Huỳnh - Ba Tơ - Bờ Y) và Hành lang kinh tế kết nối nội vùng dọc tỉnh lộ 622, 626 và 24B kết nối từ Trà Bồng đến Ba Tơ (Ba Vì - Sơn Hà - Sơn Tây - Trà Bồng).
2 trung tâm động lực tăng trưởng của tỉnh là Trung tâm Lọc, hoá dầu và Năng lượng quốc gia, Trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng động lực miền Trung tại Khu kinh tế Dung Quất; và Trung tâm du lịch Biển - Đảo tại Lý Sơn.
Quảng Ngãi sẽ phát triển 3 trung tâm đô thị gắn với công nghiệp và kinh tế biển. Đó là Đô thị trung tâm, với thành phố Quảng Ngãi là hạt nhân; Trung tâm đô thị phía Bắc, với thị xã Bình Sơn là hạt nhân; và Trung tâm đô thị phía Nam, với thị xã Đức Phổ là hạt nhân.

Ngày 24/12, khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi

Dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi là dự án thuộc nhóm A, là công trình giao thông đường bộ cấp I; có tổng chiều dài tuyến là 26,88km (trong đó có 09 hạng mục công trình cầu), với điểm đầu tuyến giao với đường Trì Bình - Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn và điểm cuối tuyến kết nối với đường Hoàng Sa, tại nút giao đầu cầu Đập dâng sông Trà Khúc thuộc địa phận thành phố Quảng Ngãi. Tổng mức đầu tư dự án là 3.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2022-2027.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đóng góp ý kiến về về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2":

(Nguồn: QHTV)