Ngày 23/9, Hà Nội còn 20 trường chưa thể dạy học trực tiếp

Tính đến ngày 23/9, Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi và hoàn lưu bão.

Trong tổng số 20 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp, có 08 trường mầm non, 06 trường tiểu học và 6 trường THCS. Đáng chú ý, cả 06 trường tiểu học và 06 trường THCS chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp đều thuộc huyện Chương Mỹ. Cụ thể, ở cấp tiểu học là các trường: Hữu Văn, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Lương, Xuân Mai B, Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên; ở cấp THCS là các trường: Nam Phương Tiến A, Mỹ Lương, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên.
Ngay 23/9, Ha Noi con 20 truong chua the day hoc truc tiep
 Ảnh minh hoạ. Internet
Trong 08 trường mầm non chưa thể đón trẻ đến trường có 4 trường thuộc huyện Chương Mỹ, 2 trường ở huyện Mỹ Đức, 1 trường ở huyện Ba Vì và 1 trường ở thị xã Sơn Tây.
Tùy tình hình cụ thể tại địa phương và điều kiện của học sinh, các trường đã và đang triển khai phương án ứng phó linh hoạt với mục tiêu bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh, đồng thời dồn lực tập trung khắc phục hậu quả thiên tai để sớm ổn định việc dạy, học.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết cũng như những ảnh hưởng vừa qua của bão, dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường bị ngập hoặc chưa bảo đảm cơ sở vật chất đã linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học phù hợp như dạy học trực tuyến, giao bài tập, cử giáo viên hỗ trợ học sinh.
Thời điểm hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường vừa dạy học, vừa khẩn trương khắc phục hậu quả; rà soát kỹ các điều kiện bảo đảm an toàn; vệ sinh khử khuẩn; tăng cường phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh.
Theo Bộ GD&ĐT, trước đó, cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho ngành giáo dục với 67 học sinh bị thương vong; thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ước tính hơn 1.260 tỉ đồng; hư hỏng hơn 41.500 bộ SGK. Ngành giáo dục Hà Nội tuy không bị thiệt hại về người, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nhiều cây xanh bị hư hỏng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học, nguy cơ hình thành bão số 4:
 

Sập giàn giáo ở Ninh Bình, 2 người chết: Trách nhiệm ai?

Trong lúc đang đổ bê tông tại ngôi nhà khung thép 2 tầng ở Ninh Bình, giàn giáo bất ngờ đổ sập khiến 2 người chết, 2 người bị thương. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?

Chiều 21/9, tại một nhà xưởng ở thôn Xuân Mai, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, các công nhân đang đổ bê tông tại ngôi nhà khung thép 2 tầng thì xảy ra sự cố sập giàn giáo khiến 1 người chết tại chỗ, 3 người bị thương, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. UBND huyện Hoa Lư cho biết thêm, trong số 3 người nhập viện cấp cứu, đã có 1 người tử vong do vết thương quá nặng. Như vậy, vụ sập giàn giáo này ít nhất đã khiến 2 người chết, 2 người bị thương.
Sap gian giao o Ninh Binh, 2 nguoi chet: Trach nhiem ai?
Hiện trường nơi xảy ra sự việc. 

Bão số 3 Yagi gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 16/9, bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 18 tỉnh phía Bắc là 1.260 tỷ đồng...

Theo số liệu báo cáo của 18/26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ GD&ĐT tổng hợp, tính đến thời điểm ngày 16/9/2024, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ước tính là: 1.260 tỷ đồng; hư hỏng 41.564 bộ sách giáo khoa.

Bao so 3 Yagi gay thiet hai cho nganh Giao duc 1.260 ty dong
Trường THPT Đồng Hòa, Kiến An bị thiệt hại nặng bởi bão số 3. Ảnh SKĐS 

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục thiệt hại về cơ sở vật chất là 514,7 tỉ đồng. Trong đó, bậc THCS thiệt hại nhiều nhất với hơn 142 tỉ đồng; giáo dục tiểu học thiệt hại 139,5 tỉ đồng; giáo dục mầm non là 117,6 tỉ đồng; còn trung học phổ thông thiệt hại 115,5 tỉ đồng.

Cũng theo thống kê này, ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề nhất về cơ sở vật chất với 186.700 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Hải Dương thiệt hại 137.750 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang thiệt hại 61.196 triệu đồng, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh thiệt hại 42.440 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái thiệt hại 20.000 triệu đồng....

Trong khi đó, về trang thiết bị dạy học, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh chịu thiệt hại nặng nề nhất với số tiền 345.040 triệu đồng. Ngành giáo dục tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại 315.180 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉn Yên Bái thiệt hại 33.866 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Thái Bình thiệt hại 17.320 triệu đồng....

Về trang thiết bị dạy học, các tỉnh thiệt hại 745,8 tỉ đồng. Trong đó nhiều nhất là bậc mầm non, thiệt hại 306,6 tỉ đồng; tiểu học 169,5 tỉ đồng; THCS 156 tỉ đồng; THPT 113,6 tỉ đồng. Trong đó, Quảng Ninh và Lào Cai là hai tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất.

Bão số 3 cũng gây thiệt hại 41.564 bộ sách giáo khoa. Trong đó, giáo dục tiểu học là 23.943 bộ sách; THCS là 10.598 bộ sách; THPT là 7.023 bộ sách.

Trước đó, theo thống kê của bộ, cơn bão số 3 đi để lại hậu quả nặng nề với ngành giáo dục, đặc biệt là về người. Bão đã khiến 52 học sinh và trẻ em bị tử vong; 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, và 1 giáo viên mất tích.

Hiện học sinh các tỉnh thành phía Bắc đã bắt đầu quay trở lại trường nhưng hiện vẫn còn 99 trường/điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể dạy học do nước chưa rút hết, gồm có: Lào Cai (83 trường/điểm trường), Cao Bằng (1 trường), Bắc Kạn (3 trường), Tuyên Quang (1 trường), Yên Bái (3 trường), Bắc Giang (8 trường).

Ngành giáo dục 18 tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên. Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái