Ngày 10/1, Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư

Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương.

Chiều 8/1, ông Nguyễn Quang Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương chủ trì hội nghị thông tin về sự kiện công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương.
Theo đó, hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương, sẽ diễn ra vào sáng 10/1 tới tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông (TP Hải Dương).
Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào quá trình thẩm định Quy hoạch tỉnh; Đại diện cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế; đại biểu các tỉnh, thành phố liền kề Hải Dương…
Ngay 10/1, Hai Duong to chuc hoi nghi cong bo quy hoach va xuc tien dau tu
Ông Nguyễn Quang Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương tại buổi họp báo.
Cùng với nội dung công bố quy hoạch tỉnh, tỉnh Hải Dương sẽ công bố danh mục dự án thu hút đầu tư và trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho một số doanh nghiệp. Ngoài sự kiện chính, Hải Dương sẽ bố trí không gian giới thiệu quy hoạch trưng bày các sản phẩm đặc sản, tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.
Nhân dịp tham dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương, lãnh đạo và đoàn công tác Chính phủ dự kiến sẽ kiểm tra hoạt động sản xuất, tặng quà công nhân tại khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương); kiểm tra một số công trình, dự án trọng điểm ở TP Chí Linh.
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Quang Phúc nhấn mạnh, hội nghị công bố quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương.
Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định được Thủ tướng phê duyệt, tỉnh Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương.
Một số mục tiêu cụ thể: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm. Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 2,55 triệu người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp. 100% dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. 100% chất thải rắn thông thường được thu gom và xử lý bằng công nghệ tiên tiến. 100% nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, các bệnh viện được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường. Phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt trên 55%, hạ tầng phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại…
Đến năm 2050, Hải Dương phấn đấu đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
Các nhiệm vụ trọng tâm gồm đánh giá thực trạng và định hướng phát triển; thực hiện chuyển đổi số; phát triển nhân lực; xây dựng cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; phát triển công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Các đột phá phát triển gồm: Tập trung phát triển 5 trụ cột chính là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; dịch vụ chất lượng cao; đô thị xanh, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Xây dựng ba nền tảng hỗ trợ là văn hóa và con người xứ Đông- phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đời sống và môi trường văn hóa lành mạnh; môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch; kinh tế số, khoa học công nghệ, hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bốn trục phát triển không gian gồm trục phát triển Bắc - Nam; trục phát triển theo hướng Đông Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh, trục phát Đông - Tây trung tâm tỉnh; và trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông… 
Mời quý độc giả xem thêm video: "Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đóng góp ý kiến về về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  

Hải Dương: Xem xét tờ trình về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu là tỉnh công nghiệp hiện đại, là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.

Sáng ngày 12/7, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông (TP Hải Dương), HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc Kỳ họp thứ 16.
Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe ông Lê Hồng Diên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trình bày tờ trình của UBND tỉnh Hải Dương về Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 24/12, công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi 2021-2030, tầm nhìn 2050

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Đức Phổ sẽ là hạt nhân Trung tâm đô thị phía Nam tỉnh Quảng Ngãi.

Chiều 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo cung cấp thông tin các sự kiện Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi và Kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền cho biết, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, của vùng giai đoạn 2021-2030; từ đó mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Quảng Ngãi trong thời kỳ quy hoạch.
Ngay 24/12, cong bo Quy hoach tinh Quang Ngai 2021-2030, tam nhin 2050
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì họp báo.
Theo đó, mục tiêu phát triển đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước; Nâng cao tính tự chủ và khả năng thích ứng với những biến động của nền kinh tế; Tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn; Từng bước hình thành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung; Xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là du lịch; Nhân rộng mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; Phát triển và hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển các đô thị xanh, đô thị thông minh; Phấn đấu đạt được các chỉ tiều về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; Hình thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất và phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành Trung tâm du lịch biển - đảo.
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP của Quảng Ngãi bình quân đạt 7,25 - 8,25%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.700 - 7.900 USD. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 410.000tỷ đồng.
Về xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì thuộc nhóm có chỉ số HDI cao (nhóm 2) theo phân loại của UNDP.
Về kết cấu hạ tầng, hạ tầng đầu tư phát triển cơ bản theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hạ tầng giao thông vận tải thông suốt, an toàn; điện đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo; hệ thống đê điều, hồ đập an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.
Về bảo vệ môi trường, tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 52%. Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch khu vực thành thị 100% và nông thôn trên 80%. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 50% đối với đô thị loại II và 20% đối với các đô thị còn lại.
Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.
Theo quy hoạch, không gian phát triển của tỉnh Quảng Ngãi gồm 04 hành lang kinh tế chiến lược, 06 không gian kinh tế động lực, 02 trung tâm động lực tăng trưởng và 03 Trung tâm đô thị. Mỗi không gian được định vị các lĩnh vực quan trọng có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực trong tương lai.
Ngay 24/12, cong bo Quy hoach tinh Quang Ngai 2021-2030, tam nhin 2050-Hinh-2
Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được tổ chức vào ngày 24/12/2023. 
6 không gian kinh tế động lực của tỉnh Quảng Ngãi
Một là, Vùng kinh tế động lực Cụm đô thị và Trung tâm dịch vụ, bao gồm: thành phố Quảng Ngãi và một phần các huyện: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành; trong đó, thành phố Quảng Ngãi đóng vai trò thủ phủ.
Hai là, Vùng động lực công nghiệp của tỉnh, bao gồm: huyện Bình Sơn (Khu kinh tế Dung Quất) và một phần huyện Trà Bồng, huyện Sơn Tịnh; đây là khu vực trọng điểm công nghiệp và dịch vụ hậu cần.
Ba là, Vùng kinh tế sinh thái biển, bao gồm: thị xã Đức Phổ và huyện Mộ Đức; phát triển khu vực trở thành trung tâm đầu mối kinh tế sinh thái biển.
Bốn là, Vùng kinh tế rừng xanh, bao gồm các huyện: Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ; hình thành các trung tâm kinh tế rừng.
Năm là, Vùng kinh tế nông nghiệp, bao gồm các huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, một phần huyện: Sơn Tịnh, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ.
Sáu là, Vùng kinh tế biển đảo, bao gồm: Đảo Lý Sơn - là tiền phương của ngành du lịch biển đảo.
Ngoài ra, theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi có 4 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc Nam (Dung Quất - Thành phố Quảng Ngãi - Sa Huỳnh), Hành lang Đông Tây phía Bắc (Lý Sơn - Dung Quất - Trà Bồng - Trà My dọc quốc lộ 24C, mở rộng kết nối Trà My và cửa khẩu Nam Giang), Hành lang Đông Tây phía Nam (Sa Huỳnh - Ba Tơ - Bờ Y) và Hành lang kinh tế kết nối nội vùng dọc tỉnh lộ 622, 626 và 24B kết nối từ Trà Bồng đến Ba Tơ (Ba Vì - Sơn Hà - Sơn Tây - Trà Bồng).
2 trung tâm động lực tăng trưởng của tỉnh là Trung tâm Lọc, hoá dầu và Năng lượng quốc gia, Trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng động lực miền Trung tại Khu kinh tế Dung Quất; và Trung tâm du lịch Biển - Đảo tại Lý Sơn.
Quảng Ngãi sẽ phát triển 3 trung tâm đô thị gắn với công nghiệp và kinh tế biển. Đó là Đô thị trung tâm, với thành phố Quảng Ngãi là hạt nhân; Trung tâm đô thị phía Bắc, với thị xã Bình Sơn là hạt nhân; và Trung tâm đô thị phía Nam, với thị xã Đức Phổ là hạt nhân.

Ngày 24/12, khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi

Dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi là dự án thuộc nhóm A, là công trình giao thông đường bộ cấp I; có tổng chiều dài tuyến là 26,88km (trong đó có 09 hạng mục công trình cầu), với điểm đầu tuyến giao với đường Trì Bình - Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn và điểm cuối tuyến kết nối với đường Hoàng Sa, tại nút giao đầu cầu Đập dâng sông Trà Khúc thuộc địa phận thành phố Quảng Ngãi. Tổng mức đầu tư dự án là 3.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2022-2027.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đóng góp ý kiến về về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2":

(Nguồn: QHTV)

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.