Ngân hàng rao bán lỗ nhiều khoản nợ của doanh nghiệp

Nhiều ngân hàng liên tiếp bán lỗ các khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp, trong đó có nhiều khoản nợ không tài sản đảm bảo.

Nhiều ngân hàng liên tiếp bán lỗ các khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp, trong đó có nhiều khoản nợ không tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, có những khoản nợ bán đi bán lại nhiều lần vẫn “ế”.
Mới đây, BIDV Long Biên Hà Nội thông báo BIDV cũng thông báo bán đấu giá lần thứ 2 khoản nợ của Công ty CP thủy điện Đức Nhân Đắk Psi và Công ty TNHH Hoàng Nhi.
Giá khởi điểm hơn 914 tỷ đồng, giảm khoảng 102 tỷ đồng so với lần thứ nhất. Trong khi đó, tổng dư (nợ) của khoản nợ tạm tính đến ngày 9/5/2023 là 1.016 tỷ đồng.
Khoản nợ với tài sản đảm bảo bao gồm nhiều bất động sản, gồm: Nhà máy thủy điện Đắk Psi công suất 18 MW; Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại khu công nghiệp Trà Đa, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai; bất động sản (nhà và đất tại Gia Lai và Kon Tum).
Vietinbank Kiên Giang thông báo bán đấu giá khoản nợ Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền. Khoản nợ tính đến ngày 6/6/2023 lên tới hơn 42 tỷ đồng. Thế nhưng, giá khởi điểm của khoản nợ ngân hàng rao bán chỉ 39,32 tỷ đồng.
Agribank chi nhánh Đông Anh bán khoản nợ Công ty Cổ phần - Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng Thăng Long với giá khởi điểm hơn 7,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng dư nợ tạm tính đến 31/3/2023 hơn 18,8 tỷ đồng (nợ gốc hơn 7,8 tỷ đồng, lãi hơn 7,9 tỷ đồng).
Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn bán 6 khoản nợ lên tới hơn 1.000 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Thành Phố Xanh, Công ty TNHH Âu Á, Công ty TNHH Thương Mại Đầu Tư Hoàng Nguyên, Công ty TNHH Đầu Tư Khải Phong, Công ty TNHH Đầu Tư Nguyên Ngọc, Công ty TNHH MTV Mêkông Đông Dương.
Các khoản nợ tính đến 30/4/2023 hơn 1.200 tỷ đồng; có chung 36 tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Trao đổi với PV, ông Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới - cho biết, ngành ngân hàng của Việt Nam đang đối mặt vấn đề lớn là nợ xấu. Nhiều ngân hàng đã gia tăng bán đấu giá các khoản nợ để thu hồi. Tuy nhiên, có những khoản nợ bán đi bán lại nhiều lần vẫn “ế”.
Theo ông Lược, nợ xấu tăng làm dòng tiền cho vay không trở lại ngân hàng, do đó buộc nhiều ngân hàng phải huy động vốn với lãi suất cao để bù đắp thanh khoản. Cùng với đó, vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khi nhiều nhà phát hành trái phiếu phải hoãn nợ, đứng trước nguy cơ vỡ nợ sẽ khiến thanh khoản ngân hàng càng trở nên căng thẳng.

Cây nhãn cổ thụ ở Nam Định nở kín hoa lan phi điệp tím

Nhà ông Cường, một nông dân xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) mấy ngày qua khiến nhiều người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những cây nhãn cổ thụ treo vô số các giò hoa lan phi điệp tím đang nở rộ.

Điều gây sốt cộng đồng mạng những ngày qua chính là hàng chục giò phong lan phi điệp tím đang độ nở mãn khai...

Cay nhan co thu o Nam Dinh no kin hoa lan phi diep tim

Ông Trần Đức Cường, một nông dân xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, (tỉnh Nam Định) không rõ loài hoa lan phi điệp tím mọc chi chít trên những cây nhãn cổ trong sân vườn có từ khi nào. Ảnh: Mai Chiến.

Rút BHXH một lần: Thiệt thòi quá lớn cho người lao động

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, người lao động sẽ mất đi cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí; số tiền nhận về rất thấp; khi về già người lao động không có lương hưu và mất nhiều quyền lợi an sinh xã hội khác...

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 6/6, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng không hạn chế quyền mà tăng quyền lợi cho người đóng. 

Hối hận vì rút BHXH 1 lần

Trong khi không ít người mong muốn được đóng BHXH để nhận lương hưu và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) chăm sóc tuổi già, thì hiện nay, một số lao động trẻ lại đi rút BHXH một lần, tự mình đánh mất “của để dành” quý giá để sống an vui trong tương lai.
Ở tuổi 65, bà Nguyễn Thị Loan (Hai Bà Trưng, Hà Nội), không có lương hưu, không có trợ cấp, mọi khoản chi tiêu trông chờ vào tiền bán trà đá vỉa hè. Bà Loan từng có thời gian làm công nhân cho một công ty thực phẩm rồi chọn nghỉ việc theo chế độ 176 (nghỉ việc nhận các chế độ trợ cấp một lần). Khoản tiền mấy chục triệu nhận "một cục" thời đó được dùng sửa sang lại nhà cửa, mua chiếc xe đạp và sắm bàn ghế, đồ đạc mở quán trà đá vỉa hè. Đợt Covid-19, cả năm trời cấm bán hàng, khách cũng ít, thu nhập không có, bà Loan lại nhiều bệnh lặt vặt, ngày ngày sống trong lo lắng. Nhìn bạn bè, hàng xóm lĩnh lương hưu hằng tháng, bà Loan ước giá mình đừng lựa chọn về "một cục".

Cận Tết, các ngân hàng rầm rộ rao bán ôtô hạng sang thu nợ

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, các ngân hàng đang đồng loạt rao bán những xe ôtô hạng sang tiền tỷ của các ông chủ để thu hồi nợ xấu.

 
Như thường lệ, cuối năm là khoảng thời gian mà các ngân hàng ồ ạt bán đấu giá tài sản có giá trị lớn để thanh toán nợ, phần lớn trong số đó là bất động sản, đất ở, quyền sử dụng đất công trình, tài sản gắn liền,… và cả xe ôtô hạng sang thanh lý.