Ngân hàng DBS: Kinh tế Việt Nam sẽ vượt mặt Singapore trong 10 năm tới

Ngân hàng tại Singapore dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% mỗi năm trong thập kỷ tới và có quy mô lớn hơn nền kinh tế của đảo quốc sư tử vào năm 2029.

Theo Nikkei Asian Review, năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện là nguyên nhân giúp Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh nhiều công ty từng bước chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam có tiềm năng giữ mức tăng trưởng kinh tế hiện tại (6-6,5%) trong trung hạn với 5,5% tăng trưởng kinh tế đến từ tăng trưởng năng suất lao động và 1% đến từ tăng dân số trong độ tuổi lao động. Hiện quy mô kinh tế Việt Nam đang bằng 69% nền kinh tế Singapore, theo ông Irvin Seah, kinh tế gia cấp cao của ngân hàng DBS.
Ngan hang DBS: Kinh te Viet Nam se vuot mat Singapore trong 10 nam toi
 
"Một cách đơn giản, kinh tế Việt Nam sẽ vượt quy mô kinh tế Singapore trong thập kỷ tới nếu cả hai nước vẫn giữ tốc độ tăng trưởng như hiện tại", ông Seah dự đoán.
Tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Việt Nam đã tăng 6,8% trong quý đầu năm 2019, theo số liệu của chính phủ. Xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng mạnh khi các công ty chuyển hướng sản xuất tới các quốc gia Đông Nam Á thay vì Trung Quốc để tránh mức thuế của chính quyền Trump. Việt Nam cũng đang nổi lên như quốc gia sản linh kiện xuất điện tử lớn nhất khu vực.
Báo cáo của DBS cũng cho biết chính phủ Việt Nam đang "cố gắng nỗ lực khuyến khích đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng". Vị trí địa lý của Việt Nam trong chuỗi cung ứng khu vực và rất nhiều hiệp định thương mại tự do mà nước này là thành viên khiến cho quốc gia "có vị thế thuận lợi để hưởng lợi", theo báo cáo.
Số liệu được tập hợp bởi DBS cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ Trung Quốc tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm 2019, cao hơn tất cả các quốc gia khác, đạt 1,3 tỷ USD so với con số 200 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Tập đoàn Huawei tiếp tục kiện chính phủ Mỹ

Trong nỗ lực chống lại lệnh cấm vận của Washington, Tập đoàn Huawei gửi đơn yêu cầu tòa án Mỹ xem xét, cho rằng đạo luật quốc phòng NDAA 2019 của chính quyền Tổng thống Trump là vi hiến.

Kiến nghị của công ty Trung Quốc được gửi tới Tòa án Quận phía đông Texas hôm 28/5, yêu cầu tuyên bố Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) 2019 là vi hiến và cấm thực thi, theo Reuters.

“U23 Việt Nam khiến bóng đá Đông Nam Á ngẩng cao đầu”

(Kiến Thức) - U23 Việt Nam đã "về đích" với ngôi vị Á quân Giải U23 Châu Á 2018. Dù không giành được ngôi vị cao nhất, màn trình diễn đầy thuyết phục của các cầu thủ Việt Nam đã được giới truyền thông quốc tế ghi nhận và hết lời ca ngợi.

Trận chung kết Giải U23 Châu Á 2018 giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan đã kết thúc hôm 27/1 với chiến thắng thuộc về các cầu thủ U23 Uzbekistan. Tuy nhiên, chứng kiến màn trình diễn đầy ấn tượng của đội tuyển U23 Việt Nam, các hãng truyền thông nước ngoài không thể không dành những lời khen ngợi cho thầy trò Huấn luyện viên Park Hang-seo.
“Hãy quên đi thất bại vừa rồi, giải thưởng thực sự dành cho U23 Việt Nam là khiến nền bóng đá Đông Nam Á ngẩng cao đầu” là tiêu đề bài viết của cây bút John Duerden trên trang Fox Sports Asia sau khi trận chung kết Giải U23 Châu Á kết thúc.

Bộ ngoại giao lên tiếng việc Indonesia đánh chìm tàu cá của ngư dân

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, theo thống kê chưa chính thức, từ đầu năm 2019 đến nay đã có 12 vụ gồm 17 tàu và 140 ngư dân Việt Nam bị phía Indonesia bắt giữ.

Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra vào chiều 9/5, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam về việc Indonesia bắt giữ và phá hủy các tàu cá của Việt Nam? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Bộ Biển và Nghề cá cùng một số lực lượng trên biển của Indonesia bắt giữ, tiêu hủy tàu cá của Việt Nam.
“Đây là hành động không phù hợp với quan hệ song phương, trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982”, bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu.