Ngắm làng hương tại Hà Nội, điểm đến mang “gam màu của 2023”

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 1 giờ chạy xe, có một làng hương cũng mang vẻ đẹp tương tự làng hương xứ Huế. Đó chính là làng hương Quảng Phú Cầu, thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, ngoại ô thủ đô Hà Nội.

Ngắm làng hương tại Hà Nội, điểm đến mang “gam màu của 2023”


Làng hương 300 năm tuổi tất bật vào Tết Nguyên Đán

Những ngày này, làng hương Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang tất bật chuẩn bị hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2023.

Theo các cụ cao niên, làng làm hương Đông Khê có từ rất lâu đời, ngót nghét cũng hơn 300 năm tuổi. Những người già trong làng chỉ biết rằng, khi lớn lên đã thấy có nghề làm hương.

Tương truyền, nghề làm hương Đông Khê bắt nguồn từ một người dân trong làng nhờ học được từ vùng ngoại thành Đông Đô (Hà Nội) đem về dạy cho dân làng. Từ đó đến nay, người dân Đông Khê luôn phát huy, giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ.

Ông Đoàn Văn Mậu (64 tuổi), gia đình duy nhất trong làng còn giữ được nghề làm hương thủ công truyền thống. Ông Mậu cho biết, làng Đông Khê trước đây gần như 100% hộ gia đình làm nghề hương. Cứ dịp Tết đến, cả làng nhộn nhịp. Nhà nhà làm hương, thương lái đến lấy hàng đi bán khắp các tỉnh thành cả nước.

“Xã hội phát triển, nghề làm hương cũng dần bị mai một. Đến nay, làng Đông Khê chỉ còn hơn hai chục hộ làm hương. Tuy nhiên, tất cả đều làm theo kiểu công nghiệp. Chỉ còn duy nhất nhà tôi là vẫn làm hương thủ công truyền thống”, ông Mậu chia sẻ.

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan

Những bó chân hương được nhuộm màu, bó lại khi phơi đẹp như những bông hoa

Theo những người làm hương ở đây, để cho ra một mẻ hương đạt chất lượng, khâu chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Hương liệu là rễ cây trầm, cây trám trộn lẫn với các vị thuốc bắc như nụ hồi, đinh hương, cam thảo... tạo mùi thơm rất dễ chịu.

Hầu hết các cơ sở đều sản xuất nhiều loại hương, tùy theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hương bài và hương đen với độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Giá cả vì thế cũng có sự chênh lệch, dao động từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng/bó. Riêng loại hương sào được bán với giá đắt nhất là 50.000-100.000/10 cây. Loại này có ưu điểm cây to, rất thơm và lâu tàn, cháy từ 8 đến 10 tiếng.

Theo những người dân nơi đây, nghề làm hương không vất vả như nghề nông, nhưng yêu cầu người làm phải thật cẩn thận, tỷ mỉ. Thị trường tiêu thụ cũng tương đối ổn định, mang lại thu nhập khá cho người lao động và các hộ kinh doanh, nhất là những ngày Tết. Ngoài ra, nghề làm hương còn tận dụng được nguồn lao động sẵn có trong gia đình.

Ông Lưu Trọng Tài, Trưởng thôn Đông Khê, cho biết, làng hương Đông Khê đã được công nhận là làng nghề. Người dân ở đây làm hương quanh năm, nhưng bận rộn nhất vẫn là vào dịp Tết. Hương Đông Khê được khách hàng ưa chuộng bởi mùi thơm dễ chịu và an toàn khi đốt, do đó dịp Tết hàng năm, hàng vạn que hương từ đây được xuất bán đi khắp cả nước.

Hình ảnh người dân tất bật làm hương, chuẩn bị cho Tết:

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-2

Những cây hương sào được nhiều khách hàng ưa chuộng

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-3

Công đoạn nhuộm chân hương
Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-4

Bột hương được trộn đều, nhuyễn để lăn vào tăm hương

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-5

Chậu bột hương sánh mịn

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-6
Những que hương sào được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-7

Vào dịp Tết người dân làng Đông Khê xuất đi hàng triệu que hương

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-8

Nghề làm hương tuy không vất vả như làm nông, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-9

Hương được người dân phơi khắp các con đường trong xã

Đâu cần đi Huế, gần Hà Nội cũng có làng hương cực đẹp

Cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, có một làng hương cực đẹp với những góc sống ảo đẹp miễn chê thu hút được không ít du khách.

Dau can di Hue, gan Ha Noi cung co lang huong cuc dep
 Làng hương trầm Thủy Xuân nổi tiếng là background cực đẹp khiến nhiều bạn trẻ phải mê mẩn. Nhưng ít ai biết rằng chỉ cách Hà Nội 30 km cũng có một làng nghề làm tăm hương với tuổi đời hơn 100 tuổi cũng đẹp không kém.

Bưởi đỏ 'tiến vua' giá tiền triệu nay thành hàng bình dân

Các loại bưởi đỏ được rao bán tràn ngập chợ Tết. Song, thay vì có mức giá tiền triệu như vài năm trước, nay loại bưởi “tiến vua” này thành hàng bình dân.

Nhận được 7 quả bưởi đỏ rất ưng ý với giá chỉ 560.000 đồng để thắp hương mùng 1 tháng Chạp, chị Nguyễn Thị Thuỳ Vân ở Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) khoe: “Giá bưởi đỏ khá bình dân, tính ra chỉ 80.000 đồng/quả”.

Chị chia sẻ, cách đây vài năm chị từng mua bưởi đỏ vào dịp cận Tết Nguyên đán, mức giá lên tới 550.000 đồng/quả dù không phải hàng Vip. Thời điểm đó, bưởi đỏ là hàng độc lạ, chị phải tìm vài mối mới đặt được 2 quả về thờ Tết.

Nhưng dịp này thì ê hề, bưởi được bán khắp các “chợ online”, tràn ra chợ truyền thống. Chị đặt mua hôm trước, hôm sau được giao tới tận nhà.

Buoi do 'tien vua' gia tien trieu nay thanh hang binh dan

Bưởi đỏ được rao bán tràn ngập chợ Tết (Ảnh: NVCC)

“Bưởi nhận được đã rất đỏ, vỏ lại căng bóng. Mình chỉ cần rửa sạch rồi lau qua bằng rượu là vỏ sẽ có màu đỏ rực rỡ”, chị Vân nói.

Cách đây vài năm, khi bắt đầu xuất hiện vào dịp Tết, bưởi đỏ được quảng cáo là bưởi ‘tiến vua’. Loại bưởi này không những hiếm mà giá tới vài trăm nghìn đồng một quả. Để có một cặp bưởi Vip trưng Tết Nguyên đán khi đó, nhiều người phải bỏ ra khoản tiền 1,2-1,4 triệu đồng. Thậm chí, có tiền cũng không mua được bởi vì hàng quá hiếm.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, bưởi đỏ bắt đầu được nhân trồng ở rất nhiều tỉnh thành. Dịp cận Tết, bưởi đến mùa thu hoạch đổ bộ chợ, giá cũng dần hạ nhiệt.

Buoi do 'tien vua' gia tien trieu nay thanh hang binh dan-Hinh-2

Năm nay, bưởi đỏ giá đã bình dân hơn (Ảnh: NVCC)

Hiện, giá bưởi đỏ bán trên thị trường dao động từ 60.000-100.000 đồng/quả tuỳ loại. Mức giá này đã bình dân hơn so với thời điểm chúng mới xuất hiện.

Chị Vũ Huyền, đầu mối bán hàng online tại Trần Bình (Cầu Giấy, Hà Nội), thừa nhận, do bưởi đỏ có giá khá rẻ so những vài năm trước nên mặt hàng này được nhiều người đặt mua hơn.

“Sáng nay, 200 quả bưởi đỏ vừa về tới cửa hàng đã được tôi chia đơn cho shipper đi giao hết sạch. Lúc soát lại vẫn còn nợ khá nhiều đơn hàng”. Chị cho biết, sớm mai bưởi đỏ về tiếp để trả đơn khách đặt kịp thắp hương ngày mùng 1 tháp Chạp.

Chị Huyền đang bán loại bưởi nhung đỏ được trồng ở Tuyên Quang, giá từ 80.000-90.000 đồng/quả tuỳ số lượng khách đặt. Loại bưởi này vỏ đỏ và khá dày nên để được khoảng 2 tháng. Phần tép bưởi không chỉ đỏ mà còn mọng nước, ăn rất ngọt.

Buoi do 'tien vua' gia tien trieu nay thanh hang binh dan-Hinh-3

Phần tép bưởi cũng rất đỏ và ngọt nên được người tiêu dùng chuộng mua (Ảnh: NVCC)

Theo chị, thời điểm cận Tết Nguyên đán chắc chắn giá bưởi đỏ sẽ tăng, song không quá đắt đỏ. Bởi, giống bưởi đỏ này không chỉ được trồng ở Thanh Hoá, Mê Linh (Hà Nội), mà các nhà vườn ở Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang cũng trồng rất nhiều. Do vậy, nguồn cung bưởi rất dồi dào.

Chị Bùi Ngọc Linh - đầu mối bỏ sỉ bưởi đỏ ở Hà Đông (Hà Nội) - cho hay, năm nay chị “ôm” hai vườn bưởi đỏ với lượng quả lên tới gần 2,5 vạn. Chị đang bỏ sỉ cho các mối, giá từ 60.000-80.000 đồng/quả tuỳ trọng lượng.

“Cách đây 3 ngày tôi bắt đầu cắt bưởi để trả đơn các mối sỉ kịp bán ngày mùng 1 tháng Chạp. Số lượng cắt bán đợt này lên tới trên dưới 5.000 quả”, chị nói. 2/3 số bưởi trong vườn đã được khách sỉ đặt mua. Bưởi sẽ được cắt để trả dần cho khách sỉ vào các dịp mùng 1, Rằm tháng Chạp, dịp ông công ông táo và cận Tết Nguyên đán.

Cao điểm cắt bưởi đỏ thường từ 20 tháng Chạp cho đến sát Tết Nguyên đán. Nhiều gia đình có thói quen trưng thờ bưởi từ ngày ông công ông táo đến hết Rằm tháng Giêng, chị chia sẻ.

Vận son nhờ buôn bưởi đỏ, tháng Tết bội thu, bán 10.000 quả

Là một tiểu thương chuyên bán hàng online trên chợ mạng mùa nào thức đó, tháng cận Tết người phụ nữ này cũng nhập thêm bưởi đỏ về bán và năm nào đến ngày 26 Tết là đã hết sạch bưởi.

Buoi do 'tien vua' gia tien trieu nay thanh hang binh dan-Hinh-5

Làng hương 300 năm tuổi ở Thanh Hóa tất bật vào TếtNhững ngày này, làng hương Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang tất bật chuẩn bị hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2023.

Tất bật đến đêm vẫn không đủ bánh đa bán Tết Nguyên Đán

Những ngày này, các hộ dân ở làng nghề bánh đa Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đang tất bật cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không đủ hàng bán Tết.

Nghề làm bánh đa ở Đắc Châu có từ hàng trăm năm nay. Bánh đa Đắc Châu nổi tiếng là thơm ngon, được xuất đi khắp nơi. Chính vì vậy, người dân tại đây bận rộn quanh năm, không bao giờ hết việc.

Cùng với nghề truyền thống làm bánh đa, nay người dân địa phương làm thêm miến và bánh tráng cuốn.

Hiện ở thôn Đắc Châu có hơn 200 hộ làm nghề, phần lớn người dân làm bánh đa bằng phương pháp thủ công. Riêng bánh tráng cuốn và miến, một số hộ đưa đã công nghệ, máy móc về làm. Tuy nhiên, sản phẩm bánh đa vừng vẫn là đặc trưng của vùng đất này.

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan

Người dân phơi bánh dọc các ngả đường.

Bà Lê Thị Lanh (58 tuổi) cho biết, gia đình bà nhiều đời nay đã làm bánh đa. Nghề này không giàu, nhưng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân.

Theo bà Lanh, những gia đình làm nghề làm bánh đa thủ công thường phải dậy từ 3h sáng để xay bột, tráng bánh. Công việc này kết thúc vào khoảng 13h cùng ngày. “Trung bình mỗi ngày, vợ chồng tôi tráng được hơn 1.000 cái bánh đa. Bất đầu từ mùng 1 tháng Chạp, đơn đặt hàng nhiều hơn, chúng tôi phải làm cật lực cả ngày nhưng vẫn không đủ bánh để bán”, bà Lanh cho biết.

Bà chia sẻ, để làm được bánh đa ngon, khâu chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Nguyên liệu chính để làm bánh đa gồm gạo tẻ và vừng. Gạo thường dùng là loại ít dẻo, sau khi mua về đem ngâm nước khoảng 30 phút đến 1 giờ, vớt ra rồi xay thành bột gạo nước.

Bột gạo được đưa vào nồi tráng thành bánh, đây là công đoạn quan trọng. Người tráng bột phải nhanh tay dàn đều để bánh có độ dày bằng nhau. Khi bột đã chín là công đoạn rắc vừng lên trên mặt bánh.

Những người làm bánh cho hay, bánh đa Đắc Châu ngoài khâu chọn gạo ngon, bánh được rắc rất nhiều vừng. Chính vì vậy, bánh đa ở đây có đặc trưng riêng là thơm và bùi hơn các loại bánh ở nơi khác.

Mỗi chiếc bánh sau khi nướng có giá bán từ 7.000 đến 10.000 đồng (tùy loại dày hay mỏng, to hay nhỏ). Bánh đa chưa nướng giá từ 5.000 đến 7.000 đồng. Tuy nhiên, vào dịp Tết, bánh cũng có thể tăng giá tùy thời điểm.

Hình ảnh người dân thôn Đắc Châu tất bật làm bánh đa bán Tết:

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan-Hinh-2

Bánh đa Đắc Châu nổi tiếng thơm ngon.

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan-Hinh-3

Vào những ngày giáp Tết người dân Đắc Châu làm việc cả ngày lẫn đêm vẫn không đủ hàng để bán.

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan-Hinh-4

Bột khi được múc lên bếp để tráng phải được thoa đều cho bánh khỏi vón cục.

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan-Hinh-5

Bánh sau khi khi chín được rắc vừng đều trên mặt.

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan-Hinh-6

Trung bình mỗi chiếc bánh đa nướng có giá từ 7.000 đến 10.000 đồng, tùy loại dầy hay mỏng.

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan-Hinh-7

Bếp than hồng là yếu tố quyết định đến độ đẹp của bánh.

Tat bat den dem van khong du banh da ban Tet Nguyen Dan-Hinh-8

Người dân thu gom bánh sau khi bánh đã được phơi khô.

Làng nghề làm hương đen trăm tuổi hối hả vào vụ Tết

Làng nghề làm hương đen truyền thống ở xã Dũng Liệt đang hối hả vào vụ Tết. Bán hương vào dịp Tết, người dân làng nghề có thể thu tiền triệu mỗi ngày.

Lang nghe lam huong den tram tuoi hoi ha vao vu Tet

Từ xa xưa, làng Chóa thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) được nhiều người biết đến nhờ có nghề thủ công nổi tiếng là làm hương đen. Theo nhiều người làm hương ở trong làng, nghề làm hương đen có từ hàng trăm năm.

Lang nghe lam huong den tram tuoi hoi ha vao vu Tet-Hinh-2

Người dân nơi đây không chỉ coi nghề làm hương là nghiệp làm ăn, mà đó còn là tình yêu và nét đẹp của một làng nghề văn hóa lâu đời. Nguyên liệu làm hương đen của người dân làng Chóa từ nhựa trám, than hoa, cây nứa, cật tre và nước giếng.