Nga truyền hình trực tiếp việc mở hộp đen máy bay Su-24

Nga đã mời đại diện báo chí và các chuyên gia nước ngoài đến chứng kiến quá trình mở hộp đen máy bay Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Ngày 18/12, Cơ quan an toàn bay của quân đội Nga đã mời đại diện báo chí và các chuyên gia nước ngoài đến chứng kiến quá trình mở hộp đen máy bay Su-24 bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngày 24/11.
Nga truyen hinh truc tiep viec mo hop den may bay Su-24
Hộp đen của chiếc máy bay quân sự Su-24. 
Toàn bộ quá trình kéo dài một giờ đồng hồ và được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình "Rossyia-24". Kết quả xử lý thông tin thu được sẽ được công bố ngày 21/12.
Nga đã mời 14 nước cử đại diện chứng kiến quá trình mở hộp đen, song chỉ có đại diện của Trung Quốc và Anh tới Moskva. Bộ nhớ của hộp đen bao gồm 6 tấm vi mạch, song đã bị biến dạng, một phần bị hư hỏng, trong đó ba tấm bị hư hỏng nặng. Theo người bình luận truyền hình, những hư hỏng vật lý này có thể cho thấy nguyên nhân là do trúng tên lửa vì hộp đen được đặt ở phần đuôi của máy bay.
Các chuyên gia đã quyết định đưa hộp đen đi kiểm tra X-quang tại phòng thí nghiệm. Dự kiến từ ngày 19/12 bắt đầu phân tích và xử lý thông tin thu được từ hộp đen này và ngày 21/12 có thể công bố kết luận ban đầu.
Theo cựu tư lệnh Không quân Nga, tướng Petr Deinekin, các hộp đen máy bay hiện đại lưu giữ vài trăm chỉ số hoạt động của máy bay, do đó việc thiếu hụt thông tin từ vài tấm bộ nhớ bị hỏng không cản trở việc khôi phục toàn bộ bức tranh về vụ bắn rơi máy bay Su-24 này.
Trước đó cùng ngày, Phó Tổng tư lệnh lực lượng không quân Nga Sergei Dronov tuyên bố Nga có các chứng cứ cần thiết để chứng minh rằng máy bay ném bom Su-24 của Nga không hề xâm phạm lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ khi đang thực hiện nhiệm vụ truy quét nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại Syria hôm 24/11 vừa qua.
Theo ông Dronov, máy bay Su-24 của Nga đã bị các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trong không phận Syria, ở vị trí cách không phận của Thổ Nhĩ Kỳ 5,5 km. Vụ việc đã làm quan hệ giữa Moskva và Ankara trở nên rất căng thẳng.

Số phận những trẻ em sinh ra trong chiến tranh 2015

(Kiến Thức) - Hơn 16 triệu trẻ em được sinh ra ở  những khu vực xảy ra xung đột năm 2015. Tương lai của những đứa trẻ này không biết rồi sẽ ra sao.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015
Julie Akol, 17 tuổi, vừa sinh một bé trai đầu lòng ở phòng khám IMC, trung tâm chăm sóc Malakal. Muốn thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực và mất an ninh, Julie và mẹ của cô đã tới Malakal từ tháng 5/2013.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-2
Theo giám đốc UNICEF, Anthony Lake, cứ hai giây lại một đứa trẻ sinh ra trong chiến tranh, thường trong tình cảnh lo sợ và không được tiếp cận với chăm sóc y tế. Rất nhiều đứa trẻ mới ra đời phải sống trong cảnh nghèo đói, bệnh dịch và thiếu dinh dưỡng. Ảnh: Julie Akol bế cậu con trai mới chào đời của cô.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-3
Tại những quốc gia bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột như Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, Iraq, Nam Sudan, Syria và Yeme, những đứa trẻ sơ sinh thường đối mặt với nhiều rủi ro. Ảnh: Người tị nạn Syria Amina, 14 tuổi, bế con trai của cô bên ngoài ngôi nhà tạm bợ ở thung lũng Bekaa, Lebanon.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-4
Bé sơ sinh 4 tháng tuổi đến từ Parwan, Pakistan, Yasmin Sultani, đang nằm ngủ tại một khu trại tị nạn ở Viên, Áo.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-5
Jamal Majati đang bế cậu con trai một tháng tuổi, Youssef, đi qua một cánh đồng ở làng Tabanovce trên biên giới với Serbia. Gia đình Jamal đang trên hành trình tới Thụy Điển sau khi rời khỏi thành phố Halab, Syria.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-6
Mới chào đời nhưng em bé sơ sinh này đã phải theo gia đình rời khỏi quê nhà ở Aleppo, Syria, vì muốn thoát cảnh chiến tranh.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-7
Những đứa trẻ sống trong các quốc gia và khu vực xảy ra xung đột phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe, giáo dục và điều kiện sống.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-8
Bé gái 2 tuổi cùng 12 người trong gia đình của bé đang “lánh nạn” tại Al Ghizlanieh, Syria.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-9
Một bé gái cười tươi trước ống kính, bên ngoài một một túp lều tại trung tâm dành cho người tị nạn ở thị trấn Presevo, trên biên giới với Macedonia. Khi đến trung tâm này, những đứa trẻ thường trong tình trạng kiệt sức.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-10
Người phụ nữ ôm một đứa trẻ giữa đám đông tại trung tâm tiếp nhận người tị nạn ở thị trấn Presevo. Khoảng 5.000 người đang sống chen chúc tại Presevo.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-11
Một em nhỏ Syria được bế lên bờ sau khi tới đảo Lesbos, Hy Lạp.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-12
Người đàn ông bế cháu nhỏ tại một khu trại tị nạn ở thị trấn Sid nằm trên biên giới với Croatia. 

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-13
Người mẹ đang bế con tới bệnh viện Al-Sabeen ở thủ đô Sanaa, Yemen.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-14
Người phụ nữ bế con nhỏ đi bộ gần thị trấn Gevgelija nằm trên biên giới Hy Lạp. Họ đang chờ lên tàu tới biên giới với Serbia.

So phan nhung tre em sinh ra trong chien tranh 2015-Hinh-15
Gương mặt hồn nhiên của bé Zaineb Husseini, 6 tháng tuổi, khi bên cạnh mẹ Zahra Husseini, 18 tuổi, đến từ Ghazni, Afghanistan trong một căn phòng tại trung tâm tị nạn ở Viên, Áo. 

Máy bay Mỹ nằm im sau khi Nga điều tên lửa Buk

Mỹ buộc phải dừng các cuộc không kích bằng chiến đấu cơ  có người lái hỗ trợ cho quân nổi dậy Syria, sau khi Nga triển khai tên lửa Buk.

Moskva đã cho tăng cường nhiều hệ thống tên lửa Buk tới Syria sau vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga Su-24 hôm 24/11. Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang ở thế bí trong việc định ra các bước đi tiếp theo.
May bay My nam im sau khi Nga dieu ten lua Buk
Một hệ thống tên lửa Buk của Nga. Ảnh: Getty Images