Nga tố chiến đấu cơ Pháp tiếp cận “nguy hiểm“

Bộ Ngoại giao Nga tố chiến đấu cơ Pháp tiếp cận "nguy hiểm" một máy bay phản lực chở phái đoàn Hạ viện Nga.

Hôm 19/10, Bộ Ngoại giao Nga tố chiến đấu cơ Pháp tiếp cận "nguy hiểm" đối với một máy bay phản lực chở phái đoàn Hạ viện Nga khi chiếc máy bay này đang bay qua không phận Pháp.

Nga to chien dau co Phap tiep can “nguy hiem“
Chiến đấu cơ của Pháp. Ảnh minh họa
Tuy nhiên Paris đã nhanh chóng bác bỏ cáo buộc máy bay quân sự của họ tiếp cận chuyên cơ Nga và nói rằng, chiếc máy bay tham gia vào vụ việc nói trên là máy bay của Thụy Sĩ.
Tại Moscow, Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đã triệu tập Đại sứ Pháp tại Nga Jean-Maurice Ripert để yêu cầu "đưa ra một lời giải thích" về vụ việc này.
Một chiếc máy bay của lực lượng không quân Pháp đã bay ở khoảng cách nguy hiểm với máy bay phản lực chở phái đoàn Hạ viện Nga do Chủ tịch Sergei Naryshkin dẫn đầu, Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Phái đoàn Hạ viện Nga đang trên đường tới hội nghị liên minh Nghị viện tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ.
"Đại sứ Pháp tại Nga đã được lưu ý về mối quan ngại sâu sắc của Nga đối với những gì đã xảy ra. Những hành động như vậy của Paris làm suy yếu khả năng sử dụng Pháp như là một địa điểm cho các cuộc họp đa phương và đàm phán quốc tế", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Phản ứng trước vụ việc này, Bộ Ngoại giao Pháp đã lên tiếng bác bỏ các buộc của Nga và cho rằng "đó là một máy bay F-18 của Thụy Sĩ và không có máy bay quân sự của Pháp tham gia vào vụ việc này".
Phát ngôn viên của Chủ tịch Hạ viện Nga, Yevgenia Chugunova nói với AFP rằng, chiếc máy bay chiến đấu đã bay rất gần và các thành viên trong đoàn có thể chụp ảnh nó.
Một thành viên khác của phái đoàn là Sergei Gavrilov nói với hãng thông tấn TASS rằng, "chiếc máy bay chiến đấu đã tiếp cận máy bay Nga ở độ cao 3,7km trên biên giới Thụy Sĩ" và gọi đó là "hành động không thân thiện của NATO".
Theo Reuters, phát ngôn viên của sân bay Geneva là Bernard Stampfli cho biết ông không có thông tin về sự cố trên và đang tiến hành tìm hiểu.
Được biết, sân bay Geneva rất gần với biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về không phận mà chiếc máy bay chở ông Naryshkin ở vào thời điểm khi sự cố xảy ra.

15 nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất Châu Á

(Kiến Thức) -  Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, Quốc vương Oman Qaboos bin Said al Said hay Tổng thống Syria Bashar al-Assad,...là những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất ở Châu Á.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A
 Khalifa bin Salman Al Khalifa là Thủ tướng Bahrain từ năm 1970. Ông là vị thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trên thế giới.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-2
Haji Hassanal Bolkiah Mu’izzaddin Waddaulah là đương kim Sultan của Brunei. Ông lên ngôi sau khi người cha thoái vị vào năm 1967. Lễ đăng quang của Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah Mu’izzaddin Waddaulah được tổ chức vào ngày 1/8/1968. 

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-3
 Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đăng quang vào ngày 5/5/1950 và là một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất ở Châu Á.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-4
 Quốc vương Oman Qaboos bin Said al Said lên ngôi năm 1970 và vẫn đang lãnh đạo đất nước.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-5
 Hun Sen trở thành Thủ tướng Campuchia từ ngày 30/11/1998 và hiện vẫn là người đứng đầu Chính phủ Campuchia.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-6
 Akihito là đương kim Thiên hoàng của Nhật Bản, lên ngôi từ ngày 7/1/1989. Ông là vị vua tại vị lâu thứ 21 trên thế giới.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-7
 Ali Khamenei hiện là lãnh tụ tối cao của đất nước Iran. Ông được bầu vào vị trí này từ ngày 4/6/1989.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-8
Islam Abdug‘aniyevich Karimov là tổng thống đầu tiên và đương kim tổng thống của Cộng hòa Uzbekistan. Ông giữ chức vụ này từ năm 1990 đến nay.

15 nha lanh dao tai vi lau nhat Chau A-Hinh-9
Nursultan Abishevich Nazarbayev là Tổng thống Kazakstan từ năm 1989 .

NATO: Nga lại điều quân áp sát biên giới Ukraine

(Kiến Thức) - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Nga điều quân đội tiến gần hơn tới biên giới với Ukraine.

NATO cáo buộc Nga đưa quân tới gần biên giới Ukraine.
NATO cáo buộc Nga đưa quân tới gần biên giới Ukraine.
“Gần đây, chúng tôi nhận thấy Quân đội Nga đang tiến gần hơn tới biên giới với Ukraine. Moscow tiếp tục hỗ trợ phe ly khai bằng cách huấn luyện họ, cung cấp thiết bị và đưa lực lượng đặc nhiệm Nga vào miền đông Ukraine”, ông Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo hôm 4/11.