Nga tiết lộ số tên lửa Tomahawk Mỹ sẵn sàng cho không kích Syria

Mỹ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại Địa Trung Hải với sự xuất hiện của tàu khu trục USS Bulkeley, nâng tổng số tên lửa Tomahawk tại Địa Trung Hải lên hàng trăm đơn vị.

RT đưa tin, với sự xuất hiện của thêm một tàu khu trục tên lửa dẫn đường tại Địa Trung Hải, Mỹ có thể đã có 200 tên lửa Tomahawk sẵn sàng cho một cuộc không kích Syria. Trong khi đó, Moscow vẫn không ngừng cảnh báo về khả năng các nhóm khủng bố đang lên kế hoạch dàn dựng một cuộc tấn công vũ khí hóa học giả tại tỉnh Idlib, nhằm kích động can thiệp quân sự của phương Tây vào Syria.
Các dữ liệu kiểm soát hải dương cho thấy hôm thứ Tư (13/9), tàu USS Bulkeley (DDG-84) thuộc lớp Arleigh Burke, đã tiến vào Địa Trung Hải qua Eo biển Gibraltar. Một nguồn tin quan sát Gibraltar cũng xác nhận sự di chuyển của tàu khu trục USS Bulkeley hôm 12/9.
Nga tiet lo so ten lua Tomahawk My san sang cho khong kich Syria
  Mỹ chuẩn bị 200 tên lửa Tomahawk để không kích Syria?
Theo hãng thông tấn Nga Interfax, với 200 tên lửa hành trình, các lực lượng của Mỹ tại khu vực có thể tấn công các mục tiêu Syria khi được yêu cầu. Tuần trước, tàu ngầm tấn công USS Newport News (SSN-750) cũng đã có mặt tại vùng biển Địa Trung Hải.
Nga vừa tiến hành một cuộc tập trận hải quân lớn bên ngoài bờ biển Syria, trong đó có các hoạt động diễn tập đổ bộ và phóng tên lửa. Sự hiện diện của các tàu Nga trong khu vực được cho là để ngăn chặn Mỹ mở rộng hành động quân sự chống lại chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Washington nhiều lần tuyên bố chính quyền Damascus đang chuẩn bị tấn công hóa học nhằm vào dân thường tại tỉnh Idlib. Mọi sự chú ý đang dồn vào tỉnh phía bắc Syria, nơi cũng là thành lũy cuối cùng của lực lượng nổi dậy, trong đó bao gồm cả các tay súng cực đoan.
Nhóm cực đoan có tiếng nói mạnh nhất tại Idlib hiện tại là Hayat Tahrir al-Sham (HTS) với tiền thân là Jabhat al-Nusra, từng có quan hệ với lực lượng khủng bố Al-Qaeda. Các nhân viên cứu hộ thuộc Mũ Trắng – tổ chức cứu hộ do phương Tây tài trợ, hoạt động trong các vùng từng do lực lượng đối lập kiểm soát, cũng đang có mặt tại Idlib.
Moscow cáo buộc Mũ Trắng đang âm mưu dàn dựng một vụ tấn công hóa học giả tại Idlib. Trung tâm Hàn gắn của Nga tại Syria cho biết, các thành viên Mũ Trắng đã quay ít nhất 9 video có các chứng cử giả để đổ tội cho chính quyền Damascus sử dụng chất độc chlorine tấn công thường dân ở Idlib.

Đây mới là cuộc chiến sẽ thực sự khiến Syria “nổ tung“

Người ta đã nói câu này trước đây, nhưng cho đến lúc này vẫn chưa cuộc chiến nào đủ khiến Syria thực sự “nổ tung”. Cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp nhằm trừng phạt Damascus mới chỉ là cuộc đối đầu nguy hiểm hàng thứ hai.   

Theo bài viết của tác giả Thomas Friedman trên tờ New York Times, đó là cuộc đối đầu Iran – Israel, có thể dẫn đến đụng độ ngay trên chiến trường Syria, liên quan đến nỗ lực của Tehran nhằm biến Syria thành một căn cứ tiền tuyến chống Israel, điều mà Tel Aviv đã thề sẽ không bao giờ để xảy ra.

Đột nhập “vùng đất chết” hút du khách 30 năm sau thảm họa Chernobyl

(Kiến Thức) - Hơn 30 năm sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra tại Ukraine vào năm 1986, hàng chục nghìn du khách đã đổ tới “vùng cấm” Chernobyl Exclusion Zone (CEZ) - một trong những địa điểm ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng nhất thế giới.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl
 Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ, khiến hàng trăm nghìn cư dân thuộc khu CEZ, bao gồm các thị trấn và ngôi làng nằm trong vùng bán kính 30 km xung quanh lò phản ứng số 4, đã phải sơ tán đến nơi an toàn. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-2
Năm 2011, Chính phủ Ukraine đã mở cửa khu CEZ cho du khách trên 18 tuổi ghé thăm. Theo Al Jazeera, khu vực CEZ vẫn là một trong những địa điểm ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng nhất thế giới và được mô tả là vùng đất chết, dù giới chức Ukraine khẳng định khu vực này hiện an toàn cho du khách tham quan.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-3
Năm 2017, khu CEZ này đón khoảng 50 nghìn du khách. Được biết, một số lò phản ứng của nhà máy điện Chernobyl vẫn hoạt động nhiều năm sau khi vụ nổ xảy ra. Tuy nhiên, lò phản ứng cuối cùng bị đóng cửa vào năm 2000. 

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-4
 Một số vật dụng còn lại trong một ngôi nhà bỏ hoang ở làng Kopachi.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-5
 Những chiếc giường tầng trong một nhà trẻ của ngôi làng Kopachi không một ai ghé thăm suốt hàng chục năm.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-6
Kẻ trộm đã lẻn vào khu CEZ để lấy đi những thứ đồ có giá trị sau khi người dân địa phương di tản khỏi nơi này.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-7
 Một bệnh viện bị bỏ hoang ở thành phố Pripyat gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-8
 Được biết, hoạt động sơ tán người dân diễn ra hơn 24 giờ sau khi vụ nổ xảy ra.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-9
 Công viên giải trí này ở Pripyat chưa kịp mở cửa cho công chúng thì thảm họa hạt nhân đã xảy ra.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-10
 Với mức độ phóng xạ cao, thị trấn Pripyat không còn là nơi an toàn cho người dân sinh sống.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-11
 Hàng trăm nhân viên nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn làm việc tại khu cấm địa CEZ.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-12
 Bên trong một cửa hàng tạp hóa bị bỏ hoang ở Pripyat sau hàng chục năm.

Dot nhap “vung dat chet” hut du khach 30 nam sau tham hoa Chernobyl-Hinh-13
Một đài tưởng niệm được xây dựng ở Chernobyl để tri ân hàng trăm nghìn lính cứu hỏa, binh sĩ, kỹ sư và thợ mỏ - những người đã nỗ lực  làm việc để ứng phó khi thảm họa xảy ra.