Nga mất khả năng báo động sớm tên lửa đạn đạo Mỹ?

(Kiến Thức) - Sau nhiều năm sử dụng, các hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm chống tên lửa của Nga hiện nay đã xuống cấp trầm trọng và lỗi thời.

Tờ Moscow Times dẫn lời một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga cho hay, Quân đội Nga đã mất liên lạc với một trong ba vệ tinh quân sự đóng vai trò phát hiện và theo dõi các vụ phóng các tên lửa đạn đạo liên lục địa nhắm vào lãnh thổ nước này.
Các vệ tinh quân sự Oko-1 được Liên Xô phát triển từ những năm 1970 và nó đóng vai trò như hệ thống cảnh báo sớm của Quân đội Liên Xô trước các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ quốc gia thù địch.
Tuy nhiên, các vệ tinh Oko-1 đã quá lạc hậu, Quân đội Nga sẽ tiến hành thay thế vệ tinh Oko bằng hệ thống vệ tinh giám sát quân sự tiên tiến Kosmos-2479 do Nga thiết kế và được giới thiệu lần đầu tên vào tháng 3/2012. Thời gian hoạt động dự kiến của các vệ tinh trên là từ 5 đến 7 năm trước khi được thay thế.
Một trong những vệ tinh thuộc hệ thống vệ tinh giám sát quân sự Oko-1 của Nga.
Một trong những vệ tinh thuộc hệ thống vệ tinh giám sát quân sự Oko-1 của Nga.
Trước khi mất liên lạc hoàn toàn, vệ tinh Oko-1 trên đã từng gặp một số trục trặc về kỹ thuật, nhưng vẫn được Nga duy trì hoạt động cho đến khi ngưng hoạt động hoàn toàn vào tháng 4 năm nay.
Để có thể duy trì được hệ thống phòng thủ tên lửa, Nga cần duy trì hoạt động ít nhất 2 vệ tinh Oko trên quỹ đạo. Nhưng cho đến hiện nay hệ thống này đã gần như hoàn toàn tê liệt và không có đủ khả năng thực hiện các cảnh báo sớm cho Moscow trước nguy cơ từ một tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Chỉ có hai trong số 8 vệ tinh Oko-1 vẫn còn đủ khả năng hoạt động từ khi được triển khai từ năm 1991, một phần của sự suy giảm nghiêm trọng trên là do chi phí dành cho việc duy trì cũng như bảo dưỡng các vệ tinh trên khá lớn. Mỗi vệ tinh Oko-1 có giá tới 45 triệu USD.
Hình ảnh vệ tinh Oko của Nga trong phòng thí nghiệm.
Hình ảnh vệ tinh Oko của Nga trong phòng thí nghiệm.
Vệ tinh Oko-1 hoạt động ở quỹ đạo địa tĩnh và di chuyển xung quanh hoặc tại một điểm cố định trên bề mặt trái đất. Mặc dù Nga là một trong số ít những nước sở hữu hệ thống phòng thủ không gian nhưng lại bị đánh giá là đã lỗi thời và không còn đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Lực lượng phòng vệ không gian Nga ngoài việc quản lý các hệ thống phòng thủ tên lửa dưới mặt đất hiện nay, lực lượng này còn là đơn vị quản lý các hệ thống vệ tinh phòng thủ tên lửa. Nhưng đa phần các hệ thống vệ tinh đều đã xuống cấp trầm trọng và phải thương xuyên bảo dưỡng, kết quả là Nga chỉ có thể giám sát toàn các vụ phóng tên lửa của Mỹ trong khoảng thời gian 3 giờ mỗi ngày.
Trong năm 2011, chỉ huy các lực lượng phòng vệ không gian Nga Thiếu tướng Oleg Ostapenko (hiện là tân Giám đốc cơ quan vũ trụ Roscosmos) cho biết, Nga sẽ không tiếp tục tiến hành thay thế các vệ tinh đã hỏng mà thay vào đó nước này sẽ phát triển một hệ thống vệ tinh giám sát quân sự hoàn tới mới. Cho đến nay thông tin cụ thể về hệ thống vệ tinh trên vẫn được Nga giữ kín.

Ảnh nóng: hạ thủy tàu tên lửa cho Hải quân Việt Nam

(Kiến Thức) - Cùng xem một số hình ảnh buổi lễ hạ thủy cặp tàu tên lửa M3, M4 thuộc lớp Project 12418 Molniya do Nhà máy Ba Son đóng cho Hải quân Việt Nam. 

Ngày 24/6, Tổng công ty Ba Son tiến hành hạ thủy thành công cặp tàu tên lửa M3, M4. Đây là loại tàu tên lửa đa năng, cơ động, hiện đại nhất được đóng ở trong nước và kịp thời trang bị bổ sung cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, thực hiện bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
 Ngày 24/6, Tổng công ty Ba Son tiến hành hạ thủy thành công cặp tàu tên lửa M3, M4. Đây là loại tàu tên lửa đa năng, cơ động, hiện đại nhất được đóng ở trong nước và kịp thời trang bị bổ sung cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, thực hiện bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.

Khiếp hồn uy lực hải pháo 406mm trên thiết giáp hạm Iowa

(Kiến Thức) - 9 khẩu pháo 406mm trên thiết giáp hạm khổng lồ Iowa khi khai hỏa tạo ra những quầng lửa khủng khiếp trên mặt biển, rực sáng cả góc trời.

USS Iowa (BB-61) là chiếc thiết giáp hạm đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên, được hạ thủy năm 1942, chính thức biên chế tháng 2/1943 và nghỉ hưu từ tháng 11 năm 1990. Trong suốt thời gian phục vụ, chiếc tàu chiến cỡ 45.000 tấn này trải qua một cuộc hiện đại hóa lớn năm 1984, tháo bỏ gần hết hệ thống pháo trên tàu và thay bằng tên lửa (Tomahawk và Harpoon). Tuy nhiên, 9 khẩu pháo 406mm thì vẫn được giữ nguyên cho tới ngày nó loại biên chế.
 USS Iowa (BB-61) là chiếc thiết giáp hạm đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên, được hạ thủy năm 1942, chính thức biên chế tháng 2/1943 và nghỉ hưu từ tháng 11 năm 1990. Trong suốt thời gian phục vụ, chiếc tàu chiến cỡ 45.000 tấn này trải qua một cuộc hiện đại hóa lớn năm 1984, tháo bỏ gần hết hệ thống pháo trên tàu và thay bằng tên lửa (Tomahawk và Harpoon). Tuy nhiên, 9 khẩu pháo 406mm thì vẫn được giữ nguyên cho tới ngày nó loại biên chế.