“Nga đóng vai trò then chốt với hòa bình bán đảo Triều Tiên"

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Nga đóng vai trò then chốt đối với hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Reuters và Sputniknews, ngày 21/6, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Nga đóng vai trò then chốt đối với hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: THX/TTXVN)
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: THX/TTXVN)
Phát biểu trước Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh: "Sự hợp tác với Nga đóng vai trò nền tảng trên con đường đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng như thịnh vượng cho khu vực Đông Bắc Á".
Ông Moon Jae-in khẳng định Triều Tiên đang thực sự nỗ lực trong việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Theo Tổng thống Moon Jae-in, chiến tranh đã kết thúc đối với Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ.

Nhọc nhằn cuộc sống của những thợ muối cuối cùng ở Ma-rốc

(Kiến Thức) - Nghề khai thác muối có truyền thống hàng trăm năm của ba ngôi làng nằm trên dãy núi Atlas ở Ma-rốc đang đứng trước nguy cơ biến mất. Thu nhập thấp và điều kiện lao động khắc nghiệt khiến lớp trẻ không “mặn mà” với công việc này.

Theo Al Jazeera, nằm ở độ cao 2.000 mét so với mực nước biển, Ait-Daoud, Ait-Lahcen và Toumliline là ba ngôi làng duy nhất trong tỉnh Tinghir còn duy trì nghề khai thác muối vốn tồn tại từ cuối thế kỷ 18. (Nguồn: Al Jazeera)
Theo Al Jazeera, nằm ở độ cao 2.000 mét so với mực nước biển, Ait-Daoud, Ait-Lahcen và Toumliline là ba ngôi làng duy nhất trong tỉnh Tinghir còn duy trì nghề khai thác muối vốn tồn tại từ cuối thế kỷ 18. (Nguồn: Al Jazeera) 

Được trang bị một số công cụ thô sơ, khoảng 100 thợ muối ở Ma-rốc vượt con đường dài khoảng 7 km mỗi buổi sáng để tới các mỏ muối. Họ làm việc 6 ngày trong tuần với mức lương trung bình khoảng 200 USD/tháng. Hầu hết các thợ muối hiện nay đều trên 40 tuổi.
 Được trang bị một số công cụ thô sơ, khoảng 100 thợ muối ở Ma-rốc vượt con đường dài khoảng 7 km mỗi buổi sáng để tới các mỏ muối. Họ làm việc 6 ngày trong tuần với mức lương trung bình khoảng 200 USD/tháng. Hầu hết các thợ muối hiện nay đều trên 40 tuổi.

Nhóm thợ mỏ đầu tiên đến mỏ muối lúc 7 giờ sáng. Mỗi thợ muối mang về các tảng đá muối nặng khoảng 150 đến 200 kg mỗi ngày.
Nhóm thợ mỏ đầu tiên đến mỏ muối lúc 7 giờ sáng. Mỗi thợ muối mang về các tảng đá muối nặng khoảng 150 đến 200 kg mỗi ngày. 

Những thợ mỏ như Said Hevgouz đã khai thác muối tại những mỏ này trong hàng chục năm qua. Không có công ty thương mại nào muốn đầu tư vào đây.
 Những thợ mỏ như Said Hevgouz đã khai thác muối tại những mỏ này trong hàng chục năm qua. Không có công ty thương mại nào muốn đầu tư vào đây.

Hadou Hasmou dùng búa để khai thác muối. “Tôi đã làm việc ở đáy mỏ muối này trong 40 năm”, Hadou chia sẻ.
 Hadou Hasmou dùng búa để khai thác muối. “Tôi đã làm việc ở đáy mỏ muối này trong 40 năm”, Hadou chia sẻ.

Nhiều thợ mỏ muối chấp nhận mạo hiểm tính mạng với công việc này. Họ lấy những tảng đá muối màu trắng và hồng. Chúng sẽ được đưa vào nhà máy để nghiền. Sau quá trình tinh chế, muối sẽ có hương vị đậm đà hơn.
Nhiều thợ mỏ muối chấp nhận mạo hiểm tính mạng với công việc này. Họ lấy những tảng đá muối màu trắng và hồng. Chúng sẽ được đưa vào nhà máy để nghiền. Sau quá trình tinh chế, muối sẽ có hương vị đậm đà hơn. 

“Đồ nghề” của các thợ muối rất đơn sơ nhưng khá hiệu quả.
 “Đồ nghề” của các thợ muối rất đơn sơ nhưng khá hiệu quả.

“Khai thác muối không phải là công việc lý tưởng ở Ma-rốc, bạn chỉ kiếm được 8,5 USD một ngày”, Asri Hadou nói.
 “Khai thác muối không phải là công việc lý tưởng ở Ma-rốc, bạn chỉ kiếm được 8,5 USD một ngày”, Asri Hadou nói.

Khí hậu trên núi ở Tinghir rất khắc nghiệt. Nhiệt độ tăng lên đến 40 độ C vào mùa hè và xuống 0 độ C vào mùa đông.
 Khí hậu trên núi ở Tinghir rất khắc nghiệt. Nhiệt độ tăng lên đến 40 độ C vào mùa hè và xuống 0 độ C vào mùa đông.

Sau buổi sáng cực nhọc, Said Amalik trở về nhà ở Ait-Daoud. Con lừa của ông có thể chở tới 200 kg muối.
 Sau buổi sáng cực nhọc, Said Amalik trở về nhà ở Ait-Daoud. Con lừa của ông có thể chở tới 200 kg muối.
Ngôi làng Ait-Daoud hiện là nơi sinh sống của 130 gia đình đến từ bộ lạc Berber. Họ định cư ở đây từ thế kỷ 17.
 Ngôi làng Ait-Daoud hiện là nơi sinh sống của 130 gia đình đến từ bộ lạc Berber. Họ định cư ở đây từ thế kỷ 17.

Ông Ali Ozaani, 68 tuổi, từng may mắn sống sót trong một vụ tai nạn ở mỏ muối nơi ông làm việc năm 2004.
 Ông Ali Ozaani, 68 tuổi, từng may mắn sống sót trong một vụ tai nạn ở mỏ muối nơi ông làm việc năm 2004.

Trước khi được đem bán ngoài chợ, các tảng đá muối sẽ trải qua quá trình tinh chế trong các nhà máy.
Trước khi được đem bán ngoài chợ, các tảng đá muối sẽ trải qua quá trình tinh chế trong các nhà máy. 

Tại một khu chợ ở ngôi làng Ait Hani, Mbark Oudja (32 tuổi) mang tảng đá muối nặng 30 kg để bán cho khách hàng. “Có khi tôi bán được nhiều nhưng có lúc lại chẳng bán được gì”, Oudja chia sẻ.
 Tại một khu chợ ở ngôi làng Ait Hani, Mbark Oudja (32 tuổi) mang tảng đá muối nặng 30 kg để bán cho khách hàng. “Có khi tôi bán được nhiều nhưng có lúc lại chẳng bán được gì”, Oudja chia sẻ.

Hiện nay, với mức thu nhập thấp và điều kiện làm việc khắc nghiệt, những người trẻ trong khu vực này đều không “mặn mà” với công việc khai thác muối. “Các em nhỏ không muốn trở thành thợ muối vì công việc đó quá vất vả”, Lhoussain Barhou, một giáo viên tiểu học tại Ai-Daoud, cho hay.
Hiện nay, với mức thu nhập thấp và điều kiện làm việc khắc nghiệt, những người trẻ trong khu vực này đều không “mặn mà” với công việc khai thác muối. “Các em nhỏ không muốn trở thành thợ muối vì công việc đó quá vất vả”, Lhoussain Barhou, một giáo viên tiểu học tại Ai-Daoud, cho hay. 

Thân thế bất ngờ cựu Tổng thống Philippines vừa dính án tham nhũng

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, người đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng, là con trai của bà Corazon Aquino - nữ tổng thống đầu tiên của Philippines nói riêng và của cả châu Á nói chung.

Ngày 20/6, Cơ quan chống tham nhũng Philippines đã cáo buộc cựu Tổng thống Benigno Aquino III tội danh hình sự liên quan đến việc ông Aquino vượt quyền Quốc hội khi thông qua việc chi 72 tỷ peso (tương đương 1,35 tỷ USD) cho các dự án của chính phủ để lối lấy sự ủng hộ của các nghị sĩ vào năm 2012. Ảnh: Getty Images.
Ngày 20/6, Cơ quan chống tham nhũng Philippines đã cáo buộc cựu Tổng thống Benigno Aquino III tội danh hình sự liên quan đến việc ông Aquino vượt quyền Quốc hội khi thông qua việc chi 72 tỷ peso (tương đương 1,35 tỷ USD) cho các dự án của chính phủ để lối lấy sự ủng hộ của các nghị sĩ vào năm 2012.  Ảnh: Getty Images.

Công tố viên đã đề xuất tội danh này với ông Aquino vào tuần trước, song thông tin này mới được chính thức công bố ngày 20/6. Nếu như bị kết án, ông Aquino sẽ đối mặt với mức án lên tới 2 năm 4 tháng tù. Ảnh: Getty Images.
 Công tố viên đã đề xuất tội danh này với ông Aquino vào tuần trước, song thông tin này mới được chính thức công bố ngày 20/6. Nếu như bị kết án, ông Aquino sẽ đối mặt với mức án lên tới 2 năm 4 tháng tù.  Ảnh: Getty Images.

Được biết, năm 2014, khi ông Aquino còn nắm quyền, Tòa án Tối cao Philippines đã khẳng định việc chuyển số ngân sách trên là bất hợp pháp và vi hiến. Tuy nhiên, không có hành động cụ thể nào sau đó được tiến hành. Ảnh: Wikipedia.
 Được biết, năm 2014, khi ông Aquino còn nắm quyền, Tòa án Tối cao Philippines đã khẳng định việc chuyển số ngân sách trên là bất hợp pháp và vi hiến. Tuy nhiên, không có hành động cụ thể nào sau đó được tiến hành. Ảnh: Wikipedia.

Cựu Tổng thống Aquino sinh ngày 8/2/1960 tại thủ đô Manila. Ông là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Cha ông là Benigno Aquino, Jr. - Phó Thống đốc tỉnh Tarlac và mẹ là cựu Tổng thống Philippines Corazon Aquino. Ảnh: Getty.
 Cựu Tổng thống Aquino sinh ngày 8/2/1960 tại thủ đô Manila. Ông là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Cha ông là Benigno Aquino, Jr. - Phó Thống đốc tỉnh Tarlac và mẹ là cựu Tổng thống Philippines Corazon Aquino. Ảnh: Getty.

Ông Aquino học phổ thông đến đại học từ năm 1965 đến năm 1981. Ảnh: Rappler.
 Ông Aquino học phổ thông đến đại học từ năm 1965 đến năm 1981. Ảnh: Rappler.

Năm 1981, Aquino tốt nghiệp Đại học Manila với tấm bằng cử nhân kinh tế. Không lâu sau đó, ông đoàn tụ với gia đình ở Newton, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Manila Channel
Năm 1981, Aquino tốt nghiệp Đại học Manila với tấm bằng cử nhân kinh tế. Không lâu sau đó, ông đoàn tụ với gia đình ở Newton, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Manila Channel

Năm 1983, sau hơn 2 năm ở Mỹ, ông Aquino trở về Philippines cùng với gia đình và làm giám sát viên bán lẻ cho Mondragon Industries Philippines, Inc. rồi sau đó là quản lý nhân sự cho Nike Philippines, Inc. Ảnh: Manila Bulletin
 Năm 1983, sau hơn 2 năm ở Mỹ, ông Aquino trở về Philippines cùng với gia đình và làm giám sát viên bán lẻ cho Mondragon Industries Philippines, Inc. rồi sau đó là quản lý nhân sự cho Nike Philippines, Inc. Ảnh: Manila Bulletin

Từ năm 1986 đến 1992, trong thời kì tại nhiệm của mẹ ông là Tổng thống Corazon Aquino, Aquino làm việc tại công ty bảo hiểm Intra-Strata của người chú là Phó chủ tịch công ty Antolin Oreta Jr. Ảnh: Philippine Star
 Từ năm 1986 đến 1992, trong thời kì tại nhiệm của mẹ ông là Tổng thống Corazon Aquino, Aquino làm việc tại công ty bảo hiểm Intra-Strata của người chú là Phó chủ tịch công ty Antolin Oreta Jr. Ảnh: Philippine Star

Từ năm 1993 đến năm 1998, Aquino làm trợ lý điều hành rồi sau đó là quản lý dịch vụ tại công ty sản xuất đường Central Azucarera de Tarlac của Hacienda Luisita phụ trách vùng Cojuangco. Ảnh: Reuters.
 Từ năm 1993 đến năm 1998, Aquino làm trợ lý điều hành rồi sau đó là quản lý dịch vụ tại công ty sản xuất đường Central Azucarera de Tarlac của Hacienda Luisita phụ trách vùng Cojuangco. Ảnh: Reuters.

Vào năm 1998, ông được bầu vào Hạ viện với vai trò là người đại diện cho quận 2 của tỉnh Tarlac trong Quốc hội thứ 11 của Philippines. Vào năm 2007, ông được bầu làm Thượng nghị sĩ. Ảnh: TIME.
 Vào năm 1998, ông được bầu vào Hạ viện với vai trò là người đại diện cho quận 2 của tỉnh Tarlac trong Quốc hội thứ 11 của Philippines. Vào năm 2007, ông được bầu làm Thượng nghị sĩ. Ảnh: TIME.
Ông được bầu làm Tổng thống thứ 15 của Philippines vào năm 2010 và giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ ngày 30/6/2010 đến 30/6/2016. Ảnh: Rappler.
Ông được bầu làm Tổng thống thứ 15 của Philippines vào năm 2010 và giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ ngày 30/6/2010 đến 30/6/2016. Ảnh: Rappler. 

Về đời tư, cựu Tổng thống Aquino chưa kết hôn và cũng chưa có con. Ông là tổng thống độc thân đầu tiên của Philippines và là vị tổng thống thứ hai của Philippines không uống rượu. Ảnh: CNN Philippines.
 Về đời tư, cựu Tổng thống Aquino chưa kết hôn và cũng chưa có con. Ông là tổng thống độc thân đầu tiên của Philippines và là vị tổng thống thứ hai của Philippines không uống rượu.  Ảnh: CNN Philippines.

Indonesia “tuyệt vọng” tìm 200 người mất tích trong thảm kịch chìm phà

(Kiến Thức) - Lực lượng cứu hộ Indonesia đang “chạy đua với thời gian” để tìm kiếm gần 200 người vẫn mất tích trong thảm kịch chìm phà du lịch Sinar Bangun trên hồ Toba hôm 18/6. Tuy nhiên, mọi hy vọng ngày càng trở nên mong manh.

Thảm kịch chìm phà ở Indonesia xảy ra vào hôm 18/6 trên hồ Toba. Khi đó, con phà du lịch Sinar Bangun được cho là chở hơn 200 người đã bị lật úp và chìm trên hồ Toba. Ảnh: Reuters.
 Thảm kịch chìm phà ở Indonesia xảy ra vào hôm 18/6 trên hồ Toba. Khi đó, con phà du lịch Sinar Bangun được cho là chở hơn 200 người đã bị lật úp và chìm trên hồ Toba. Ảnh: Reuters.

Nguyên nhân vụ chìm phà được cho là con phà chở số lượng hành khách vượt quá ba lần sức chứa cho phép. Trên thực tế, con phà này chỉ có sức chứa tối đa 60 người. Ảnh: CNN.
Nguyên nhân vụ chìm phà được cho là con phà chở số lượng hành khách vượt quá ba lần sức chứa cho phép. Trên thực tế, con phà này chỉ có sức chứa tối đa 60 người. Ảnh: CNN. 

Theo CNN dẫn lời người phát ngôn Cơ quan tìm kiếm cứu hộ quốc gia Indonesia Dedi Karyadi cho hay, tính đến ngày 20/6, số người mất tích trong vụ chìm phà ở Indonesia tăng lên ít nhất 192 người. Ảnh: Reuters.
 Theo CNN dẫn lời người phát ngôn Cơ quan tìm kiếm cứu hộ quốc gia Indonesia Dedi Karyadi cho hay, tính đến ngày 20/6, số người mất tích trong vụ chìm phà ở Indonesia tăng lên ít nhất 192 người. Ảnh: Reuters.

Được biết, 18 người sống sót được tìm thấy và lực lượng cứu hộ đã vớt được ba thi thể. Hiện, công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương nhưng gặp khó khăn do thời tiết xấu. Ảnh: CNN.
 Được biết, 18 người sống sót được tìm thấy và lực lượng cứu hộ đã vớt được ba thi thể. Hiện, công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương nhưng gặp khó khăn do thời tiết xấu. Ảnh: CNN.

Người dân địa phương và thân nhân của những hành khách mất tích ngóng chờ tin tức tại cảng Tigaras, Simalungun, Bắc Sumatra, Indonesia. Ảnh: Reuters.
 Người dân địa phương và thân nhân của những hành khách mất tích ngóng chờ tin tức tại cảng Tigaras, Simalungun, Bắc Sumatra, Indonesia. Ảnh: Reuters.

Người phụ nữ cầu nguyện cho con trai, người có mặt trên con phà Sinar Bangun bị chìm hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
 Người phụ nữ cầu nguyện cho con trai, người có mặt trên con phà Sinar Bangun bị chìm hôm 18/6. Ảnh: Reuters.

Các đội cứu hộ tích cực tìm kiếm hành khách mất tích trong vụ chìm phà trên hồ Toba. Ảnh: Reuters.
Các đội cứu hộ tích cực tìm kiếm hành khách mất tích trong vụ chìm phà trên hồ Toba. Ảnh: Reuters.

Lực lượng an ninh và cứu hộ Indonesia đưa thi thể một nạn nhân lên bờ. Ảnh: Reuters.
 Lực lượng an ninh và cứu hộ Indonesia đưa thi thể một nạn nhân lên bờ. Ảnh: Reuters.

Thân thân của các hành khách mất tích ngóng chờ tin tại cảng Tigaras ở Simalungun. Ảnh: Reuters.
 Thân thân của các hành khách mất tích ngóng chờ tin tại cảng Tigaras ở Simalungun. Ảnh: Reuters.

Một binh sĩ Indonesia chỉ vào danh sách các hành khách sống sót trong vụ chìm phà trên Hồ Toba, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Indonesia. Ảnh: Reuters.
 Một binh sĩ Indonesia chỉ vào danh sách các hành khách sống sót trong vụ chìm phà trên Hồ Toba, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Indonesia. Ảnh: Reuters.

Lela Supiyanti khóc khi ngóng chờ tin của con gái, một hành khách trên phà Sinar Bangun xâu số. Ảnh: Reuters.
Lela Supiyanti khóc khi ngóng chờ tin của con gái, một hành khách trên phà Sinar Bangun xâu số. Ảnh: Reuters.

Mọi người nhìn vào danh sách những hành khách mất tích trong vụ chìm phà trên hồ Toba. Ảnh: Reuters.
 Mọi người nhìn vào danh sách những hành khách mất tích trong vụ chìm phà trên hồ Toba. Ảnh: Reuters.

Hy vọng những hành khách mất tích còn sống trở nên ngày càng mong manh. Ảnh: CNN.
Hy vọng những hành khách mất tích còn sống trở nên ngày càng mong manh. Ảnh: CNN. 

Một thành viên của đội cứu hộ tham gia tìm kiếm những nạn nhân mất tích trong thảm kịch chìm phà Sinar Bangun. Ảnh: Reuters.
Một thành viên của đội cứu hộ tham gia tìm kiếm những nạn nhân mất tích trong thảm kịch chìm phà Sinar Bangun. Ảnh: Reuters.