Nga cũng chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Á

(Kiến Thức) - Sau khi tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong tháng 11/2011 với tư cách thành viên, trọng tâm chiến lược của Nga đã chuyển dần sang khu vực Đông Á.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tương lai của Liên bang Nga phụ thuộc vào việc hội nhập đầy đủ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tương lai của Liên bang Nga phụ thuộc vào việc hội nhập đầy đủ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 
Kể từ đó, Moscow đã ưu tiên tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Á để nâng cao vị thế đối ngoại.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ở Vladivostok hồi tháng 9/2012,
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tương lai của Liên bang Nga phụ thuộc vào việc hội nhập đầy đủ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông cũng nhấn mạnh ý định chiến lược nhằm tăng cường vai trò của Nga trong việc cân bằng sức mạnh trong khu vực Đông Á và mở rộng ảnh hưởng chính trị-quân sự của nước này.
Khôi phục qui chế cường quốc hàng đầu thế giới là mục tiêu chính của Tổng thống Putin. Hai phần ba lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở Châu Á, trong khi khu vực Viễn Đông (chiếm hơn một phần ba tổng diện tích Liên bang Nga) có giá trị kinh tế lớn và có tầm quan trọng về chiến lược quân sự.
Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực Đông Á ngày càng lo lắng trước sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Sự phát triển này đã dẫn đến việc Mỹ thay đổi chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương và cũng mang lại cho Trung Quốc, Nga có cơ hội hợp tác chiến lược.
Sau một thời gian gián đoạn 9 năm, Nga nối lại đàm phán với Triều Tiên hồi tháng 8/2011 (giữa lúc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đi thăm Trung Quốc) và tạo ra một cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga ở Đông Bắc Á.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Nga có ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở Đông Bắc Á. Moscow và Bắc Kinh có lập trường thống nhất về cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên. Cả hai đều muốn một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Hai bên cũng muốn giải quyết tranh chấp ở bán đảo này thông qua biện pháp hòa bình, ngoại giao và đàm phán đa phương.
Đối với Tổng thống Putin, hình thành quan hệ đối tác với Trung Quốc để chống lại liên minh quân sự Mỹ-Hàn Quốc là có lợi cho việc duy trì mối quan hệ ổn định và cân bằng ở Đông Bắc Á. Ngoài ra, Moscow cũng đang tìm cách củng cố quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hơn nữa, Nga đang ngày càng can dự nhiều vào việc duy trì an ninh khu vực ở Đông Á, thông qua hợp tác đa phương với các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Moscow đối với sự phát triển của tình hình an ninh khu vực Đông Á có thể phụ thuộc vào sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Nga.
Chính sách của Putin đối với Đông Á là linh hoạt, thực dụng và ổn định. Hiện nay, một biến số trong quan hệ Bắc Kinh-Moscow là việc Nga-Việt Nam khai thác chung dầu khí ở Biển Đông, điều mà Trung Quốc coi là một mối đe dọa đến lợi ích cốt lõi của nước này. Nga không có ý định tạo ra tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và hy vọng quan hệ song phương không bị ảnh hưởng bởi vai trò chiến lược của Nga ở khu vực Đông Á và cũng không cản trở nước này phát triển quan hệ với ASEAN.

Bộ mặt dã man tàn bạo của phiến quân Syria

(Kiến Thức) - Việc giết hại hàng loạt con tin đang trở thành một trong những chiến thuật chính của phiến quân trong cuộc nội chiến Syria.

Tiếp tay cho phiến quân chỉ kéo dài thêm thảm kịch ở Syria và tăng thêm con số nạn nhân vô tội.
Tiếp tay cho phiến quân chỉ kéo dài thêm thảm kịch ở  Syria và tăng thêm con số nạn nhân vô tội. 
Thông tin khủng khiếp nhất xuất hiện mới đây từ các khu vực người Kurd ở phía Đông Bắc Syria. Đã có khoảng 450 con tin bị giết hại, trong đó tới 120 nạn nhân là trẻ em, còn lại hầu hết là phụ nữ và người già. Những người này là thành viên gia đình của lực lượng dân quân người Kurd đang cầm súng chống các phần tử cực đoan. Ở phía Bắc Aleppo, băng nhóm khủng bố bao vây khu vực người Kurd, khoảng một triệu người bị phong tỏa. Trước tình huống này, Liên minh dân chủ của người Kurd ở Syria đã công bố tổng động viên.

“Nga là đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam”

(Kiến Thức) -Trả lời phỏng vấn của ITAR-TASS, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng định "Nga là đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam".

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. 
Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hiện đang thăm Liên bang Nga từ ngày 6 đến ngày 10/8/2013.

Quan hệ Trung-Nga: “Đồng sàng, dị mộng“

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Không nhiều thì ít, truyền thông Mỹ thường ngụ ý rằng động cơ sâu sắc của quan hệ Trung-Nga là chống Mỹ. Sẽ là quá đơn giản vội vàng khi kết luận như vậy. Moscow và Bắc Kinh có thể đang hưởng tuần trăng mật, nhưng không nhất thiết phải chống Mỹ.