Nga chuyển thông điệp bất ngờ của Triều Tiên cho Mỹ

Triều Tiên bất ngờ thay đổi thái độ, sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của nước này, theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông đã chuyển thông điệp nói trên tới người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson khi hai nhà ngoại giao này gặp nhau ở Vienna, Áo hôm 7/12.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bắt tay người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson tại Vienna. Ảnh: Tass.
 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bắt tay người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson tại Vienna. Ảnh: Tass.
"Chúng tôi biết Triều Tiên muốn đàm phán với Mỹ nhằm đảm bảo an ninh và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ điều này"- Guardian dẫn lời ngoại trưởng Nga tại một hội nghị quốc tế ở Vienna.
Hiện chưa có phản hồi từ ông Tillerson nhưng lập trường chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần được lặp lại là Triều Tiên sẽ phải nghiêm túc về việc từ bỏ kho hạt nhân của nước này như một phần thỏa thuận toàn diện trước khi có thể bắt đầu khai màn đối thoại.
Lời đề nghị được Ngoại trưởng Nga chuyển tải diễn ra cùng ngày với cuộc gặp của Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Jeffrey Feltman với Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho ở Bình Nhưỡng trong chuyến thăm cấp cao đầu tiên trong vòng 6 năm qua từ LHQ tới đất nước bị cô lập này.
Ông Feltman là người Mỹ và là một cựu quan chức ngoại giao của nước này, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh ông không tới Triều Tiên với bất kỳ thông điệp nào từ Washington.
Trong khi đó, cũng trong ngày 7/12, hai chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-1B của Mỹ tham gia cuộc tận trận chiến đấu quy mô lớn ở Hàn Quốc giữa những cảnh báo từ Triều Tiên rằng các cuộc tập trận này và những đe dọa của Mỹ làm bùng phát một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi.
Hình ảnh vụ thử tên lửa ICBM mới nhất của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
 Hình ảnh vụ thử tên lửa ICBM mới nhất của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn mang tên "Vigilant Ace" quy tụ 230 máy bay, trong đó có một số chiến đấu cơ tàng hình tối tân nhất của Mỹ, diễn ra chỉ 1 tuần sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) uy lực nhất của nước này cho tới nay, được Bình Nhưỡng tuyên bố là có thể vươn tới tất cả mọi nơi trên lục địa Mỹ.
Trong khi phía Triều Tiên lên án gay gắt cuộc tập trận, Trung Quốc – đồng minh duy nhất của nước này - một lần nữa hối thúc các bên bình tĩnh và nói rằng chiến tranh không phải câu trả lời.

Đụng độ dữ dội Israel-Palestine sau quyết định của Tổng thống Trump

(Kiến Thức) - Hàng chục người đã bị thương trong các cuộc đụng độ dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine ở khu Bờ Tây và Dải Gaza.

Theo RT, các cuộc đụng độ dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine đã bùng phát ở khu Bờ Tây và Dải Gaza hôm 6-7/12, sau khi Mỹ tuyên bố công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel. Ảnh: Reuters.
Theo RT, các cuộc đụng độ dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine đã bùng phát ở khu Bờ Tây và Dải Gaza hôm 6-7/12, sau khi Mỹ tuyên bố công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel. Ảnh: Reuters. 

Những người biểu tình Palestine ném đá vào lực lượng an ninh Israel trong khi các binh sĩ Israel dùng hơi cay để giải tán đám đông ở Bethlehem. Các quan chức y tế cho hay, ít nhất 31 người đã bị thương trong các vụ ẩu đả sáng 7/12. Ảnh: Reuters.
 Những người biểu tình Palestine ném đá vào lực lượng an ninh Israel trong khi các binh sĩ Israel dùng hơi cay để giải tán đám đông ở Bethlehem. Các quan chức y tế cho hay, ít nhất 31 người đã bị thương trong các vụ ẩu đả sáng 7/12. Ảnh: Reuters.

Báo Daily Mail dẫn lời các nhân chứng cho biết, tại Hebron và Al-Bireh, hàng nghìn người tuần hành trên đường phố và hô vang khẩu hiệu “Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine”. Ảnh: AP.
 Báo Daily Mail dẫn lời các nhân chứng cho biết, tại Hebron và Al-Bireh, hàng nghìn người tuần hành trên đường phố và hô vang khẩu hiệu “Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine”. Ảnh: AP.

Một binh sĩ Israel mang theo vũ khí tiến lại gần người biểu tình Palestine ở Bethlehem. Ảnh: AP.
Một binh sĩ Israel mang theo vũ khí tiến lại gần người biểu tình Palestine ở Bethlehem. Ảnh: AP. 

Cuộc biểu tình tại Thành phố Gaza đêm 6/12. Tại Dải Gaza, đông đảo người dân đã tập trung gần hàng rào biên giới với Israel và ném gạch đá vào binh sĩ nước này. Ảnh: Getty Images.
Cuộc biểu tình tại Thành phố Gaza đêm 6/12. Tại Dải Gaza, đông đảo người dân đã tập trung gần hàng rào biên giới với Israel và ném gạch đá vào binh sĩ nước này. Ảnh: Getty Images.

Người dân đốt lốp xe trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Trump hôm 7/12. Ảnh: Getty Images.
 Người dân đốt lốp xe trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Trump hôm 7/12. Ảnh: Getty Images.

Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng ông Trump đã đẩy Trung Đông vào “biển lửa” với tuyên bố vừa qua. Ảnh: AP.
Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng ông Trump đã đẩy Trung Đông vào “biển lửa” với tuyên bố vừa qua. Ảnh: AP. 

Theo Người phát ngôn Điện Kremlin (Nga), việc Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ không thể thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, mà ngược lại còn làm tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn. Ảnh: Đám đông người dân phản đối quyết định của Mỹ tại Islamabad, Pakistan, ngày 7/12. Ảnh: AP.
 Theo Người phát ngôn Điện Kremlin (Nga), việc Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ không thể thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, mà ngược lại còn làm tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn. Ảnh: Đám đông người dân phản đối quyết định của Mỹ tại Islamabad, Pakistan, ngày 7/12. Ảnh: AP.

Một người biểu tình Palestine cầu nguyện trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel gần khu định cư Do Thái Beit El gần thành phố Ramallah. Ảnh: Reuters.
 Một người biểu tình Palestine cầu nguyện trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel gần khu định cư Do Thái Beit El gần thành phố Ramallah. Ảnh: Reuters.

Một số đồng minh thân thiết của Mỹ như Anh và Pháp cũng lên tiếng phản đối quyết định mới của ông Trump. Ảnh: Một người Palestine bị thương trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel ở phía nam Dải Gaza được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Reuters.
Một số đồng minh thân thiết của Mỹ như Anh và Pháp cũng lên tiếng phản đối quyết định mới của ông Trump. Ảnh: Một người Palestine bị thương trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel ở phía nam Dải Gaza được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Reuters. 

Biểu tình gần Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
 Biểu tình gần Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.

Người phụ nữ cầm lá cờ Palestine trong cuộc biểu tình ở Thành phố Gaza. Ảnh: Reuters.
Người phụ nữ cầm lá cờ Palestine trong cuộc biểu tình ở Thành phố Gaza. Ảnh: Reuters. 

Những người biểu tình Palestine cháy tán loạn để tránh hơi cay của binh sĩ Israel ở khu định cư Do Thái Beit El. Ảnh: Reuters.
 Những người biểu tình Palestine cháy tán loạn để tránh hơi cay của binh sĩ Israel ở khu định cư Do Thái Beit El. Ảnh: Reuters.

Một người biểu tình Palestine ném đá về phía lực lượng an ninh Israel gần thành phố Ramallah ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters.
 Một người biểu tình Palestine ném đá về phía lực lượng an ninh Israel gần thành phố Ramallah ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters.

Chìa khóa giải quyết vấn đề Triều Tiên nằm ở Nga?

(Kiến Thức) - Chìa khóa giải quyết vấn đề Triều Tiên nằm ở Nga, nhưng thật không may, các nhà hoạch định chính sách ở Washington lại nhắm mắt trước thực tế này.

Đó là nhận định của nhà phân tích Leonid Bershidsky, trong một bài viết đăng trên trang mạng Bloomberg ở Mỹ.
Chia khoa giai quyet van de Trieu Tien nam o Nga?
Trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xây dựng được mối quan hệ khá gần gũi với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh ghép: CNN.com