Nga - Ấn ký thỏa thuận xây 12 nhà máy hạt nhân

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ hôm 11/12 để tăng cường hợp tác thương mại và năng lượng.

Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh những biện pháp trừng phạt của phương Tây đang đe dọa nền kinh tế Nga đến bờ vực của một cuộc suy thoái.
Cuộc đối thoại của ông Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được mong đợi là tập trung vào việc thắt chặt quan hệ hai bên vào lúc Ấn Độ đang trở nên thân thiết hơn với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư và quốc phòng.
Theo thông tin mới nhất, tập đoàn Rosatom của Nga tuyên bố sẽ cung cấp 12 lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ trong vòng 20 năm theo một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác năng lượng được ký ở New Delhi vào ngày 11/12.
Quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây đã trở nên căng thẳng sau khi Nga sát nhập Crimea vào hồi tháng 3 vừa qua. Mỹ và châu Âu đã đưa ra những biện pháp trừng phạt kinh tế vì lý do là Nga đã cung cấp khí tài và hỗ trợ cho quân ly khai Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Trong suốt thời gian Chiến tranh Lạnh diễn ra, Ấn Độ và Liên bang Xô Viết đã có một mối quan hệ chặt chẽ, trong khi Mỹ lại nghiêng về phía hàng xóm và đối thủ của Ấn Độ là Pakistan, đặc biệt là trong việc tranh chấp lãnh thổ ở Kashmir.
Ấn Độ đã bỏ ra hàng tỷ USD để mua các thiết bị quân sự của Nga từ thời Liên bang Xô Viết.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới; với việc phát triển kinh tế mạnh mẽ cho phép họ hiện đại hóa quân sự của mình. Ấn Độ có một danh sách mua bán khổng lồ bao gồm các máy bay chiến đấu, tàu ngầm và các thiết bị quốc phòng các mà Nga hy vọng sẽ bán được cho Ấn Độ.
Trong thập kỷ vừa qua, Ấn Độ đã cố gắng đa dạng hóa các loại thiết bị quốc phòng, họ mua thiết bị từ Mỹ, Israel và Pháp. Tuần trước, Ấn Độ cho biết họ đã có một thỏa thuận đáng giá 15 tỷ USD để mua 126 chiếc chiến đấu cơ của Pháp.
Bất chấp những nổ lực của mình vào sự đa dạng hóa, Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp chính của các thiết bị quân sự, các quan chức Ấn Độ cho biết.
Ấn Độ dự kiến sự đảm bảo từ ông Putin rằng vấn đề hiện tại của Nga với các nước phương Tây sẽ không làm Nga thân hơn với Trung Quốc. Với những căng thẳng với phương Tây, ông Putin đã tìm cách cải thiện quan hệ Nga- Trung với một dự án đường ống dẫn khí mới trị giá hàng chục tỷ USD.
Ông Putin đã lên tiếng hy vọng rằng sự hợp tác năng lượng với Ấn Độ sẽ tiếp tục được cải thiện, cho biết rằng Nga rất hoan nghênh các công ty năng lượng của Ấn Độ để khai thác các mỏ dầu tiềm năng ở Bắc Cực. Nga có kế hoạch bắt đầu cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Ấn Độ bắt đầu từ năm 2017, ông nói.

Liệu Ấn Độ có đủ sức phong tỏa TQ trên biển?

(Kiến Thức) - Hải quân Ấn Độ có một tuần đầy ắp những sự kiện lớn, với việc hạ thủy tàu sân bay Vikrant, tàu ngầm Arihant chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên.

Hạ thủy tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo.
Hạ thủy tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo.

“Gót chân Achilles” của Trung Quốc là Ấn Độ Dương

IS sở hữu xe tăng, tên lửa sản xuất ở Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang sử dụng xe tăng và tên lửa di động do Triều Tiên sản xuất, tờ NK News đưa tin.

Dẫn lại các nguồn tin tình báo của mình, NK News cáo buộc rằng, các xe tăng mà IS sử dụng trong một cuộc tấn công vào khu sinh sống của người Kurd ở phía bắc Iraq hồi tháng 9/2014 là loại xe tăng T-55 thời Liên Xô đã được Triều Tiên cải tiến. Cùng với đó, các tên lửa di động do phiến quân dùng là một loại do quốc gia Đông Bắc Á này sản xuất.
Xe tăng mà IS sở hữu. (Ảnh minh họa)
Xe tăng mà IS sở hữu. (Ảnh minh họa)
Trước đó, cơ quan tình báo Đức đã kể cho các nhà lập pháp biết, IS sở hữu các tên lửa đất đối không di động có khả năng bắn hạ các máy bay dân dụng. Một bức ảnh cho thấy chiến binh IS giương vũ khí đó đã được đăng tải lên Twitter. Vào thời điểm đó, cơ quan Đức cho rằng, vũ khí đó có nguồn gốc từ Nga, Bulgaria hoặc Trung Quốc.