Nestlé, cà phê Lê Phan... thừa nhận bán cà phê trộn đậu rang

(Kiến Thức) - Hầu hết doanh nghiệp sản xuất cà phê như Vinacafe, Nestlé, Cafe Lê Phan… đều thừa nhận bán cà phê pha trộn ngũ cốc bên cạnh sản phẩm cà phê nguyên chất 100%.

Tại Tọa đàm Cà phê bẩn – Thực trạng và Giải pháp do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) phối hợp cùng Báo Tuổi Trẻ TP HCM tổ chức, diễn ra ngày 20/7 vừa qua tại TPHCM, hầu hết, các doanh nghiệp sản xuất cà phê như Vinacafe, Nestlé, Lê Phan… đều thừa nhận bán cà phê pha trộn tuỳ thuộc vào thị hiếu người dùng, ngoài cà phê nguyên chất 100% cà phê.
Sản phẩm giá thấp bắt buộc phải trộn
Cụ thể, trước câu hỏi thẳng thắn của tọa đàm: “Các doanh nghiệp nhỏ sản xuất cà phê trộn đã đành, còn cà phê của các thương hiệu lớn của các anh có trộn không?” Nhiều đại diện của các hãng này đành thừa nhận việc trộn “các thành phần khác” là không thể thiếu đối với các dòng sản phẩm cà phê có giá thành thấp.
“Tôi có thể nói các sản phẩm giá thấp bắt buộc phải trộn nhưng phải trộn như thế nào thì tất nhiên mình phải minh bạch công bố trên bao bì và phải định nghĩa thế nào là bẩn", đại diện Công ty TNHH Cà phê Lê Phan nói.
Theo đại diện công ty TNHH Cafe Lê Phan, để sản xuất những dòng cà phê giá rẻ thì chắc chắn phải trộn thêm các loại ngũ cốc và hương liệu. Tuy nhiên, khẩu vị của người dùng khá đa dạng, lựa chọn công thức thế nào để đáp ứng nhu cầu người dùng là chuyện doanh nghiệp phải làm. “Chúng tôi cũng đang mong có được những thông số cụ thể về quy chuẩn cho sản phẩm café để từ đó tuân thủ. Còn vấn đề công thức, tự người dùng sẽ phải hiểu để có thể tự chọn sản phẩm tốt cho mình”, đại diện Lê Phan chia sẻ.
Toàn cảnh tọa đàm "Cà phê bẩn - Thực trạng và giải pháp" hôm 20/7 ở TP.Hồ Chí Minh
 Toàn cảnh tọa đàm "Cà phê bẩn - Thực trạng và giải pháp" hôm 20/7 ở TP.Hồ Chí Minh
Trong khi đó, bà Lê Thị Hoàng Yến - Giám đốc truyền thông và hỗ trợ tiếp thị Công ty Nestlé Việt Nam cho rằng: Ở thị trường Việt Nam, lưu ý là người tiêu dùng có rất nhiều khẩu vị cà phê khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về khẩu vị đó, Nestlé Việt Nam có cả sản phẩm cà phê độn và cà phê nguyên chất 100%.
“Vấn đề đặt ra là chúng tôi phải đáp ứng các nhu cầu khác nhau về khẩu vị đó như thế nào. Nếu chỉ tập trung vào thực trạng vấn đề cà phê bẩn, thì có thể chúng ta sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu về khẩu vị của người tiêu dùng. Cho nên, nếu chỉ cho ra đời loại cà phê nguyên chất 100% mà quên đi khẩu vị, gu thưởng thức của người Việt Nam (không ưa chuộng cà phê nguyên chất) thì liệu đây có phải là một định hướng mà chúng ta nên theo đuổi hay không?”, bà Lê Thị Hoàng Yến trả lời.
Như vậy quả bóng về thực trạng cà phê pha trộn lại được đá về phía người tiêu dùng. Nghĩa là người tiêu dùng Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm chính về khẩu vị cà phê có độ sánh, ngọt, đậm, đắng của mình trong nạn cà phê trộn và pha hóa chất hiện tại. Còn các doanh nghiệp cà phê dù lớn hay nhỏ, quốc tế hay nội địa đều cũng chỉ làm công việc thỏa mãn người tiêu dùng mà thôi?
Lập lờ về thành phần trên nhãn mác… vì là “bí quyết riêng”
Trong khi các cơ quan chức năng còn đang “vướng víu” phân chia trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê kém chất lượng, cà phê “bẩn” thì doanh nghiệp vẫn cứ thoải mái lập lờ về thành phần trên nhãn mác. Người tiêu dùng thì bỏ tiền ra mua rồi lại phải “đánh cược” sức khỏe của mình khi không thể chắc chắn là cà phê hay chỉ là đậu nành rang cháy, thêm tinh chất cà phê, hoặc thậm chí là được pha hoàn toàn từ... hóa chất không nguồn gốc. Trước câu hỏi tại sao không công bố rõ ràng danh mục các thành phần, đặc biệt là tỉ lệ phần trăm cà phê và đậu nành trên bao bì này, các doanh nghiệp này cho rằng đây là “bí quyết riêng”.
“Việc doanh nghiệp công bố tỉ lệ % thành phần từng chất có trong sản phẩm thì sẽ lộ bí quyết kinh doanh. Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì chúng tôi luôn đảm bảo công bố cụ thể thông tin đó. Tuy nhiên khi đưa ra thông tin trên bao bì thì chúng tôi chỉ công bố những thành phần chính, những nguyên liệu chính còn những thông tin không có ý nghĩa về mặt tiêu dùng thì chúng tôi không ghi ra nhằm bảo vệ thông tin bảo mật về thành phần sản phẩm”, đại diện Nescafé cho hay.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho rằng: “ Việc công khai thành phần phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tự công bố theo luật an toàn thực phẩm. Trong đó nếu anh đã thông bố thành phần thì chắc chắn anh phải công bố hàm lượng, chứ không thể gọi là bí quyết. Tại sao vẫn là chất này nhưng không sản xuất ra sản phẩm như thế, đó mới là bí quyết. Chứ bí quyết không phải là 12% - 13% đậu nành, chúng ta phải hết sức lưu ý vấn đề này.”
“Đừng treo đầu dê bán thịt chó. Việc thiếu minh bạch trong công bố thành phần cà phê chính là hành vi gian lận thương mại, có sự chủ động trong việc “đầu độc” người tiêu dùng và cần được xử lý nghiêm minh. Cần có những chế tài rõ ràng và hình thức phạt tiền nặng, rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn, nhằm phòng, chống tái phạm” - PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh.
Về phần mình, đại diện của Vinastas, ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký cũng kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê cần có sự chủ động trong việc minh bạch thành phần cà phê, để làm gương và thể hiện cam kết của mình với sức khỏe của người tiêu dùng.
Do lỗi bóc băng ghi âm, PV/BTV Báo Kiến Thức đã biên tập nhầm phát biểu của đại diện Công ty TNHH Cà phê Lê Phan thành đại diện Công ty Mê Trang - ông Bùi Huy Hiệu liên quan vấn đề "Cà phê có trộn không?". Báo Kiến Thức xin đính chính và cáo lỗi với ông Bùi Huy Hiệu cùng bạn đọc.

9 mẹo tản nhiệt cho điện thoại trong ngày hè nóng nực

(Kiến Thức) - Tản nhiệt cho điện thoại là một điều vô cùng cần thiết để bảo vệ "dế" yêu của bạn, đặc biệt là trong mùa hè - thời điểm thiết bị rất dễ bị nóng.

Tắt bớt ứng dụng không dùng: Chạy nhiều ứng dụng sẽ khiến máy nhanh hết pin và nóng lên nhanh chóng. Vậy nên, nếu không sử dụng ứng dụng nào thì bạn hãy chú ý tắt bớt chúng đi để tiết kiệm pin và tản nhiệt cho điện thoại.

Tắt bớt ứng dụng không dùng: Chạy nhiều ứng dụng sẽ khiến máy nhanh hết pin và nóng lên nhanh chóng. Vậy nên, nếu không sử dụng ứng dụng nào thì bạn hãy chú ý tắt bớt chúng đi để tiết kiệm pin và tản nhiệt cho điện thoại.

Mẹo mua điện thoại cũ vẫn tránh được cháy nổ

(Kiến Thức) - Nhiều trường hợp điện thoại cũ bị nổ khi sạc pin khiến nhiều người lo lắng. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chọn mua điện thoại cũ vẫn tránh được cháy nổ.

Meo mua dien thoai cu van tranh duoc chay no
Nhiều người nghĩ mua điện thoại cũ sẽ tiết kiệm hơn, khi bán đi lại không bị mất giá nhiều như điện thoại mới. Tuy nhiên, để chọn được một chiếc điện thoại cũ còn tốt không phải là điều dễ dàng.

Bí mật bên trong đường dây lừa đảo qua thư trị giá triệu đô

Các quan chức từng nhấn mạnh, không trò lừa đảo nào có thể diễn ra mà không có sự trợ giúp trong quá trình chuyển tiền từ nạn nhân đến thủ phạm.

Tất nhiên, không phải ai sử dụng dịch vụ xử lý thanh toán đều nhằm mục đích lừa đảo. Một số công ty sử dụng dịch vụ này để tiếp cận với hệ thống ngân hàng dễ hơn, giảm chi phí và tăng tiếp cận toàn cầu. Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bất hợp pháp.
Để giúp bảo vệ hoạt động khỏi sự giám sát của chính quyền, những kẻ lừa đảo cần một cách để xử lý các khoản thanh toán mà không để lại dấu vết cũng như đặc điểm dễ phát hiện. Nhiều ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản hoặc khiếu nại với chính quyền nếu phát hiện hoạt động đáng ngờ. Vì vậy, những kẻ lừa đảo tìm đến những công ty dịch vụ thanh toán như PacNet Services.
PacNet quan hệ với nhiều ngân hàng trên toàn thế giới và có thể thiết lập tài khoản cho các khách hàng ở những nước mà họ hoạt động - bằng các loại tiền tệ khác nhau. Điều này giúp kẻ xấu dễ tiếp cận các nạn nhân cũng như tài khoản ngân hàng tại nhiều quốc gia.
Bi mat ben trong duong day lua dao qua thu tri gia trieu do
Văn phòng của PacNet tại thành phố Vancouver, Canada. Ảnh: CNN. 
Cách thức lừa đảo của chúng là nói với một bà lão mắc bệnh Alzheimer rằng bà đã giành một giải thưởng trị giá 1 triệu USD và tất cả những gì mà bà cần làm là gửi 20 USD để xác nhận giải thưởng. Bức thư có vẻ chính thức nên bà ký séc và gửi 20 USD.
Những khoản thanh toán như vậy thường gửi tới PacNet. Sau đó, doanh nghiệp gửi tiền vào tài khoản dưới tên công ty và hưởng hoa hồng. PacNet tiếp tục giữ khoản tiền sau khi trừ phần trăm cho đến khi gửi nó vào tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Lừa đảo đằng sau lừa đảo
Cái tên PacNet xuất hiện khi các nhà điều tra tìm hiểu mạng lưới đằng sau chiêu trò lừa đảo qua thư trị giá 200 triệu USD, tập trung vào một người Pháp tên là Maria Duval. Chương trình này gửi đi hàng triệu bức thư hứa hẹn với các nạn nhân rằng rằng khả năng tâm linh và những dự đoán từ Duval là bí quyết đổi đời. Tất cả những gì mà họ cần làm là gửi tiền.
Trò lừa đảo của Duval kết thúc tại Mỹ vào đầu năm nay. Giới chức đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, trong vụ này, PacNet thu về rất nhiều khoản thanh toán và vẫn tiếp tục bất chấp một "cảnh báo rõ ràng" từ Bộ trưởng Tư pháp bang North Dakota.
Tuy nhiên, những bức thư của Duval mới chỉ là trò khởi đầu.
Được thành lập cách đây hơn 20 năm, PacNet hoạt động trên một cao ốc khó xác định tại trung tâm thành phố Vancouver, Canada. Doanh nghiệp tuyên bố là một trong những công ty xử lý thanh toán hàng đầu của ngành công nghiệp này.
Trong bức thư gửi từ luật sư của doanh nghiệp, PacNet tuyên bố danh sách khách hàng của công ty gồm các trường học, nhà xuất bản, tổ chức từ thiện cũng như công ty tiếp thị quảng cáo và bán hàng hóa, dịch vụ quốc tế.
Tuy nhiên, trong cuộc điều tra "đế chế" Duval kéo dài hàng tháng, CNN phát hiện trò lừa đằng sau trò lừa.
Nhiều tài liệu ghi lại các trò gian dối sử dụng dịch vụ của PacNet. Một số là tác phẩm của những kẻ từng bị chính quyền sờ gáy nhiều lần. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn một mực khẳng định thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn lừa đảo.
Bi mat ben trong duong day lua dao qua thu tri gia trieu do-Hinh-2
Con trai của một nạn nhân trong trò lừa đảo qua thư. Ảnh: CNN. 
Kẻ lừa đảo của thành phố tội ác
Glen Burke, một kẻ lừa đảo tại thành phố Las Vegas, từng là mục tiêu của hoạt động thực thi pháp luật trong 2 thập kỷ và bị cấm vĩnh viễn quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ qua điện thoại vào năm 1998.
Năm 2013, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) kiện Burke với cáo buộc vi phạm lệnh cấm. PacNet đã xử lý thanh toán cho các chương trình của hắn.
Trong một tuyên bố vào năm 2013, nhà sáng lập PacNet Rosanne Day thừa nhận doanh nghiệp xử lý gần 18 triệu USD “thay mặt cho Glen Burke” từ năm 2007.
Báo cáo tài chính của PacNet đệ lên với tư cách bằng chứng cho thấy tại một thời điểm doanh nghiệp được trả hoa hồng là 3,5%, nếu xử lý 18 triệu USD, doanh nghiệp thu về 600.000 USD tiền hoa hồng.
Trong vụ án của FTC, cơ quan chức năng đóng cửa 2 chương trình lừa đảo, bị cáo buộc do Burke điều hành – một qua thư, một qua điện thoại. Các tài liệu của tòa gồm những bức thư mà Burke và cộng sự thảo luận biện pháp tránh chính quyền Mỹ và nói đùa về thời gian ở tù. Và trong những bức thư tịch thu từ văn phòng của Burke, những nạn nhân trong tình trạng eo hẹp về tài chính van xin trả lại số tiền đã hứa hẹn.
Trong khi Burke tuyên bố hắn chỉ là một nhà tư vấn cho các chương trình lừa đảo, PacNet nói doanh nghiệp “đã giải ngân nguồn vốn theo hướng dẫn” từ Burke.
Chính phủ liên bang phán quyết Burke là kẻ cần phải xử lý. Người đàn ông này bị phạt 20 triệu USD vì tội lừa đảo. Burke đang kháng cáo. Luật sư của Burke khẳng định chính quyền đã sai. Thân chủ của ông không phải là người phụ trách chính.
Trong khi đó, luật sư của PacNet cho biết doanh nghiệp đã tăng cường chương trình tuân thủ sau vụ án của Burke bằng cách thêm vào các biện pháp kiểm soát.
Gần đây, Burke phải chịu thêm hình phạt khi hắn và một người bị cáo buộc là đồng mưu bị truy tố về 24 tội danh lừa đảo qua thư và các tội danh khác. Hắn bị bắt bởi các thanh tra bưu chính và hiện bị giam bởi Cảnh sát Tư pháp Mỹ.
Nhân tố quyết định
Vụ án của Burke không phải là lần đầu tiên tên của PacNet nổi lên trong hồ sơ gian lận của chính phủ.
Năm 2002, quan chức Mỹ từng tịch thu hàng trăm nghìn USD từ tài khoản của PacNet. Số tiền bất hợp pháp này đến từ những bức thư mời quay xổ số. Trong vụ án, chính phủ không cấu thành tội danh hoặc bằng chứng về hành vi sai trái của PacNet. Công ty đồng ý mất 360.000 USD và cam kết sẽ không bao giờ tạo điều kiện thanh toán cho loại lừa đảo này một lần nữa.
Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau, chính quyền Australia phát hiện PacNet xử lý thanh toán cho 37 trò rút thăm trúng thưởng khác nhau và những trò gian lận về xổ số. PacNet hợp tác với cuộc điều tra và đồng ý hoàn lại 300.000 AUD cho các nạn nhân.
Vào thời điểm đó, các quan chức nhấn mạnh rằng không trò gian lận nào có thể diễn ra mà không có sự trợ giúp trong quá trình chuyển tiền từ nạn nhân đến thủ phạm.
“Nếu tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển giao tuân thủ các quy tắc, chú ý tới những mối nguy hại tiềm năng và sau đó từ chối dịch vụ, mạch máu của những trò gian lận sẽ bị cắt", cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Australia nói.
Nhiều năm qua, PacNet đã cung cấp những "mạch máu" này. Sử dụng dịch vụ, những kẻ lừa đảo đã lừa hàng triệu người.
Tất cả nạn nhân không còn một xu dính túi.
>>> Mời quý độc giả xem video Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nguồn THVL):