Nạn bắt cóc trẻ em: Vấn đề “nóng” ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo những đánh giá khác nhau, mỗi năm ở Trung Quốc có đến 200 nghìn trẻ em bị bắt cóc và chỉ có một số em được đoàn tụ với gia đình.

Chỉ có 0,1% tổng số trẻ em bị bắt cóc được trả lại cho gia đình.
Chỉ có 0,1% tổng số trẻ em bị bắt cóc được trả lại cho gia đình.

Một số đứa trẻ thậm chí được đưa vào các chương trình nhận con nuôi quốc tế.

Tháng 3/2011, bà Rose Candice - người Mỹ có cô con gái nuôi người Trung Quốc - đã biết được rằng con gái của bà không phải là trẻ được mồ côi, mà là trẻ con bị bắt cóc. Kể từ đó, bà Candice cố gắng tìm cha mẹ ruột của con gái nhưng không thành công. Bà làm như vậy không phải vì muốn trả lại cô con gái được yêu thích của mình, nhưng chỉ vì bà cho rằng, hạnh phúc không thể được xây dựng trên nước mắt và nỗi đau của người khác. Ngoài ra, theo cổng thông tin Shinafile, cô con gái của bà Rose đã yêu cầu tìm gia đình ruột thịt của mình. Trường hợp này lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng Trung Quốc đến vấn đề “nóng”: nạn bắt cóc trẻ em.
Chính phủ Trung Quốc thừa nhận sự tồn tại của vấn đề này, nhưng không công bố thống kê về số lượng trẻ em bị bắt cóc và bán ra nước ngoài. Vấn đề này cũng có thể tác động tiêu cực đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, do những hậu quả không mong muốn đối với hàng chục nghìn gia đình người Mỹ. Chỉ riêng trong năm 2012, người Mỹ đã nhận khoảng 3.000 trẻ em từ Trung Quốc.
Trường hợp với con gái của bà Rose Candice cho thấy những đứa trẻ bị bắt cóc có thể lọt vào các chương trình con nuôi quốc tế. Ngày 1/6, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc đã đưa tin theo ước tính, mỗi năm ở Trung Quốc khoảng 200 nghìn trẻ em bị mất tích và chỉ có 0,1% trở về gia đình. Còn Giám đốc Vụ đấu tranh chống buôn bán người của Bộ Công an Trung Quốc đã viết trong blog của mình như sau: "Con số này không phù hợp với thực tế, không có cơ sở để nói như vậy”.
Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 4/2009 đến cuối năm 2012, Vụ đấu tranh chống buôn bán người đã điều tra thành công hơn 54.000 vụ buôn bán trẻ em. Đây là con số chính thức cho thấy quy mô của thảm họa xã hội này.
Các chuyên gia Trung Quốc chỉ ra rằng, hiện nay nạn buôn bán trẻ em ở Trung Quốc đang ở giai đoạn "sự bùng nổ", phần nhiều do việc bán lại trẻ con bị đánh cắp có thể mang lại lợi nhuận cao. Bọn tội phạm bắt cóc trẻ em, đặc biệt là bé trai, hoặc mua chúng từ cha mẹ nghèo với giá khoảng 30 nghìn nhân dân tệ, và sau đó bán lại chúng cho các cặp vợ chồng giàu có nhưng không có con với giá hơn 70-90 nghìn nhân dân tệ.
Trong đa số trường hợp, cảnh sát Trung Quốc tiếp nhận đơn khiếu nại về sự tích của một đứa trẻ sau 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu trẻ con thực sự bị bắt cóc, thì vào thời điểm đó, nó đang ở cách xa nhà hàng trăm cây số. Cảnh sát thường phải đối mặt với “sự im lặng” của gia đình đã mua đứa trẻ. Mặc dù phần lớn những người láng giềng hiểu rằng, đứa trẻ không thể từ trên trời rơi xuống, nhưng họ im lặng và không báo cảnh sát điều nghi ngờ của mình để tránh rắc rối.
Nhiều gia đình Mỹ cũng không muốn nêu vấn đề nan giải này. Họ cho rằng do đứa trẻ sống ở Mỹ có điều kiện xã hội tốt hơn so với Trung Quốc, thì không nên lật lại quá khứ. Các gia đình đó cũng lo ngại rằng, cuộc điều tra kỹ lưỡng có thể dẫn đến việc họ mất con nuôi. Một nguyên nhân khác giải thích tại sao phía Mỹ không muốn nêu lên vấn đề này là việc nuôi con nuôi Trung Quốc là kinh doanh sinh lợi cao. Theo lời Rose Candice, bà đã trả tổng cộng khoảng 20 nghìn USD để có con nuôi từ Trung Quốc.
Các biện pháp hạn chế hoặc cấm việc nuôi con nuôi Trung Quốc sẽ làm giảm mức thu nhập của nhiều công ty Mỹ môi giới con nuôi. Ngoài ra, các cơ quan chính quyền địa phương Trung Quốc cũng được trả tiền khi chuyển giao trẻ em cho các cơ quan con nuôi quốc tế (3-5 nghìn USD), họ cũng không muốn công khai hóa các trường hợp với trẻ em bị bắt cóc.
Chuyện xảy ra với Rose Candice và cô con gái nuôi của bà chỉ là một trường hợp trong vô số các vấn đề liên quan đến buôn bán trẻ em. Người ta cho rằng, đa số trẻ em bị bắt cóc ở Trung Quốc không trở thành người nô lệ và không lọt vào tay người mai mối. Tuy nhiên, những đứa trẻ này có cha mẹ ruột thịt thường xuyên day dứt về đứa con thân yêu bị mất tích và trẻ em có quyền trở lại gia đình.

Trung Quốc “tự mua dây trói mình”

(Kiến Thức) - Bên ngoài khó có “kiềm chế” được sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng chính nước này lại tự “mua dây trói mình”.

"Con rồng cô đơn" ở Châu Á.
"Con rồng cô đơn" ở Châu Á.
Giới chuyên gia và phương tiện truyền thông ở Bắc Kinh đã và đang cực lực chỉ trích chiến lược “xoay trục” của Mỹ là nhằm “kiềm chế” sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thậm chí, một giáo sư ở Trung Quốc còn nhận xét: “Xoay trục là một sự lựa chọn rất ngu ngốc ... Mỹ sẽ không đạt được bất kỳ điều gì, ngoài việc chọc tức Trung Quốc. Trung Quốc không thể bị bên ngoài kiềm chế”.

Mỹ điều thêm 12 “quái vật” MV-22 Osprey đến Nhật

(Kiến Thức) - Chiến hạm Mỹ chở 12 chiếc máy bay chở quân thế hệ mới MV-22 Osprey trên boong đã cập bến căn cứ Thủy quân lục chiến Iwakuni, đảo Honshu của Nhật Bản.

Máy bay vận tải "trực thăng" MV-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Máy bay vận tải "trực thăng" MV-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ. 
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản ngày 30/7 cho biết vào đầu tháng Tám, những trực thăng này sẽ được vận chuyển đến nơi đồn trú thường xuyên - căn cứ Futenma ở đảo Okinawa.

TQ "giúp" Mỹ có thêm nhiều đồng minh Châu Á

(Kiến Thức) - Tư lệnh Không quân khu vực Thái Bình Dương của Mỹ, Herbert Carlisle, nói hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông giúp quan hệ giữa Washington và các đồng minh châu Á khăng khít hơn.

Tướng Mỹ Herbert Carlisle
 Tướng Mỹ Herbert Carlisle
“Các hành xử quyết đoán, khiêu khích của Trung Quốc thực tế đẩy nhiều đồng minh đến gần chúng tôi hơn. Họ đang dựa vào chúng tôi ở đây”, Tướng Carlisle nhấn mạnh.