Nam thanh niên ném gạch vỡ kính xe buýt vì... giận người yêu

(Kiến Thức) - Sau hồi cãi vã với bạn gái, nam thanh niên ném gạch vỡ kính xe buýt, gạch va trúng đầu hành khách khiến nhiều người bức xúc.

Khoảng 14h5 ngày 11/6, chiếc xe buýt số 26  của Xí nghiệp buýt Thăng Long (Hà Nội) mang BKS 29B - 127.75 đang di chuyển vào bến để đón khách trên phố Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội), thì bất ngờ bị một nam thanh niên ném gạch vỡ kính xe buýt và gạch va trúng một hành khách trung tuổi đang ngồi trên xe khiến nạn nhân phải nhập viện.
Nam thanh nien nem gach vo kinh xe buyt vi... gian nguoi yeu
 Kính xe buýt bị ném thủng một lỗ rất to.
Theo một số nhân chứng, trước thời điểm nam thanh niên ném gạch vỡ kính xe buýt thì nam thanh niên và người yêu (còn khá trẻ) đã cãi vã một trận rất lớn. Trong lúc cãi nhau, nam thanh niên dọa người yêu nếu cô bước lên xe buýt sẽ ném vỡ cửa kính xe. Không ngờ khi cô gái vừa bước lên xe thì sự việc xảy ra.
Nam thanh nien nem gach vo kinh xe buyt vi... gian nguoi yeu-Hinh-2
 Viên gạch mà nam thanh niên ném vỡ kính xe buýt do giận bạn gái vẫn còn nằm nguyên trên sàn xe.
Ngay sau khi xảy ra sự việc nam thanh niên ném vỡ kính xe buýt đã chạy khỏi hiện trường. Dù nhân viên xe buýt và người dân truy đuổi nhưng người này vẫn thoát. Để làm rõ sự việc, Công an phường Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) đã cho mời nữ thanh niên đi cùng người gây ra sự việc về trụ sở.
Tại hiện trường, chiếc xe buýt bị viên gạch ném thủng một lỗ rất to. Vết máu của hành khách bị gạch ném trúng người vẫn còn nguyên trên sàn xe buýt.
Hiện cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ,

Hà Nội: Choáng váng gửi ôtô ở bãi "dát vàng" 180 triệu đồng/năm

Câu chuyện gửi xe ô tô Range Rover trị giá 10 tỷ đồng mỗi tháng "ngốn" hết 180 triệu đồng tại Trung tâm thương mại Hàng Da khiến ai nấy đều choáng váng.

Phố cổ Hà Nội được đánh giá là "con gà đẻ trứng vàng". Nhưng đi kèm khả năng sinh lời là khả năng "chặt chém". Độc giả đã phải ánh chuyện mình bị "hét" giá 180 triệu đồng/năm cho một chỗ để xe ở Trung tâm thương mại Hàng Da.

Buýt nhanh xuống phố, giao thông ùn tắc nghiêm trọng hơn

Qua ngày đầu thử nghiệm, buýt nhanh chạy từ Yên Nghĩa đến Kim Mã mất khoảng 56 phút. Tốc độ xe buýt nhanh ở Hà Nội "không được nhanh như kỳ vọng".

Ngày 29/12, 40 chiếc xe buýt nhanh ở Hà Nội chạy thử nghiệm trên đường vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều. Theo ghi nhận của phóng viên dù có đường ưu tiên và cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông phân làn nhưng hàng chục chiếc buýt nhanh vẫn phải chen giữa các phương tiện khác trong buổi chạy thử nghiệm.

Trong khung giờ từ 3h30 đến 5h chiều, các đoạn đường nằm trong tuyến buýt nhanh Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa có lưu lượng giao thông không lớn. Tuy nhiên những chiếc xe buýt nhanh vẫn không thể di chuyển nhanh do bị các phương tiện khác lấn làn.
Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon
 
Trong buổi thử nghiệm đầu tiên, 20 chiếc xe buýt nhanh BRT của Hà Nội chạy vào giờ cao điểm buổi sáng và 20 chiếc xe chạy vào giờ cao điểm buổi chiều. Tuy nhiên, khi xe buýt nhanh hoạt động ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng trên nhiều đoạn đường. Theo ghi nhận của chúng tôi, dù đã có làn đường ưu tiên và lực lượng chức năng tổ chức phân làn nhưng nhiều đoạn trên tuyến đường Lê Văn Lương vẫn xảy ra ùn tắc.

Đặc biệt, nhiều phương tiện khác vẫn đi vào làn đường của xe buýt nhanh bởi có những đoạn đường tương đối hẹp, mặt cắt ngang đường chỉ khoảng trên 10 mét. Tại nhiều trạm đón trả khách trên tuyến Lê Văn Lương, ô tô, xe máy vẫn lấn sang làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, đi trước đầu xe buýt nhanh mà không nhường đường. Tại một số cầu vượt trên tuyến đường Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ… người đi xe máy vẫn đi lên cầu vượt vào giờ cao điểm mặc dù có biển báo cấm.

Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon-Hinh-2
Loay hoay, vật vã trên đường vận hành thử nghiệm. 

Một số người dân đi lại trên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài lo ngại về việc ùn tắc trên tuyến đường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tuyến xe buýt nhanh đi vào hoạt động.

Còn người dân trên tuyến buýt nhanh đi qua phàn nàn và cho rằng, một số tuyến đường diện tích rất là hẹp mà bây giờ lại sử dụng một làn dành cho xe buýt nhanh thì ùn tắc trong giờ cao điểm không thể tránh khỏi.
Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon-Hinh-3
Nhiều phương tiện vẫn cố tình đi vào làn dành riêng cho xe buýt nhanh BRT 
Vất vả nhất phải kể đến lực lượng CSGT và thanh tra giao thông, họ có mặt ở hầu khắp các ngã ba, ngã tư, điểm giao cắt nơi có tuyến buýt nhanh chạy qua để điều tiết, phân làn giao thông.

Thiếu úy Nguyễn Hải Hùng, Đội cảnh sát giao thông số 3 cho biết, vào giờ cao điểm các phương tiện đi lại tham gia giao thông rất đông. Nếu bây giờ anh em ra xử lý một vài trường hợp vi phạm lấn làn sẽ gây ùn tắc giao thông. Thứ hai là nếu xử lý thì rất nhiều người vi phạm. Xử lý người này mà không xử lý người kia thì người ta lại thắc mắc tại sao không xử lý trường hợp khác.

“Chúng tôi trước tiên là phải nhắc nhở người tham gia giao thông sau mới tiến hành xử lý. Phòng cảnh sát giao thông có kế hoạch anh em sẽ tiến hành sau”, Thiếu úy Nguyễn Hải Hùng cho biết thêm.

Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon-Hinh-4
Những hình ảnh trong ngày đầu thử nghiệm buýt nhanh chạy trên đường 
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Hà -Giám đốc Ban quản lý dự án phát triển giao thông đô thị, đại diện chủ đầu tư cho biết, qua thử nghiệm nêu trên, buýt nhanh chạy từ bến Yên Nghĩa đến Kim Mã mất khoảng 56 phút. Việc vận hành khớp nối kỹ thuật diễn ra thuận lợi, tuy nhiên cần điều tiết lại một số điểm mở, quay đầu tại các nút giao, ngã ba, ngã tư trên trục đường xe buýt đi qua.

Cũng theo ông Hà, trong thiết kế ban đầu làn xe buýt nhanh được ngăn cách bằng dải phân cách cứng cao khoảng 25 cm, nhưng hiện các tuyến đường phân cách bằng vạch sơn, phương tiện đi chung nên tốc độ buýt nhanh "không được nhanh như kỳ vọng".

"Qua lần đầu buýt nhanh chạy giờ cao điểm cho thấy ở một số nút giao tín hiệu đèn chưa hợp lý, Trung tâm sẽ đề xuất hiệu chỉnh lại cho phù hợp", ông Hà nói.

Theo Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội, Việc chạy thử nghiệm tuyến buýt nhanh vào giờ cao điểm để xem mức độ ùn tắc giao thông trên toàn tuyến. Sau khi thử nghiệm, sẽ nghiên cứu lại, xem xét để đưa ra được phương án tổ chức giao thông tốt nhất và đến ngày 1/1/2017, tuyến buýt nhanh sẽ chính thức vận hành.

-Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông xe buýt nhanh chạy trên làn đường riêng tại các đoạn từ Ba La – Quang Trung – Lê Trọng Tấn – Đường trục Bắc Hà Đông – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – nút Giang Văn Minh – Cát Linh. Nghị định 46 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ-đường sắt, lực lượng chức năng sẽ phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu 200 nghìn đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Tuy nhiên, do lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường xe buýt nhanh chạy quá đông, thường xuyên ùn ứ cục bộ nên lực lượng chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm.

-Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.

-Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km, mất khoảng 45 phút.

-Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.