![]() |
![]() |
"Kho vàng thô" trên đỉnh Hoành Sơn Chăm sóc, gìn giữ rồi nuôi sống lại những “miệng trầm” của 20 năm trở về trước là công việc hiện nay của một số phụ nuôi trầm ở đỉnh sương mù Hoành Sơn (Quảng Trạch, Quảng Bình). Muốn có được gốc trầm “khủng” - những “kho vàng thô”, lộc hiếm chốn thâm sơn thì phu trầm phải ngược rừng để đi “săn” - Ảnh nguồn: PLVN. |
![]() |
Theo anh Chu Đức Thanh (46 tuổi), người xã Quảng Kim (Quảng Trạch, Quảng Bình), những súc trầm có đường kính trên dưới 35cm được đánh giá là “rất có tương lai”, nếu biết tận dụng, nuôi giữ thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ dần hình thành trai cọng và tạo dầu. Còn lại, những miệng trầm không có tương lai, nghĩa là những trai cọng ít dầu sẽ được anh Thanh bán trước với giá rẻ. - Ảnh nguồn: PLVN. |
![]() |
“Miệng trầm” được chia ra thành nhiều loại. Cụ thể, loại một là những gốc trầm do thiên nhiên tự tạo, trai cọng quặn quẹo, loại này là trầm “khủng” thường bán trên thị trường theo ước định từng lạng. Mỗi lạng dao động không dưới 7 đến 8 triệu. Loại thứ hai là những miệng chêm có tuổi đời lâu năm (những nhát rựa của người cha xưa có thể là do sinh hoạt, cũng có thể do cuộc tìm trầm trước đó để lại - PV), loại này ngày nay rất hiếm - Ảnh nguồn: PLVN. |