Nam sinh mừng ít lo nhiều khi đậu thủ khoa

Biết mình là thủ khoa khối A1 với số điểm 28,95, Trần Trung Dũng (lớp 12 Toán 2, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) vừa mừng vừa lo.

Bởi nếu Dũng lên Hà Nội học đồng nghĩa với việc phải để mẹ lại một mình trong căn nhà nhỏ.
Hoàn thành tâm nguyện của bố
Ở kỳ thi năm nay, Dũng đạt số điểm lần lượt từng môn là Toán: 9,5; Vật lý 9,8 và Tiếng Anh 9,65. Khối A, Dũng cũng đạt tới 27,1 điểm.
Chia sẻ về thành tích này, Dũng cho biết em cảm thấy rất vui vì những nỗ lực học tập của mình bao lâu nay cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
Nam sinh mung it lo nhieu khi dau thu khoa
Thủ khoa khối A1 Trần Trung Dũng và mẹ. 
Từng tham gia thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán nhưng “lỡ hẹn” với đội tuyển quốc gia, Dũng không hài lòng với kết quả học tập của bản thân và lên quyết tâm phấn đấu ngay từ đầu năm 12.
“Em đã đạt được mục tiêu đề ra là trở thành thủ khoa khối A1”, Dũng phấn khởi.
Cộng với 0,5 điểm vùng và 1 điểm giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11, Dũng có tổng điểm là 30,45.
Với kết quả này, em nuôi ước mơ vào Học viện An ninh nhân dân để theo nghiệp người cha đã khuất. Năm Dũng lên lớp 11, không may bố em qua đời vì bạo bệnh.
“Bố em là một chiến sĩ công an điều tra. Trước đây, khi còn sống bố cũng luôn định hướng và mong rằng em sẽ nối nghiệp. Bố luôn mong muốn em học tốt”, Dũng chia sẻ.
Dũng cũng không nghĩ đến các cơ hội du học bởi nhà chỉ còn hai mẹ con và bản thân em không muốn xa mẹ.
Từng vượt qua những tháng ngày tuyệt vọng, Dũng quyết tâm học để nơi phương xa bố được yên lòng và coi đó như cách để động viên mẹ tốt nhất. Hằng ngày em vẫn tiếp tục cuộc sống tự lập ở ký túc xá của trường chuyên cách nhà 15 cây số và chỉ về nhà vào mỗi dịp cuối tuần.
Lớp 11, Dũng giành được giải nhất Olympic tài năng tiếng Anh rồi giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn này. Lớp 12 em được giải Nhì học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
Về thành tích của cậu con trai, chị Đỗ Thị Luyến vui hơn tất thảy. Nhưng chị cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến con quá say mê học.
Ngày thường không ít lần, khi gọi điện hỏi thăm, chị không thấy con nghe máy. Sau thì chị dần quen bởi những lúc đó con để máy ở chế độ yên lặng để làm để.
“Những ngày cuối tuần, được về nhà, cháu vẫn dậy sớm học bài. Thậm chí có hôm đến 12 giờ trưa vẫn thấy đang mải mê với đề toán. Làm xong thì conchịu ăn cơm trưa, chứ không có chuyện nghỉ giữa chừng. Nhiều hôm 1 giờ đêm tỉnh giấc dậy, tôi vẫn thấy con đang sáng đèn ngồi học”, chị Luyến kể.
Chị Luyến cho biết, bản thân không giúp được việc học của Dũng nhiều mà nền tàng kiến thức em có được nhờ bố rất nhiều qua những lần bố con đố nhau giải bài tập.
Với chị Luyến, Dũng là đứa con sống nội tâm và rất tình cảm. Những ngày 8/3 và kể cả những ngày thường, Dũng luôn là người đầu tiên nhắn tin động viên mẹ. Chị chia sẻ, không ít lần con khiến chị bật khóc chỉ với những dòng tin nhắn với câu cuối là lời bài hát: “Dù mai sau con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, ba mẹ vẫn là quê hương”.
Dùng điện thoại để nhắc kiến thức
Chia sẻ về phương pháp học tập, Dũng cho biết ngoài việc chăm chỉ thì bản thân thường tuân thủ việc tích lũy kinh nghiệm và làm nhạy bén tư duy của mình. Dũng tích lũy kinh nghiệm bằng việc sai ở đâu, sẽ ghi lại vào phần ghi nhớ của điện thoại. Cứ như thế, trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi rảnh rồi, Dũng lại mở ra xem để ghi nhớ.
Cách làm nhạy bén tư duy của Dũng là trước một bài tập khó, ngoài việc xem lời giải, em tìm cách phát triển ra xem có thể ứng dụng được gì của bài tập đó để làm những bài tập mới khó hơn.
“Việc nghiên cứu sâu giúp khi đề có biến đổi thì em vẫn có thể biết cách làm mà không bị cóng”, Dũng chia sẻ.
Ngoài việc học, thời gian rảnh rỗi, Dũng thường dành thời gian cho sở thích vẽ tranh. Dũng đặc biệt có năng khiếu vẽ các con vật rất sinh động từ khi còn bé. Theo Dũng, việc vẽ tranh giúp em thư giãn hơn sau những giờ học căng thẳng, ngoài ra còn tăng sự sáng tạo và rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn.
Tới đây, nếu đỗ vào Học viện An ninh nhân dân, Dũng sẽ phải lên Hà Nội học. Chị Luyến dù biết sẽ rất nhớ con nhưng tự dặn lòng mình phải cứng rắn, mạnh mẽ lên vì tương lai của Dũng.
“Nhưng dù sao tôi vẫn thấy vui và động viên con vì chọn nghề này con có thể mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người và toàn xã hội”, chị Luyến nói.
>>> Mời quý độc giả xem video về Tuyển sinh quân sự (nguồn VTV):

Viếng nơi an nghỉ của hàng ngàn anh hùng liệt sĩ ở TP HCM

(Kiến Thức) - Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông thành phố, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM có hơn 14.000 ngôi mộ, là nơi an nghỉ của nhiều anh hùng liệt sĩ đi vào sử sách dân tộc.

Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn trên xa lộ Hà Nội, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (phường Long Bình, quận 9) với diện tích 30ha là nơi an nghỉ của hơn 14 nghìn Anh hùng Liệt sĩ (AHLS) đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn trên xa lộ Hà Nội, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (phường Long Bình, quận 9) với diện tích 30ha là nơi an nghỉ của hơn 14 nghìn Anh hùng Liệt sĩ (AHLS) đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Bức thư thiêng dự cảm về cái chết của chiến sĩ Quảng Trị

Bức thư thiêng dự cảm về cái chết của chiến sĩ Quảng Trị, chưa kịp gửi về gia đình trước ngày bước vào trận đánh cuối cùng, gây xúc động.

Bức thư thiêng dự cảm về cái chết của chiến sĩ Quảng Trị, chưa kịp gửi về gia đình trước ngày bước vào trận đánh cuối cùng khiến ai cũng phải rơi nước mắt.

Hà Nội: Mất nước sạch 3 tháng, hàng nghìn hộ dân bức xúc

Việc mất nước kéo dài nhưng không cơ quan nào giải quyết sớm đã làm cho nhân dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ.

Theo phản ánh, gần 3 tháng nay, hàng nghìn hộ dân tại KĐT Đại Kim (Hà Nội) sống trong cảnh mất nước sạch kéo dài khiến cho cuộc sống bị đảo lộn. , ngày 26/7, PV đã đến KĐT Đại Kim ghi nhận tình hình mất nước của khu vực này. 

Tại đây, người dân cho biết, từ đầu năm, tại khu nhà B1, B3, B5 nước sinh hoạt đã rất yếu, nhiều gia đình cả tháng mới được cung cấp chưa đầy 1m3. Đến giữa tháng 5, gần như  khu nhà B5 xảy ra mất nước hoàn toàn, khiến cho đời sống của người dân bị đảo lộn nghiêm trọng. Để duy trì sự sống, người dân phải mua nước từ các xe téc chở tới với giá cao hơn giá bán nước sạch quy định của UBND thành phố Hà Nội gấp vài chục lần.

Chia sẻ với PV, Đặng Thị Dung, nhà khu B5 phản ánh: “Mất từ 30.4 rồi, dân chúng tôi kêu mãi, gần đến đại hội thì họ cho được một tuần, hết đại hội thì cắt đến bây giờ. Họ không có thông báo hay cho biết lí do là gì”.
Ha Noi Mat nuoc sach 3 thang hang nghin ho dan buc xuc
  Người dân KĐT Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) phải "canh me" để có được những suất nước sạch "an ủi" sau khi bị cắt nước mấy tháng nay.
Ông Vũ Xuân Bình, Bí thư chi bộ Khu dân cư đô thị Đại Kim – Định Công 1 cho biết, Khu này mất nước diện rộng một tuần trong khoảng thời gian đường ống nước sông Đà bị vỡ lần thứ 18 (11/7). Còn riêng khu B5 tổ 2A mất nước cục hơn 2 tháng, trước đó cũng có trường hợp nhiều gia đình mất nước nhưng không báo cáo với chúng tôi.

Theo ông Bình, việc mất nước kéo dài khiến cho đời sống của người dân khu vực này bị đảo lộn. Để cứu lấy mình, hàng ngày, các gia đình tại khu B đã phải cử người ở nhà để chờ xe chở nước đến mua. Do giá mua cao nên người dân phải dùng đi, dùng lại nước: nước đã rửa rau để lại vo gạo, nước rửa mặt thì giữ lại để giặt giũ.

“Việc mất nước đến nay chưa có khiến chúng tôi rất là khổ, chúng tôi hiện đang phải đi mua nước của xe môi trường đô thị không biết nước lấy ở đâu, sạch hay không sạch, mỗi hộ gia đình mỗi tháng phải mua 2-3 xe nước với giá 6-700 nghìn/xe, mỗi xe là 4.8 khối nước tương đương 1 khối nước là 100 - 130.000 nghìn đồng)” – vị Bí thư chi bộ cho hay.

Ông Trần Văn Mùi, số nhà 15/B5 xót xa chia sẻ, gia đình ông có 8 khẩu, trung bình chỉ dùng khoảng 200-300 nghìn đồng, nhưng mấy tháng mất nước mỗi tháng gia đình ông phải bỏ ra từ 2-3 triệu đồng để mua nước. “Nếu họ thu 30-50 nghìn đồng thì chúng tôi còn chấp nhận được, với số tiền cao như thế này chúng tôi biết sống làm sao với số tiền lương chỉ vài triệu đồng/tháng” – ông Mùi than.